Tổng quan về trƣờng cao đẳng Sơn La

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 38)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Tổng quan về trƣờng cao đẳng Sơn La

Trƣờng Cao đẳng Sơn La thuộc Tổ 2 - Phƣờng Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La, nằm trên quốc lộ 6 có đƣờng giao thông thuận tiện nối liền thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Trƣờng Cao Đẳng Sơn la tiền thân là Trƣờng Sƣ Phạm Các Dân Tộc Cấp I Tỉnh Sơn La, đƣợc thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1963; tháng 9 năm 1970 đƣợc nâng cấp Thành Trƣờng Trung Học Sƣ Phạm Cấp I Tỉnh Sơn La. Ngày 15 tháng 5 năm 2001 công bố quyết định nâng cấp từ Trƣờng Trung Học Sƣ Phạm Cấp I Tỉnh Sơn La thành trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sơn La (Quyết định số 5521/QĐ- BGD&ĐT-TCCB của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 13 tháng 12 năm 2000). Ngày 19 tháng 11 năm 2008 công bố quyết định đổi tên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sơn La thành trƣờng Cao đẳng Sơn La (Quyết định số 7599/QĐBGD & ĐT của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 12 tháng 11 năm 2008).

Trƣờng Cao đẳng Sơn La là một cơ sở giáo dục của tỉnh nằm trong hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng của nền giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý Nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Sơn La.

4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sơn La * Trường có các chức năng:

+ Đào tạo, bồi dƣỡng và liên kết, liên thông đào tạo đa ngành, đa hệ với nhiều trình độ khác nhau (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề...) nhằm phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho tỉnh Sơn La và các tỉnh phía Bắc nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

+ Đào tạo, bồi dƣỡng ngoại ngữ thực hành và tin học ứng dụng theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hƣớng dẫn.

+ Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội cho tỉnh Sơn La và góp phần phục vụ cho khu vực Tây Bắc.

+ Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.

* Trường Cao đẳng Sơn La có các nhiệm vụ:

1) Đào tạo, bồi dƣỡng:

- Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (bậc Tiểu học, Trung học cơ sở) đạt trình độ cao đẳng và trung

39

cấp .

- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ cao đẳng các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, thƣ viện, nông lâm ngƣ nghiệp ...

- Thực hiện quy trình đào tạo liên thông trung học chuyên nghiệp - cao đẳng - đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Liên kết với các đại học, học viện, viện nghiên cứu, trƣờng đại học đào tạo giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trình độ đại học theo hình thức giáo dục thƣờng xuyên (vừa làm vừa học, giáo dục từ xa).

- Điều tra nhu cầu, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin truyền thông; tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chƣơng trình theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện đào tạo dự bị cao đẳng, đại học cho học sinh dân tộc thiếu số, học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.

- Đào tạo tiếng Việt, đào tạo giáo viên và cán bộ các chuyên ngành có trình độ cao đẳng cho nƣớc CHDCND Lào theo chƣơng trình hợp tác của tỉnh.

- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp.

- Đào tạo và dạy nghề cho ngƣời lao động.

2) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học:

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở tỉnh và khu vực Tây Bắc.

- Thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của Pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng.

3) Hợp tác quốc tế:

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thông qua các chƣơng trình, dự án của Chính phủ, các bộ ngành Trung ƣơng và của tỉnh trong đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài trong đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các ngành nghề mà trƣờng đào tạo.

4) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều lệ trƣờng Cao đẳng:

Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Trƣờng Cao đẳng Sơn La có thể đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.

40

4.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ban giám hiệu: Gồm 3 đồng chí (Hiệu trƣởng và 2 Phó Hiệu trƣởng). Các phòng ban, khoa, trung tâm, bộ môn trực thuộc gồm 32 đơn vị trực thuộc, trong đó:

+ 10 phòng chức năng: Phòng Tổ Chức Cán Bộ, Phòng Công tác HSSV, phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học – Quan hệ quốc tế, phòng Quản trị - Đời sống, phòng Thanh tra – Pháp chế, phòng Khảo thí –Đảm bảo chất lƣợng, phòng Thiết bị -Công nghệ.

+ 14 khoa: khoa SP Xã hội, khoa SP Tự nhiên, khoa SP Tiểu học – Mầm non, khoa SPP Nghệ thuật, khoa Kinh tế, khoa Nông lâm, khoa Văn hóa – Du lịch, khoa Lý luận chính trị, khoa Lao động – Xã hội, khoa Nội vụ, khoa Giáo dục thể chất – Quốc phòng, khoa Kỹ thuật – Công nghệ, khoa Ngoại ngữ, khoa Đào tạo quốc tế

+ 01 bộ môn trực thuộc: Bộ môn Quản lý giáo dục.

+ 06 cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Tin học,Trung tâm Bồi dƣỡng – Dạy nghề, Trung tâm Hƣớng nghiệp và Xúc tiến việc làm, Thƣ viện,Trạm Y tế.

Hiện tại, Nhà trƣờng có 351 cán bộ, trong đó có 306 giảng viên, với trên 60% giảng viên có trình độ sau đại học (07 Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh, 175 Thạc sĩ và

Cao học). Trong 49 năm đào tạo nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 20.000 giáo viên

mầm non, Tiểu học; hơn 4500 giáo viên THCS; hơn 2000 cử nhân cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề các ngành kế toán, kỹ thuật công nghệ, nông - lâm nghiệp, văn hóa du lịch, nội vụ, lao động xã hội, thể dục thể thao, ngoại ngữ; bồi dƣỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ cho hơn 7.000 giáo viên Mầm non, tiểu học, THCS và bồi dƣỡng lí luận nghiệp vụ cho gần 500 cán bộ quản lý giáo dục các cấp học; dạy Tiếng Việt và đào tạo giáo viên bậc THCS cho gần 500 lƣu học sinh thuộc 8 tỉnh phía Bắc nƣớc CHDCND Lào. Tính đến năm học 2014 – 2015, tổng học sinh sinh viên trƣờng Cao đẳng Sơn La khoảng 4389 học sinh sinh viên trong đó: Số học sinh sinh viên khối năm thứ 3 có 33 lớp với tổng 1471 HSSV; Số học sinh sinh viên khối năm thứ 2 (40 lớp/ 1732 HSSV); Số học sinh sinh viên khối năm thứ 1 (30 lớp/1180 HSSV).

41

* Các thành tích và phần thưởng cao quý của nhà trường

Trƣờng Cao đẳng Sơn La đã ba lần đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng: Nhất, Nhì, Ba; hai lần đƣợc Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2010 và 2011; bốn lần đạt giải Ba tại Hội thi Nghiệp vụ sƣ phạm – Văn nghệ - Thể dục thể thao các trƣờng sƣ phạm toàn quốc. Đƣợc Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào tặng thƣởng Huân chƣơng Hữu nghị (tháng 7/2012). Hệ thống quản lý chất lƣợng của nhà trƣờng đƣợc Tổ chức đảm bảo chất lƣợng quốc gia Vƣơng quốc Anh (NQA) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 (Số chứng chỉ: 26865 ngày 17 /12/2010).

* Các ngành nghề đạo tạo của nhà trường và ngành nghề liên quan đến tài nguyên - môi trường và biến đổi khí hậu

Tính đến năm học 2014 – 2015, Trƣờng Cao đẳng Sơn La có tổng 72 các ngành, nghề đào tạo từ sơ cấp nghề đến cao đẳng chuyên nghiệp cụ thể: có 31 ngành cao đẳng chuyên nghiệp; có 7 ngành cao đẳng nghề; 17 ngành trung cấp chuyên nghiệp; có 7 ngành trung cấp nghề và 10 ngành sơ cấp nghề. Trong đó có 02 ngành đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho ngành tài nguyên môi trƣờng đó là: Ngành cao đẳng quản lý đất đai và ngành ngành cao đẳng công nghệ kỹ thuật môi trƣờng.

Bảng 4.2 : Thành phần ngành nghề đào tạo trường Cao đẳng Sơn La

STT Ngành, nghề đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ

1 Cao đẳng chuyên nghiệp 31 43.1

2 Cao đẳng nghề 7

9.7

3 Trung cấp chuyên nghiệp 17

23.6

4 Trung cấp nghề 7 9.7

5 Sơ cấp nghề 10 13.9

Tổng 72 100

Nguồn: Thông tin đào tạo trường Cao đẳng Sơn La năm 2014

Ngoài ra ở một số ít ngành có học phần trong tiến trình đào tạo liên quan đến tài nguyên môi trƣờng nhƣ: cao đẳng sƣ phạm tiểu học, cao đẳng sƣ phạm mầm non, cao đẳng sƣ phạm sinh- hóa, cao đẳng công tác xã hội,.. Các học phần này nhƣ: Môi trƣờng và con ngƣời; giáo dục môi trƣờng; dân số và môi trƣờng, có khối lƣợng 02 tín chỉ, đây là những kiến thức cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, sinh thái

42

học, dân số, bảo vệ môi trƣờng, trong đó có tích hợp nội dung biến đổi khí hậu, nhằm giúp các em học sinh sinh viên có cái nhìn tổng quát về tài nguyên môi trƣờng, biến đổi khí hậu từ đó có kiến thức tuyên truyền, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trƣờng học và ở địa phƣơng.

4.3. Thực trạng nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu hậu

4.3.1. Thực trạng nhận thức, thái độ của HSSV trường cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu

4.3.1.1. Tìm hiểu nhận thức của HSSV về môi trƣờng và biến đổi khí hậu Việc tìm hiểu về những nội dung về môi trƣờng và biến đổi khí hậu là cơ sở quan trọng để HSSV có các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH.

* Đối với việc tìm hiểu và các hình thức tìm hiểu về nội dung môi trường và biến đổi khí hậu

Qua bảng 3.3 cho thấy, học sinh sinh viên đã đƣợc nghe và tìm hiểu nội dung về môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên của HSSV ở các khóa, và ở các chuyên ngành có sự khác nhau. Nhận thức của HSSV khóa 49 có tỷ lệ cao nhất (88%) tiếp theo là HSSV khóa 50 (81%), khóa 51 (75%) và thấp nhất là hệ trung cấp và cao đẳng nghề (55,3%). Nhƣ vậy những HSSV năm cuối có sự hiểu biết về môi trƣờng và biến đổi khí hậu tốt hơn, đặc biệt lƣợng HSSV đƣợc nghe và tìm hiểu về môi trƣờng và biến đổi khí hậu chiếm tỷ lệ cao nhất ở khoa Kỹ thuật – Công nghệ, khoa Tiểu học - Mầm non. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ HSSV chƣa đƣợc nghe hay tìm hiểu về về môi trƣờng và biến đổi khí hậu nhƣ đối với K49 (12%), K50 (19%), K51 (25%), TC&CĐN (44,7%), thƣờng đây là những HSSV học những chuyên ngành không liên quan tới môi trƣờng và BĐKH.hay chƣa đƣợc học những học phần có liên quan tới môi trƣờng và BĐKH nhƣ khoa Sƣ phạm xã hội, khoa GDTC và GDQP.

Bảng 4.3: Tìm hiểu những nội dung về môi trường và biến đổi khí hậu

Phƣơng án Khóa 49 Khóa 50 Khóa 51 TC&CĐN Chung

N % N % N % N % N %

Có 80 88 81 81 68 75 47 55,3 265 72,2

Không 11 12 19 19 23 25 38 44,7 102 27,8

43

* Những hiểu biết về môi trường, vai trò của môi trường, khái niệm về biến đổi khí hậu:

+ Đối với khái niệm môi trƣờng và vai trò môi trƣờng: Với khái niệm môi trƣờng hầu nhƣ các em HSSV chƣa đƣa ra một khái niệm đầy đủ về môi trƣờng với tỷ lệ 95% nhƣng đã ở mức khá, các em đã biết: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới con ngƣời và thiên nhiên ”, hay chỉ khái niệm môi trƣờng chỉ là: môi trƣờng bao gồm yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng sự phát triển của con ngƣời và thiên nhiên”, hay “môi trƣờng bao gồm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí,..”, có 5% HSSV không đƣa ra ý kiến, chủ yếu là những HSSV năm thứ 1 (K51), thuộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Với nội dung vai trò của môi trƣờng: Có 65 % HSSV trả lời đúng vài trò của môi trƣờng có 5 chức năng đó là: Không gian sống của con ngƣời và sinh vật ; Cung cấp nhu cầu về tài nguyên cho con ngƣời; chứa đựng chất thải; chức năng lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời; bảo vệ con ngƣời và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Còn lại 35 % chọn những đáp án đơn lẻ, chƣa đầy đủ.

+ Đối với khái niệm về biến đổi khí hậu: Có 75% HSSV trả lời đúng khái niệm về BĐKH đó là: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo; là hiện tƣợng nhiệt độ trái đất bị nóng lên trên phạm vi toàn cầu và nƣớc biển dâng; là hiện tƣợng khí hậu bị biến đổi do các hoạt động sản xuất của con ngƣời, 25% còn lại chƣa chính xác.

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014)

44

Đối với những hình thức việc tìm hiểu về môi trƣờng và BĐKH: hình thức tìm hiểu qua ti vi, báo đài, internet chiếm lệ cao nhất (80%), tiếp theo là hình thức loa tuyên truyền cổ động (12%), tập huấn về bảo vệ môi trƣờng (6%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là hình thức tìm hiểu qua các học phần về MT\HP có liên quan đến môi trƣờng (2%).

Nhƣ vậy nhận thấy rằng đối với các học sinh sinh viên chuyên ngành khác (ngoài các chuyên ngành tài nguyên môi trƣờng ) thì hầu nhƣ không đƣợc tìm hiểu về các nội dung về môi trƣờng và biến đổi khí hậu.

* Về nguyên nhân gây ra BĐKH: Có 54% HSSV đã hiểu đƣợc nguyên nhân

của BĐKH do cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo gây ra đối với các thành phần của khí quyển.

* Về hiểu biết về những nguyên nhân của sự BĐKH :

Việc hiểu biết về những nguyên nhân của sự BĐKH thể hiện qua việc xác định các loại khí nhà kính chủ yếu; cơ chế gây ra BĐKH của các khí nhà kính “Các khí nhà kính hấp thụ và phản xạ trở lại mặt đất bức xạ hồng ngoại từ mặt đất phát ra ngoài không trung”. Đánh giá của sinh viên về nguyên nhân làm cho khí nhà kính tăng lên ở mức độ trung bình: 41,5 % sinh viên xác định nồng độ các khí nhà kính tăng lên là do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch; phá rừng, cháy rừng; chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, rác thải”. Nhận thức đầy đủ của HSSV về nguyên nhân làm cho khí nhà kính tăng lên cũng có sự khác nhau ở các khóa, trong đó cao nhất là sinh viên K49 (45,05%),tiếp đó là HSSV K50 (42.86%), và thấp nhất là khối TC&CĐN (37.36%) thể hiện ở bảng 4.4.

* Về nhận thức biểu hiện của BĐKH:

Phần lớn HSSV có nhận thức cơ bản về các biểu hiện của BĐKH (54.7%), các em đã xác định các biểu hiện của BĐKH đƣợc thể hiện cụ thể là “Trời nóng hơn, thời tiết bất thƣờng hơn; nƣớc biển dâng cao, xâm nhập mặn tăng cƣờng; các thiên tai có xu hƣớng xảy ra bất thƣờng và khốc liệt hơn”. Trong đó nhận thức của sinh viên K49 là cao nhất (59.34%) và nhận thức của khối TC&CĐN là thấp nhất (50.55%). Nhƣ vậy đã có HSSV trƣờng đã có nhận thức đúng nhƣng chƣa đầy đủ về nguyên nhân của BĐKH: do con ngƣời sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)