IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Sơn La là trung tâm của vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông.
Địa giới:
- Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; - Phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình;
- Phía tây giáp với tỉnh Điện Biên;
- Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào).
Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La có quốc lộ 6 (Hà Nội – Sơn La – Điện Biên) đi qua, là điểm nhấn trên hành lang kinh tế Tây Bắc. Quốc lộ 279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc, có ranh giới với các tỉnh trong nƣớc dài 628 km và có chung đƣờng biên giới Việt Nam – Lào dài 250 km. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 11 huyện.
33 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 - 1000m so với mặt biển, với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Độ dốc bình quân trên 250. Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy sông Đà, Nậm Pịa đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình: Vùng núi có địa thế hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Sơn La nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, một năm chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu và đông), số ngày nắng nhiều, tổng nhiệt hàng năm cao nhƣng khoảng cách cực nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông khá lớn; độ ẩm cao, lƣợng mƣa nhiều và hàng năm mƣa thƣờng tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, cộng với địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió tây (gió Lào), khô và nóng. Chính vì vậy, những diễn biến phức tạp của thời tiết/khí hậu thƣờng diễn ra theo mùa: Mùa đông có thể có những đợt rét đậm/rét hại kéo dài, ít mƣa nên dễ dẫn đến tình trạng hạn hán/thiếu nƣớc; mùa mƣa có thể có những đợt mƣa lớn tập trung trong khoảng thời gian ngắn, dễ dẫn đến tình trạng xói mòn/sạt lở đất, lũ lụt cục bộ, lũ ống và lũ quét.
Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú, khá dày với 2 hệ thống chính là Sông Đà và sông Mã. Đặc điểm chính của hệ thống sông suối là lƣu lƣợng dòng chảy lớn (lớn nhất nằm trên sông Đà đạt 2.720 m3/s, trên sông Mã là 431 m3/s), trắc diện hẹp, tạo ra tiềm năng thủy điện rất lớn, công suất ƣớc khoảng 5.000 MW. Trong đó có 2 công trình lớn là nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình (công suất 1.920) và gần 60 dự án thủy điện vừa và nhỏ có tổng công suất trên 2.000 MW.
Bên cạnh đó, nguồn nƣớc mặt phong phú và nguồn nƣớc ngầm tại khu vực phát triển đô thị, dịch vụ khá thuận lợi, có đủ khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh nằm trên vùng núi cao nhƣ Sơn La, cụ thể tại các khu vực thành phố Sơn La, đô thị Mộc Châu và các khu vực thuộc hai cao nguyên Nà Sản, Mộc Châu,…
Tuy nhiên do phân bố không đều, phần lớn nƣớc mặt thấp hơn mặt đất canh tác cho nên việc khai thác, sử dụng cho phát triển đặc biệt là sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, gây tốn kém. Mặt khác, những trận lũ quét và lở đất ven sông suối, ven đƣờng giao thông, gây ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế - xã hội.
34