Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 54)

5. Cấu trúc khóa luận

3.3.2. Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống

Trong quan niệm nghệ thuật của mình, Thanh Thảo đặc biệt đề cao những khoảng lặng và khoảng trống trong thơ. Thơ hiện đại có sự tích hợp với nhiều loại hình nghệ thuật biểu hiện nhƣ hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh… nói nhƣ Thanh Thảo thì

thơ hiện đại không nhằm vào từng câu thơ, đơn vị cơ bản để cấu trúc nên bài thơ

của nó, không phải là từng câu thơ, mà từng mảng thơ, như từng nét vẽ so với quệt

màu, từng mảng màu trong hội hoạ” [26, 2]. Vì vậy con đƣờng đến với thơ “không

phải là con đường phân tích mà là con đường cảm nhận, con đường của sự đột

nhiên, của một thức tỉnh từ một hình ảnh ít gặp hoặc chưa từng có”. Để chinh phục

những khoảng trống trong thơ hiện đại, ngƣời đọc cũng nhƣ ngƣời làm thơ phải buộc tiềm thức, vô thức của mình hoạt động, có khi phải “ngụp lặn vào cả những

giấc mơ” để chớp những hình ảnh vụt sáng, những lý tƣởng loé sáng. Quan niệm

thơ này xuất phát từ những lý thuyết thơ hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật, hƣớng Thanh Thảo đến việc lựa chọn ngôn ngữ thơ để có thể ghi lại những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn, đồng thời tạo ra những khoảng trống cho ngƣời đọc đồng sáng tạo.

Ngôn ngữ nhiều khoảng trống là ngôn ngữ thơ không thể cắt nghĩa bằng cách đọc thông thƣờng mà ngƣời đọc phải vận dụng vốn hiểu biết, văn hoá của mình để có thể cảm nhận những gì mà nhà thơ thể hiện qua những rung cảm thẩm mỹ.

Ngôn ngữ thơ có sự đứt đoạn, gián cắt, muốn hiểu đƣợc nó ngƣời đọc phải tự xâu chuỗi những hình ảnh, biểu tƣợng thì mới mong khám phá đƣợc hết những tầng nghĩa của bài thơ. Đây chính là bí ẩn của thơ hiện đại. Nó lôi cuốn, hối thúc ngƣời đọc tìm tòi sáng tạo. Viết Đàn ghi-ta của Lorca, Thanh Thảo đã hoàn toàn tuân theo quy luật của ấn tƣợng chủ nghĩa và vô thức chủ nghĩa. Chính vì tình cảm yêu mến ngƣời nghệ sĩ Lorca mà Thanh Thảo có những liên tƣởng lạ và giàu biểu cảm. Ông đã dùng tiếng đàn của ngƣời nghệ sĩ Tây Ban cầm để hoán dụ với con ngƣời Lorca, tiếng đàn biến ảo nhƣ những sáng tạo không ngừng mà ngƣời nghệ sĩ đã

dâng hiến cho đời hay chính là số phận của một ngƣời nghệ sĩ yêu nƣớc đang dần tan nhƣ bọt nƣớc dƣới sự đàn áp của kẻ thù. Đó là những vần thơ thật đẹp:

Tiếng ghi ta nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan Tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy”

Tiếng ghi-ta của ngƣời nghệ sĩ vừa tƣợng thanh bằng nhịp thơ, vừa tƣợng hình, vừa mang màu sắc. Đó là thứ âm thanh có hồn đƣợc vang lên từ trái tim ngƣời nghệ sĩ – ngƣời cách mạng. Thanh Thảo đã để lại nhiều không gian rỗng nhƣ thế trong thơ mình, đặc biệt là những tác phẩm sau này.

Để tiếp cận thơ Thanh Thảo đôi khi ngƣời đọc cũng gặp khó khăn, đặc biệt là những tác phẩm chứa nhiều khoảng lặng. Đọc thơ do vậy mà phải đọc đƣợc cái giữa dòng, chỗ trắng trong đồng thời phải lắng hồn mình để đồng điệu với hồn thơ thi sĩ. Chính ngôn ngữ gián cách, nhiều khoảng trắng hàm ngôn đã mang lại cho thơ Thanh Thảo về bí ẩn và đầy ám ảnh. Xem xét một cách cụ thể về những đóng góp của Thanh Thảo trong sự sáng tạo ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống trên nhiều cấp độ, ta nhận thấy Thanh Thảo đã viết lên những câu thơ giàu tính liên tƣởng trong đó có sự chuyển đổi cảm giác, chuyển đổi ấn tƣợng tinh tế, mang màu sắc tƣợng trƣng siêu thực. Miêu tả mùa hạ rực rỡ nắng, nhà thơ đã liên tƣởng đến tiếng ve nhuộm màu nắng lửa:

“Tiếng ve bùng lên cồn cào như lửa tiếng ve màu đỏ cháy trong vòm cây”

(Tiếng ve)

Và còn rất nhiều hình ảnh khác đƣợc nhà thơ so sánh liên tƣởng tinh tế và độc đáo nhƣ:

“Xuồng vít cong mùi hương lúa sạ Có tiếng trích báo miệt đồng yên ả Mũi xuồng như bay trên cỏ năn”

(Hướng mũi xuồng)

Hay

“Gió chướng tràn nước lớn chảy say mê Xuồng giao liên nối hai bờ sớm tối Bìm bịp kêu trắng hàng bông sua đũa”

(Những cánh rừng chưa tới)

Những sự vật chuyển đổi từ âm thanh sang màu sắc, từ sự vật hữu hình sang âm thanh vô hình, là sự chuyển đổi mang ấn tƣợng rất riêng của Thanh Thảo, mang đến sự gợi tả và những liên tƣởng sáng tạo, hấp dẫn trong lòng ngƣời đọc.

Ở cấp độ nhỏ hơn thì Thanh Thảo đã sáng tạo nên những cụm từ làm giàu thêm năng lực biểu đạt của câu thơ. Tác giả đã để lại những câu thơ mà không cần đặt trong văn cảnh bài thơ thì nó vẫn có sức sống riêng, sức gợi riêng của nó

“Gương mặt sốt soi vào vẫn sáng Bùng tự nhiên như lửa trảng dầu”

(Tổ ba người)

Ngôn ngữ Thanh Thảo vì thế vừa là ngôn ngữ mộc mạc, đời thƣờng chất phác có khi trở nên thô ráp, khô cứng bởi hiện thực đau thƣơng hay trái chiều, vừa là thứ ngôn ngữ hàm ngôn nhiều khoảng trống tạo cho tác phẩm thơ có chiều sâu tƣ tƣởng. Ngoài ra có thể thấy ngôn ngữ thơ Thanh Thảo mang màu sắc hiện đại, thể hiện những nỗ lực đổi mới mạnh mẽ trong thơ của chính tác giả. Ngôn ngữ thơ góp phần nói lên tiếng nói của đời sống đang hừng hực tuôn trào vừa tự nhiên mộc mạc nhƣng đầy chất trí tuệ và liên tƣởng. Đó còn là thứ ngôn ngữ có khi rất đa âm, đa nghĩa, có lúc gợi nhiều hơn tả, buộc ngƣời đọc cảm nhận nhiều hơn là cắt nghĩa. Chính ngôn ngữ thơ Thanh Thảo đã thể hiện những nỗ lực tự đổi mới rất mạnh mẽ của nhà thơ. Thanh Thảo không phải là một thợ cắt chữ chuyên đẽo gọt nên những vần thơ tài hoa nhƣng Thanh Thảo lại là nhà thơ đã kết hợp đƣợc chất phƣơng Tây

hiện đại và chất phẳng lặng, u mặc của phƣơng Đông đã đem lại cho thơ mình một thứ ngôn ngữ riêng có thể diễn tả thành công những suy tƣ và cảm nhận tinh tế của tâm hồn mình.

Thơ Thanh Thảo không nhất quán một giọng điệu mà có sự đan xen của nhiều giọng điệu. Dƣờng nhƣ nhà thơ muốn đối thoại với thế hệ mình, thế hệ tiếp nối và thế hệ tƣơng lai về truyền thống lịch sử, về những trăn trở bên bờ đời sống để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu và thêm yêu Tổ quốc, dân tộc mình. Nổi bật lên hơn cả trong thơ và trƣờng ca Thanh Thảo là giọng điệu trầm, bi hùng lắng đọng trong những suy tƣởng triết lý. Thơ quả thật là giọng, là phong cách của tƣ tƣởng, mỗi nhà thơ có một giọng điệu riêng. Thanh Thảo đã cất lên những lời ca bằng thứ giọng trầm, giọng trữ tình suy tƣởng đặc trƣng riêng cho thơ ông. Với ƣớc vọng muốn lật cùng bản chất của đời sống, những câu thơ gân guốc, giàu chất lính, thật chất, ngƣời ta đã sớm khẳng định đƣợc phong cách thơ Thanh Thảo.

KẾT LUẬN

1. Thanh Thảo là một gƣơng mặt cá tính, khó nhầm lẫn trong làng thơ Việt Nam. Với ý thức cách tân rõ rệt, Thanh Thảo đã dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca, làm mới hình thức biểu đạt của thơ, cách tân cấu trúc thơ với những cảm hứng nghệ thuật đậm chất nhân sinh. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong thế

giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo

chính là việc tìm hiểu sự sáng tạo nghệ thuật, quan niệm về nghệ thuật, các phƣơng diện hình thức nghệ thuật… và đặc biệt là việc tìm hiểu hai dòng cảm hứng nghệ thuật chủ đạo trong sáng tác của nhà thơ. Đó là dòng cảm hứng sử thi và dòng cảm hứng thế sự, đời tƣ.

2. Thanh Thảo đã dành tâm huyết cả đời mình cho thơ ca, cho nghệ thuật. Với khối lƣợng tác phẩm đồ sộ, Thanh Thảo thực sự đã có chỗ đứng vững trên thi đàn dân tộc. Trong suốt hành trình sáng tác không mệt mỏi của mình, hai tập Dấu chân qua trảng cỏ (1978) và Khối vuông Rubic (1985) đã thực sự góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ. Đặc biệt hơn, nó đã chứng tỏ sự vận động không ngừng của mạch thơ Thanh Thảo trong giai đoạn hậu chiến (1975 – 1985).

3. Thơ Thanh Thảo là một thế giới mở, nó đón nhận tất cả sự đồng sáng tạo nơi ngƣời đọc. Khi tiếp cận thơ Thanh Thảo, độc giả phải cảm nhận nó bằng chính lăng kính chủ quan của nhà thơ, để dần định hình nên phong cách thơ Thanh Thảo, một phong cách mới lạ, hấp dẫn – phong cách tƣợng trƣng, siêu thực.

4. Thi nhân xứ Quảng đã sử dụng nhuần nhuyễn các phƣơng diện hình thức nghệ thuật khi tạo ra những “đứa con tinh thần của mình” với hệ thống các thể thơ đa dạng (thơ lục bát, thơ tự do và thơ văn xuôi), ngôn ngữ thơ trau chuốt, đậm chất đời thƣờng, ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống, hệ thống biểu tƣợng phong phú (biểu tƣợng cỏ, ngọn lửa và dòng sông)… để tạo nên thế giới nghệ thuật thơ mang dấu ấn Thanh Thảo rõ nét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hoài Anh (2009), “Thanh Thảo và thơ”, Tạp chí Nhà văn số 9.

2. Lại Nguyên Ân (1984), Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo

(Văn học và phê bình), Nxb. Tác phẩm mới.

3. Mai Bá Ấn (2005), “Quan niệm của Thanh Thảo về thơ”, Tạp chí Sông Hương

số 191.

4. Mai Bá Ấn (2005), Thanh Thảo và những trăn trở về con người, Tạp chí

Nghiên cứu Văn học số 4.

5. Mai Bá Ấn (2008), “Cỏ xanh và lửa đỏ - một đối lập lôgic của thơ Thanh Thảo”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.

6. Mai Bá Ấn (2008), Người lính trong trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm

và Thanh Thảo, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn.

7. Mai Bá Ấn (2009), Thanh Thảo – ông hoàng của trường ca, phongdiep.net 8. Trung Trung Đỉnh (2014), Thanh Thảo và con ngựa thơ, Báo Tiền phong

Online.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Huỳnh Văn Hoa (2014), “Ngƣời lính – Tƣợng đài trong thơ chống Mỹ”, Báo

điện tử Đà Nẵng.

11. Mã Giang Lân (1992), “Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh”, Tạp chí Văn học số 2. 12. Mã Giang Lân (2004), Thơ, hành trình và tiếp nhận, Nxb. Đại học Quốc gia

Hà Nội.

13. Thiếu Mai (1980), “Thanh Thảo, thơ và trƣờng ca”, Tạp chí Văn học số 2. 14. Nguyễn Điện Nam (2013), “Dấu chân…”, Báo Quảng Nam Online.

15. Bửu Nam (1986), “Khối vuông Ru-bích” một hƣớng tìm tòi mới trong thơ Thanh Thảo”, Tạp chí Sông Hương số 18.

16. Đỗ Hải Ninh (2014), “Văn xuôi giai đoạn (1975 – 1985) – bƣớc chuyển tiếp trong hành trình đổi mới văn học”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

17. Nguyễn Nghĩa Trọng (1982), “Tìm hiểu về bản chất của tác phẩm văn học”, Tạp chí Văn học số 4.

18. Lê Lƣu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Chu Văn Sơn (2004), Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân, VnExpress. 20. Chu Văn Sơn (2005), Thơ – điệu hồn và cấu trúc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 21. Chu Văn Sơn (2009), Thanh Thảo với trường ca, phongdiep.net

22. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23. Thanh Thảo (1978), Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb. Tác phẩm mới. 24. Thanh Thảo (1985), Khối vuông Rubic, Nxb. Tác phẩm mới. 25. Thanh Thảo (2004), Mãi mãi là bí mật, Nxb Lao động, Hà Nội

26. Thanh Thảo (2008), Về những không gian rỗng trong thơ, bichkhe.org. 27. Kiều Văn (2006), Những thế giới nghiêng, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 28. Chế Lan Viên (1974), “Thơ Thanh Thảo”, Tạp chí Tác phẩm mới.

29. Đỗ Quang Vinh (2008), “Thanh Thảo – nhà thơ của những cách tân đầy sáng tạo”, Báo Bình Thuận.

30. Đàm Thị Minh Uyên (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ Văn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)