Đối thoại với quá khứ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 39)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Đối thoại với quá khứ

Cảm hứng thế sự - đời tƣ trong thơ Thanh Thảo, trƣớc hết đƣợc thể hiện qua chủ đề trở về, đối thoại với quá khứ. Đây là chủ đề xuyên suốt nhiều tác phẩm của ông, trở về là hành trình của cái tôi trữ tình tìm lại thời thơ bé, tìm lại cảm giác trọn vẹn và gắn bó với gia đình, quê hƣơng, bạn bè. Trong những cuộc trở về ấy, có lúc Thanh Thảo đã ví chúng nhƣ những cuộc “viễn du”, chập chờn trong tiềm thức và vô thức. Với Thanh Thảo, ông không bao giờ quên quá khứ, thậm chí những nỗi ám ảnh về quá khứ luôn thôi thúc ông theo đuổi khát vọng chữa lành vết thƣơng chiến tranh và nói lên tiếng nói thức tỉnh mọi ngƣời hãy giữ gìn, trân trọng quá khứ. Đây cũng là suy tƣ rất đời thƣờng của một con ngƣời giàu trải nghiệm, những kí ức về quê hƣơng, ngƣời mẹ cùng quá khứ lịch sử đƣợc Thanh Thảo đề cập rất rộng rãi trong thơ, cái tôi trữ tình của nhà thơ cũng qua đó bộc lộ niềm tri ân vô bờ đối với nguồn cội. Nhiều ngƣời khẳng định rằng thơ Thanh Thảo nặng về kí ức, kí ức lịch sử dân tộc, kí ức về một thời chiến tranh hào hùng và điều đặc biệt là có cả một phần kí ức của cá nhân nhà thơ gắn liền tuổi thơ, quê hƣơng và ngƣời mẹ. Ở phần kí ức này, nó có khi trở thành những ẩn ức, những giấc mơ hiện hình trên trang giấy. Những kí ức xa xôi hay những ám ảnh thời gian đã hằn in trong trái tim nhà thơ giờ đây mới có dịp tuôn trào.

Đối thoại với quá khứ ở đây không chỉ là “chất vấn” lại quá khứ, mà đó còn có thể là suy ngẫm về quá khứ. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là thời điểm thơ ca nói riêng, văn học nói chung có những bƣớc chuyển mình, nhận thức lại những điều đã

đi qua, đang đi qua và sắp đi qua. Trong tập Khối vuông Rubic, dấu ấn kí ức đƣợc thể hiện trong hàng loạt các bài thơ: Thị xã Lạng Sơn, Một người lính nói về thế hệ mình, Đàn ghita của Lorca, Đêm trên cát… Với ông, quá khứ không chỉ là những gì đã qua mà còn là những gì ông đang chung sống, nó có khi thƣờng trực, cận kề nhƣ một cái với tay nhƣng có khi xa xăm nhƣ một biển trời thƣơng nhớ. Đối thoại với quá khứ không chỉ là dòng hồi tƣởng – đơn thanh mà còn là lời đối thoại – đa thanh.

Thanh Thảo tìm về quá khứ không phải để lãng quên thực tại hay đắm chìm trong dòng kí ức mà để không ngừng suy tƣ, không ngừng chất vấn cuộc đời và tự vấn bản thân. Đó có thể là hạnh phúc, là số phận, là sự sống, là cái chết, là tuổi trẻ, tình yêu, là những kỉ niệm thân thiết ở Trƣờng Sơn và nỗi buồn thăm thẳm của một thời khói lửa chiến tranh. Thƣờng trực trong kí ức Thanh Thảo là những con ngƣời đi qua cuộc đời ông. Con ngƣời trong thơ ông đƣợc nhìn nhận qua hai mối liên hệ. Đó là vấn đề sự sống – cái chết và những điều sâu thẳm của riêng tƣ.

Trong mối liên hệ thứ nhất, con ngƣời hiện lên nhƣ những cá thể nhƣng sự sống, cái chết vận động rất đỗi bình thƣờng nhƣ nƣớc chảy, mây bay:

“Thằng bạn tôi đăm đăm

Nhìn một ngôi sao mọc trong hố bom nhoè nước Đôi mắt nó lạ lùng mà tôi thấy được

Chứa đầy một hố bom và một ngôi sao”

(Một ngƣời lính nói về thế hệ mình)

Cái bóng của ngôi sao “mọc trong hố bom nhoè nước” là hiện thân của ƣớc mơ trong trẻo bị chìm ngập trong vũng trời chiến tranh. Sự phản chiếu của nó vào đôi mắt ngƣời lính trẻ nhƣ một ám ảnh, một dấu ấn kinh hoàng của chiến tranh khắc tạc vào tâm hồn ngƣời ngay trong những giây phút giải khuây hiếm hoi nhất. Trong giây phút ngắn ngủi đó, ngƣời lính Thanh Thảo thấm thía nỗi đau của thế hệ những ngƣời lính trong “hố bom nhoè nước” đó.

Miền kí ức của Thanh Thảo còn là những số phận bi đát của nhiều ngƣời dân trong cuộc chiến: “những cụ già bị giết bên cầu/ tôi chưa gặp/ những bà mẹ tay

xách nách mang chạy trong tầm pháo/ tôi chưa quen/ ngôi nhà còn trơ mảnh tường

cháy đen/ tôi chưa ở”(Thị xã Lạng Sơn)

Trong thơ Thanh Thảo, ông còn hƣớng đến miền kí ức xa xăm với những ngƣời có khí chất mạnh mẽ và số phận bi tráng nhƣ Cao Bá Quát, Lorca… Thanh Thảo tìm đến với họ không chỉ để đƣợc lắng nghe, đƣợc thấu hiểu mà còn nhập thân vào họ để tạo ra mối dây đồng cảm, tri cảm lẫn nhau. Họ là những con ngƣời đồng thanh, đồng khí, đồng mệnh với nhau. Những vần thơ viết về mảng đề tài này của Thanh Thảo tràn ngập những ám ảnh bồn chồn và khôn nguôi với những nhân vật của ông. Với Lorca, đó chính là cây đàn ghita của xứ sở Tây Ban Nha. Là tấm “áo

choàng đỏ gắt”, là “vầng trăng chếnh choáng” “yên ngựa mỏi mòn”… Với Cao Bá

Quát, đó là một cuộc uống rƣợu bên sông Trà trong “một đêm khói sóng”, là tiếng kêu nghẹn ngào của “con chim quyên lỡ vận”, là bãi cát dài mịt mờ hun hút…

Trong tập Dấu chân qua trảng cỏ, mặc dù vẫn tiếp tục cảm hứng sử thi nhƣng đã nhen nhóm những mẩu đối thoại nho nhỏ. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong bài thơ Tình yêu – Sông Hồng:

Có phải những gì ta yêu thương Đã ra đi, sẽ quay về nơi ấy

Mỗi cánh rừng bom xăng làm rụi cháy Lại trồi lên từ sắc đỏ dòng sông

Nhƣ vậy, Thanh Thảo tiếp xúc quá khứ từ nhiều góc nhìn, chủ đạo là một cái nhìn xuyên thấu và sâu sắc. Nhà thơ chìm vào quá khứ để nhận thức nó và thể hiện những suy nghiệm của một ngƣời lính vừa bƣớc ra khỏi cuộc chiến.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ VÀ KHỐI VUÔNG RUBIC 3.1. Thể thơ

Trong suốt hành trình sáng tác của mình, Thanh Thảo đã xây dựng tác phẩm thơ theo nhiều thể loại, trong đó, chủ yếu là thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ lục bát. Khi tiến hành khảo sát các thể thơ trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏKhối vuông Rubic, chúng tôi đã sắp xếp và hệ thống các bài thơ thành các thể loại nhƣ sau:

Thể thơ Lục bát Tự do Văn xuôi Tổng

Số lƣợng 3 31 12 46

3.1.1. Thơ lục bát

Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, mang đậm bản sắc và phong vị của quê hƣơng. Thơ lục bát rất dễ thuộc, dễ nhớ vì lời thơ giản dị, mộc mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thƣờng. Câu thơ đọc lên mà cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần, vừa có điệu nghe rất thanh thoát và êm tai. Có nhiều câu lục bát đã đi vào lòng ngƣời nhƣ một lời ru:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Trong cả hai tập thơ Dấu chân qua trảng cỏKhối vuông Rubic, Thanh Thảo có tổng cộng 3 bài thơ viết theo thể loại thơ lục bát, đó là: Lời ru nghe ở Kinh Trứng cá, Dấu chân qua trảng cỏ, Người mẹ Bàng Long. Sử dụng thể thơ lục bát để thể hiện, tác giả đã thể hiện tình yêu mến với nhân dân, với cảnh vật và với những ngƣời chiến sĩ kiên trung cho tự do của Tổ quốc.

Thơ lục bát truyền thống sử dụng hai loại vần lƣng (chữ thứ 6), vần chân (chữ thứ 8). Hai loại vần này luân phiên, xen kẽ tạo nên một thể liên kết cho toàn

bài, là yếu tố thể hiện đặc trƣng thi luật dân tộc. Để gia tăng nhạc tính, tạo đƣợc những hình ảnh, âm thanh đa dạng. Thơ lục bát hiện đại ngoài những vần lƣng, vần chân (tạm gọi là vần liên kết) còn đƣa thêm những vần phụ (vần gợi tả) trong cơ cấu từng dòng thơ, làm tăng tỷ số các tiếng hiệp vần lên rất nhiều và nhạc tính cũng nhờ đó thêm phong phú

“Vùi trong trảng cỏ thời gian Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta”

(Dấu chân qua trảng cỏ) Hay

“Nhưng vô trong “ấp” mần chi Mần chi sống nổi, lấy gì nuôi con”

(Người mẹ Bàng Long)

Khi sáng tác thơ có sử dụng thể thơ lục bát, Thanh Thảo đã cách tân thể thơ này, biến nó trở nên gần gũi hơn với cuộc chiến tranh của nhân dân. Từ những ý thơ hay về thảo nguyên, về những ngƣời lính ra trận, về những loài linh thảo, linh điểu quen thuộc của thơ ca truyền thống, Thanh Thảo đã biến hoá thành những sự vật gần gũi của cuộc chiến. Đó có thể là anh giao liên, trảng cỏ voi, bầy chim két, chiếc bòng con…

“Buổi chiều qua trảng cỏ voi

Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh Gió nghiêng ngả giữa màu xanh

Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang”

Hay

“Chiếc bòng con đựng những gì Mà đi cuối đất mà đi cùng trời

Với số lƣợng ít ỏi nhất nhƣng việc sử dụng thể thơ lục bát đã đem lại thành công cho Thanh Thảo. Khiến thơ ông có phong vị rất riêng, để lại dấu ấn trong làng thơ Việt hiện đại.

Theo “Từ điển thuật ngữ Văn học”: “Hình thức cơ bản của thơ tự do được phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc bởi quy tắc về số câu, số chữ, niêm đối. Nhưng thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể thơ làm theo các thể thơ làm

theo các thể loại khác nhau hoặc hoàn toàn tự do” [9, 272].

Trong hai tập Dấu chân qua trảng cỏKhối vuông Rubic, Thanh Thảo sử dụng rộng rãi thể thơ tự do. Đây là thể thơ không bị hạn chế bởi các quy định ngữ pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc viết hoa đầu câu mà những câu thơ có dịp tuôn trào theo dòng chảy của cảm xúc, tâm trạng thi sĩ: “Một ngôi sao/ Một

ngôi sao trong vắt/ Trong vắt ngay những đêm dày tối nhất/ Soi cuộc chuẩn bị âm

thầm của tất cả chúng tôi/ Những cây đế biết nghĩ suy/ Và cầm súng”(Đám đế),

Em thức trước canh gà/ và nhen lửa trước đàn ve/ bàn tay quen chẳng gây nhiều

tiếng động/ ngọn lửa quen không hắt ánh ra ngoài” (Chuyện thường)

Trƣớc hiện thực của cuộc chiến tranh đầy hiểm nguy, việc phản ánh nắm bắt nhanh gọn các vấn đề thời sự là một điều cần thiết. Chính vì thế trong giai đoạn này thể thơ tự do đƣợc các nhà thơ sử dụng phần nhiều. Thể thơ tự do có đặc điểm là có thể chớp lại một cách nhanh chóng dòng cảm xúc mà không cần cân nhắc về cách gieo vần, luật, niêm, đối nhƣ những thể thơ cổ. Thể loại thơ này gần với văn xuôi, cảm xúc con ngƣời cứ tuôn trào, sự việc này nối sự việc kia, dòng thơ có thể dài ngắn đôi khi còn phản ánh đƣợc tốc độ nhanh chậm của sự việc đang diễn tiến.

Trong hai tập thơ này, thơ tự do cũng có thể đƣợc coi là thể thơ chiếm phần chủ đạo (31 bài) trong số 51 bài thơ của cả hai tập. Chúng ta có thể nhận ra rằng số chữ trong một câu thơ luôn biến đổi, có thể là: 4, 3, 5, 6, 7... số lƣợng các câu thơ luôn rút ngắn rồi mở rộng tạo nên sự đan xem nhƣ tấm dệt ngôn từ độc đáo. Những bài thơ của Thanh Thảo sáng tác theo thể thơ tự do phải kể đến nhƣ: Qua đường chín, Tổ ba người, Ngôi sao và người lái đò, Nguồn sáng, Những ngôi sao của mẹ, Những cánh rừng chưa tới, Cây cụt ngọn, Hoa đâu mất, Các anh nằm giữa Trường Sơn… Tất cả các bài thơ làm theo thể tự do của Thanh Thảo đều nằm trong tập Dấu chân qua trảng cỏ.

Sở trƣờng của Thanh Thảo là những bài thơ tự do, không vần. Nhƣng nó lại đƣợc khẳng định bởi nhịp điệu và giàu sắc thái biểu cảm:

“Những vòm cây trầm lặng toả trong đêm Những lối mòn trăng khuya in lốm đốm Những cọc phụ trơn dấu người mắc võng Những cánh rừng tôi đã đi qua”

(Những cánh rừng chưa tới)

Với số lƣợng sáng tác không nhỏ, đã đƣa Thanh Thảo trở thành một trong những ngƣời mở đƣờng cho thơ tự do lên ngôi ở giai đoạn sau. Việc sử dụng thể thơ này tạo điều kiện cho ngƣời sáng tác giãi bày thoải mái tâm tƣ, tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ… của mình vào thơ một cách tự nhiên nhất. Thơ tự do đã mang theo đƣợc hơi thở của thời đại và bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ.

3.1.3. Thơ văn xuôi

Thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi” [9, 272]. Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỉ trƣớc, Thanh Thảo đã thể nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít sử dụng dấu câu và bỏ lối xuống dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà thơ.

Trong hai tập thơ Dấu chân qua trảng cỏKhối vuông Rubic, Thanh Thảo có tất cả 12 bài thơ đƣợc làm theo thể thơ văn xuôi (trong đó 11 bài nằm trọn trong tập Khối vuông Rubic và 1 bài nằm trong tập Dấu chân qua trảng cỏ đó là:

Gởi con, năm con chưa ra đời)

Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh Thảo đã từng có những câu thơ rất lạ: “buổi chiều những tiếng thờ dài những cây keo con dường dấu chân bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép

ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng(Không đề)

Sự thể nghiệm này đã đƣợc khẳng định rõ nét hơn bởi sự ra đời của Khối vuông Rubic vào thời điểm đất nƣớc vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh và bắt đầu công cuộc đổi mới:

Tôi xoay những ô vuông. Tôi cần gì ư? Có thể cần tất cả, có thể chỉ cần

mùi vỏ bào dẫn ta về những cánh rừng mùa khô, khoảng trống nhỏ đủ hình dung bầu trời, thoáng nhìn của ánh chớp định hình sự vật mà nó soi sang, một bông hồng dầu dãi không tàn úa giữa những bố cục kì quặc nhất của thế kỉ hai mươi… Chúng ta xoay mình trên đất, trên gỗ, trên sắt thép, trên giấy, trên con người… Chúng ta

xoay còn nhanh hơn Rubic trong bàn tay nhà vô địch”.

Thể thơ văn xuôi đƣợc tích hợp với các thủ pháp nghệ thuật hiện đại nhƣ điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật đang manh nha cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc. Có thể nói, thơ tự do và thơ văn xuôi là thể thơ nói đƣợc tiếng nói giản dị của đời thƣờng, thơ hay cũng chính là lời nói hàng ngày gần gũi với tâm hồn con ngƣời, thơ phản ánh sinh động đời sống con ngƣời và thơ nói lên tiếng nói nóng hổi của thời đại.

3.2. Biểu tƣợng thơ

Theo "Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học" của tác giả Nguyễn Thái Hoà thì "biểu tượng văn học là những biểu tượng trong sáng tạo văn học tức là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số

đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện". Nhƣ vậy, biểu tƣợng đƣợc hình thành với

phƣơng thức sử dụng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Biểu tƣợng đƣợc nuôi dƣỡng bằng những lối tƣ duy, những tƣởng tƣợng phong phú của con ngƣời mà đời sống con ngƣời lại không bao giờ bớt phức tạp đi cho nên biểu tƣợng vì thế cũng không bao giờ đơn giản. Những phức tạp của đời sống dội vào tâm tƣ con ngƣời những suy tƣởng không cùng để rồi từ đó chúng lại đƣợc dồn nén vào hệ thống biểu tƣợng. Đó chính là con đƣờng tất yếu của đời sống và cũng là xu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)