Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 52)

5. Cấu trúc khóa luận

3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Thanh Thảo từng bộc bạch rằng ông không hề tự gọt rũa thơ của mình mà đó là thứ ngôn ngữ thơ tự nhiên. Ngôn ngữ thơ ông vừa nhƣ tình cờ, vừa nhƣ vô thức nhƣng lại vƣơn lên tầm triết luận khẳng định sự tích luỹ của vốn sống, tài năng của nhà thơ. Thơ Thanh Thảo vì thế mang sắc màu hiện đại, đƣợc thể hiện trong việc lựa chọn thể thơ, cấu trúc thơ cũng nhƣ cách lựa chọn từ ngữ của tác giả.

Thể thơ tự do, thơ văn xuôi, cấu trúc thơ trúc tra trúc trắc không vần cho phép Thanh Thảo tự do cho việc lựa chọn ngôn từ cho thơ. Ngôn ngữ trong thơ ông vì thế là ngôn ngữ của đời thƣờng, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động. Thật vậy, ta tìm thấy trong thơ Thanh Thảo lối nói của khẩu ngữ quen miệng hàng

ngày mà không làm cho thơ trở lên tầm thƣờng. Chính ngôn ngữ giản dị đã đem lại cho thơ Thanh Thảo vẻ đẹp chất phác, hồn hậu, dễ thƣơng.

Đƣa khẩu ngữ vào thơ, Thanh Thảo đã làm đẹp cho thơ mình bằng sự ngang tàng đồng thời đƣa thơ xích lại gần với cuộc sống đời thƣờng, để viết lên:

“Bài hát của hôm nay Thô sơ và hực sáng Mang lẽ đời đơn giản Nói được tới ngày mai…”

(Bài ca ống cóng)

Thanh Thảo ƣớc muốn đem những lời ca giản dị của mình đến với số đông độc giả, những lời ca tuy thô sơ và hực sáng nhƣng không phải là thứ ngôn ngữ châu ngọc mà chính bằng lẽ sống ở đời, bằng sức cảm hoá của chính tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Hẳn vậy nên khi nhà thơ đƣa những lời xƣng hô rất suồng sã vào thơ: bình định, bầy quạ đen, mày – tao… không làm bài thơ thô tục hoá mà toát lên thái độ khách quan của tác giả. Cách xƣng hô xuồng sã, tự nhiên của ngƣời lính thể hiện rất rõ chất lính hồn nhiên, trẻ trung giữa những năm tháng ác liệt chiến tranh.

Hay cũng có thể là cách nói vần vè mang âm hƣởng dân gian:

“Cái ló mở cái khôn Lính mình nhanh ra phết”

(Bài ca ống cóng)

Có thể nói ngôn ngữ này là ngôn ngữ đƣợc chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống chiến đấu hàng ngày của dân tộc. Đọc ngôn ngữ ấy, ta có thể cảm nhận đƣợc rõ sức sống, sức chiến đấu thơ Thanh Thảo.

Sự lựa chọn thể thơ tự do đã đem lại cho Thanh Thảo sự tự do trong việc lựa chọn ngôn ngữ cho riêng mình, ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận của con ngƣời đã mang lại cho nhà thơ thứ vũ khí để chống lại sự sáo mòn của ngôn ngữ thơ ca. Với Thanh Thảo thì thơ có vần hay thơ không vần không quan trọng mà

quan trọng là sử dụng ngôn từ làm sao đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Thơ có sức sống ở chính sự hồn hậu và mang hơi thở đời sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo qua hai tập dấu chân qua trảng cỏ và khối vuông rubic (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)