Các biện pháp giảm thiểu:

Một phần của tài liệu ’Thiết kế nâng cấp cải tạo tuyến kênh đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm hồng vân, huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 78)

5.2.2.1. Các biện pháp công trình:

- Chuẩn bị tốt mặt bằng và đường giao thông tiện lợi cho việc vận chuyển và tập kết nguyên liệu, vật liệu xây dựng.

- Thu gom và xử lý các loại rác thải rắn như gạch, đá, vữa, cát, … cho các khu vực đất đai canh tác dọc hai bên các tuyến kênh.

5.2.2.2. Các biện pháp phi công trình:

- Sử dụng các phương tiện thi công ít gây ô nhiễm, chọn thời gian thi công thích hợp để không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

- Tổ chức thu gom rác thải thường xuyên.

- Sử dụng hợp lý lao động thủ công tại chỗ trong giai đoạn thực hiện thi công, tránh tập trung quá nhiều nhân lực từ nơi khác đến.

- Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức thông tin, phổ biến về quy mô và lợi ích của dự án cho công đồng biết rõ để có ý thức tham gia thực hiện và quản lý khai thác dự án.

CHƯƠNG VI

TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN 6.1. Khối lượng xây lắp dự án:

6.1.1. Khối lượng đào đắp

Căn cứ vào mặt cắt các đoạn kênh ta tính diện tích mặt cắt Sđào, Sđắp, từ đó tính khối lượng đào đắp theo công thức: Vđào = L. Sđào ; Vđắp = L. Sđắp.

Ta được kết quả bảng sau:

Bảng 6.1: Khối lượng đào đắp kênh Đông

Đoạn kênh Chiều dài F(m2)Đất đàoV(m3) F(m2)Đất đắpV(m3) F(m2)Bóc phong hóaV(m3) Đoạn 1 2500 1.546 3865.18 0.061 152.29 0.036 90.68 Đoạn 2 2500 0.778 1945 2.957 7392 1.099 2747.5 Đoạn 3 2200 0.513 1129.45 3.284 7225.8 1.215 2673.05 Đoạn 4 2500 0.425 1063.4 2.950 7373.9 1.371 3426.9 Đoạn 5 2650 0.247 653.5 3.902 10340.5 1.571 4162 Đoạn 6 995.2 0.379 376.99 3.713 3694.97 1.501 1494.21 Tổng 13 345.20 9 033.52 46 966.1 18 869.7

6.1.2. Khối lượng xây lắp kênh Đông:

Tính toán tương tự khối lượng đào, đắp đất như trên với: + Kích thước tấm BT lát mái đúc sẵn là 60x60x7cm. + Bản đáy đổ BTCT M200 dày 20cm.

Bảng 6.2: Tính toán khối lượng xây lắp kênh Đông

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 Đất đào+bóc hữu cơ m3 27903.2

2 Đất đắp m3 46966.1

3 BTCT M200 m3 3508.1

4 Bê tông tấm lát M200 m3 6848.2

5 Bao tải nhựa đường m2 706

6 Thép các loại tấn 543.8

7 Số lượng tấm lát tấm 13364

8 Ván khuôn tấm lát m2 2245.15

6.2. Tính toán chi phí dự án

Kết quả tính toán ở phụ lục chương VI, bảng 6.1 và 6.2. Từ kết quả tính toán ta được tổng chi phí xây dựng dự án là 30,164,708,000 (ba mươi tỷ, một trăm sáu mươi tư triệu, bảy trăm linh tám nghìn đồng chẵn).

6.3. Tính toán các chỉ số kinh tế: IRR, NPV, B/C.

6.3.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung tính toán

- Mục đích.

Tính toán kinh tế của dự án nhằm mục đích xác định các chỉ tiêu kinh tế như tổng vốn đầu tư, tỷ suất thu hồi vốn bên trong, giá trị thu nhập ròng hiện tại, tỷ số giữa lợi ích và chi phí… để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Từ đó chọn phương án khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật.

- Ý nghĩa.

Mục tiêu của dự án nhắm xác định rõ các tác động khi có dự án đối với sãn xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác nếu có của dự án để so sánh với tình hình khi không có dự án. Vì vậy tính toán kinh tế dự án có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá tính bền vững về hiệu quả của dự án trên cơ sở phân tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích do dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Từ đó mới đưa ra quyết định dự án có được đầu tư hay không.

- Nội dung tính toán.

Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án bao gồm các nội dung sau: 1. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình.

2. Tính chi phí quản lý hang năm trước và sau khi có dự án. 3. Tính tổng giá trị thu về hàng năm trước và sau khi có dự án. 4. Tính lợi ích tăng thêm hàng năm sau khi có dự án.

5. Tính tỉ suất thu hồi vốn bên trong IRR. 6. Tính tỷ số thu nhập / chi phí

C B

. 7. Kết luận tính kinh tế của dự án.

6.3.2. Các khái niệm cơ bản và phương pháp tính toán

1. Tỷ suất khấu hao r

Tỷ suất khấu hao là khả năng giảm giá trị của một khối vật chất được quy ra tiền tính theo % ( hay nói cách khác là sự giảm giá trị của đồng tiền theo thời gian).

2. Giá trị thu nhập ròng hiện tại NPV

Giá trị thu nhập ròng hiện tại NPV cho biết lợi ích kinh tế ròng của dự án, chỉ tiêu này được đo bằng hiệu giữa tổng lợi ích kinh tế với tổng chi phí kinh tế của dự án. Do đó yêu cầu của chỉ tiêu này là NPV > 0 và NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao. Chỉ tiêu NPV được xác định:

1 (1 ) (1 ) T t t t t i B C H NPV r r = − = + + + ∑ (6-1) Trong đó:

Bt : Thu nhập do dự án mang lại ở thời điểm tính toán thứ t. Ct : Chi phí thực của dự án ở thời điểm thứ t.

H : Giá trị thu hồi khi kết thúc dự án. Với công trình thủy lợi, H = 0. r : Tỷ suất khấu hao, r = 15%/ năm

T : Đời sống kinh tế của dự án.

Khi tính toán phải đổi giá trị của những năm trước về thời điểm hiện tại. Giá trị đưa về thời điểm hiện tại tính theo công thức: P = Kt.Gt (6-2)

Với: P là giá trị của năm thứ t quy về năm hiện tại Gt là giá trị của năm thứ t.

Kt là tỷ suất khấu hao của năm thứ t, Kt (1 1 )t r

= +

3. Tỷ suất thu hồi vốn IRR

Chỉ tiêu IRR (tỷ lệ nội hoàn kinh tế) cho biết mức tỷ lệ lãi suất trong trường hợp tổng lợi ích kinh tế của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí kinh tế của dự án ở cùng 13một thời điểm xem xét. Nghĩa là với mức lãi suất tính toán = IRR thì hiệu ích kinh tế của dự án bằng 0 (NPV bằng 0).

IRR thực chất là lãi suất do công trình (hay dự án) mang lại đủ để dự án hoà vốn, bởi với lãi suất IRR thì đến khi dự án kết thúc chủ đầu tư mới thu đủ chi phí đã bỏ

ra. Như vậy nếu gọi lãi suất cho phép của một ngành nào đó là [i] thì điều kiện để một dự án đầu tư cho ngành đó có hiệu quả là:

IRR ≥ [i]

Trong điều kiện kinh tế ở nước ta hiện nay Ngân hàng phát triển Châu Á đề nghị lấy [i] = 12% - 15% cho Thuỷ lợi.

Mức 15% là áp dụng phổ biến với hầu hết các dự án tưới tiêu

Mức 12% là áp dụng đối với những công trình tưới tiêu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn về đầu tư xây dựng, cần có chính sách ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội.

Chỉ tiêu IRR là chỉ tiêu ưu tiên trong đánh giá hiệu quả kinh tế dự án . IRR phụ thuộc vào:

+ Thu nhập hàng năm của dự án Bt. + Tổng chi phí hàng năm của dự án Ct.

+ Thời gian hoạt động của dự án theo dự kiến T.

Phương pháp xác định IRR: + Phương pháp 1: Dùng công thức xác định gần đúng trị số IRR : IRR = r1 + 1 2 1 1 2 .( -r ) NPV NPV NPV r + Trong đó:

r1 (%) là một giá trị lãi suất nào đó sao cho NPV1 >0 r2 (%) là một giá trị lãi suất nào đó sao cho NPV2 <0 Cách xác định IRR theo phương pháp thử dần:

+ Phương pháp 2:

Xác định IRR cũng có thể được tiến hành bằng cách lập bảng tính NPV như đã tính ở phần trên, rồi thử dần với các trị số r khác nhau, cho đến một lúc nào đó thì NPV = 0, trị số r tương ứng là IRR.

Trong đồ án việc xác định IRR được tiến hành bằng cách này.

4. Tỷ số lợi nhuận và vốn đầu tư

Tỷ số B/C là tỷ số giữa lợi nhuận và vốn đầu tư ứng với tỷ suất khấu hao cho phép đối với một vùng hoặc một quốc gia hay cho một loại dự án nào đó.

Tỷ số B/C cho biết tương quan giữa thu nhập do dự án mang lại với chi phí đã bỏ ra trong suốt đời sống kinh tế của dự án trên cơ sở tính quy đổi về năm đầu.

0 0 (1 ) (1 ) T t t t T t t t B r B C C r − = − = + = + ∑ ∑ (6-3) Trong đó:

Bt là thu nhập tăng thêm nhờ có dự án ở năm thứ t Ct là chi phí ở năm thứ t

n là thời kỳ tính toán (tuổi thọ của dự án hay thời kỳ tồn tại của dự án) r là lỷ lệ chiết khấu (còn gọi là lãi suất chiết khấu)

1/(1+r)t là hệ số chiết khấu năm thứ t

Yêu cầu hiệu quả đặt ra cho một dự án là : B/C ≥ 1.

6.3.3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

1. Tổng vốn đầu tư

Thời gian xây dựng dự án là 1 năm. Ngân sách có đủ nên vốn đầu tư chỉ bỏ ra ở năm xây dựng dự án là 30,164,708,000 đồng.

2. Tính toán chi phí quản lý, chi phí thay thế và chi phí sản xuất hàng năm trước và sau khi có dự án.

a. Chi phí quản lý vận hành hàng năm

Trước khi có dự án coi như chưa có chi phí quản lý vận hành.

Sau khi có dự án chi phí quản lý vận hành hàng năm có thể tính bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo TCVN 8213 : 2009, chi phí quản lý vận hành hàng năm lấy bằng 5% tổng vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với các hệ thống tưới tiêu bằng động lực). Vậy chi phí quản lý vận hành hàng năm là : 0,05 × 30,164,708,000 = 1,508,235,400 đồng.

b. Chi phí thay thế

Theo TCVN 8213 : 2009: Chi phí thay thế là khoản chi phí để thay thế hoàn toàn thiết bị (hoặc sửa chữa lớn thiết bị). Khoản chi phí này được đưa vào dòng chi phí của dự án theo chu kỳ (thường là 5 năm một lần sau khi công trình đưa vào khai thác sử dụng) và chỉ tính cho các trạm bơm tưới, tiêu hoặc các dự án có gia trị thiết bị lớn.

Chi phí thay thế tính ở mức từ 10 ÷ 15 % giá trị thiết bị trong vốn đầu tư ban đầu đối với thiết bị sản xuất trong nước và từ 7 ÷ 10 % đối với thiết bị nhập ngoại. Vậy chi phí thay thế là 0,1 × 30,164,708,000 = 3, 016,470,800 đồng.

c. Chi phí sản xuất và giá trị thu nhập thuần túy

Dựa vào từng hạng mục như: Giống , phân bón, công lao động ... ta tính được chi phí sản xuất nông nghiệp, giá trị thu nhập thuần túy của 1ha trước và sau khi có dự án.Từ tổng chi phí và giá trị thu về hàng năm tính toán được lợi nhuận hàng năm:

L=B−∑C Trong đó:

- L : Lợi nhuận thu được hàng năm - B : Tổng giá trị thu về hàng năm

- ∑C : Tổng các chi phí hàng năm (chi phí quản lý và sản xuất) Lợi ích tăng thêm hàng năm sau khi có dự án được tính theo công thức: Ltt =LsLt

- Ls: Lợi nhuận thu được hàng năm sau khi có dự án, Ls =Bs −∑Cs

- Lt: Lợi nhuận thu được hàng năm trước khi có dự án, Lt =Bt −∑Ct

Bảng năng suất,sản lượng cây trồng, bảng thu nhập thuần túy tăng thêm trước và sau khi có dự án ở phụ lục chương VI, bảng 6.3 đến 6.6.

3. Tính tỷ lệ nội hoàn kinh tế IRR và giá trị hiện tại kinh tế ròng NPV

Lập bảng tính excel ta tính được chỉ số NPV là 4,78. 109 đồng; IRR = 17.6 %. (Bảng tính chi tiết tại phụ lục chương VI, bảng 6.7 và 6.8)

4. Tính toán tỷ số B/C

Từ bảng kết quả tính NPV, ta tính được 47.72 1.11 1 42.94

B

C = = >

Vậy dự án có mang lại hiệu quả kinh tế.

5. Phân tích độ nhạy của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong tương lai như chi phí dự án tăng, thu nhập giảm ứng với các chỉ tiêu hiệu quả đã tính toán.

Để phân tích độ nhạy của dự án, xem xét đến các trường hợp: - Thu nhập của dự án giảm 5%

- Thu nhập của dự án giảm 10%

- Tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng 5% - Tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng 10%. Kết qur tính toán như bảng 6.1 dưới đây:

TT Trường hợp tính toán Tổng hợp chi phí quy về năm đầu Thu nhập quy về năm đầu Thu nhập thực (B- C) Tỷ số B/C

1 Giá trị tính toán ban

đầu 42.94 47.72 4.78 1.11

2 Thu nhập giảm 5% 42.94 45.33 2.40 1.06

3 Thu nhập giảm 10% 42.94 42.95 0.01 1.00

4 Tổng chi phí tăng 5% 45.08 47.72 2.64 1.06

5 Tổng chi phí tăng 10% 47.23 47.72 0.49 1.01

Các chỉ tiêu kinh tế ước tính của dự án cho kết quả: - IRR = 17.6 %.

- NPV = 4,78 tỷ đồng - B/C = 1,11.

Đó là những chỉ tiêu khá tốt, chứng tỏ dự án là khả thi về mặt kinh tế. Các tính toán phân tích độ nhạy của dự án với các trường hợp đều cho kết quả là tỷ số B/C ≥ 1. Như vậy, ngay trong trường hợp dự án có sự biến động vẫn đạt hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. Sự cần thiết phải đầu tư

Do quá trình khai thác, sử dụng và hiệu quả khi có dự án hệ thống trạm bơm Hồng Vân đã nêu trong đồ án, ta thấy được việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh trạm bơm Hồng Vân là hết sức đúng đắn và cần thiết.

7.2. Quy mô dự án

Nạo vét và kiên cố hóa tuyến kênh tưới chính:kênh Đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm Hồng Vân với tổng chiều dài 13345.20 km.

7.3. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án: 30,165 triệu đồng ( ba mươi tỷ, một trăm sáu mươi lăm triệu đồng chẵn).

7.4. Tiến độ đầu tư

Dự án thực hiện trong 1 năm, năm 2013.

7.5. Hiệu quả của dự án

Nhiệm vụ chính của dự án là thiết kế cải tạo nâng cấp tuyến kênh Đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm Hồng Vân để đảm bảo cung cấp đủ nước cho 3442.9 ha đất canh tác nông nghiệp phục vụ chuyên canh rau màu chất lượng cao kết hợp cải tạo môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng. Vì vậy dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội như:

- Chủ động được việc tưới tiêu trong vùng nên có thể chuyển đổi được cơ cấu cây trồng, thâm canh năng suất, đa dạng hàng hóa; áp dụng được những kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó thúc đấy sẩn xuất phát triển, giao lưu văn hóa , nâng cao dân trí góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Rút ngắn được thời gian bơm, giảm được tổn hao do đó tiết kiệm được điện năng và chi phí nạo vét kênh hàng năm.

- Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường của vùng ven đô và các kênh rạch trong khu vực dự án.

- Đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong vùng dự án.

- Giảm được các bệnh truyền nhiễm thông qua môi trường nước và không khí.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em còn gặp nhiều sai sót và chưa được đầy đủ. Nếu có nhiều thời gian hơn, em sẽ tính toán và tìm hiểu thêm một số hạng mục công trình như:

- Thiết kế cải tạo đầu mối công trình.

- Đường đi trên bờ kênh phục vụ cho việc đi lại, kiểm tra và vớt rác trong kênh

- Các cống đầu kênh cấp 2

Một phần của tài liệu ’Thiết kế nâng cấp cải tạo tuyến kênh đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm hồng vân, huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w