Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững của Ngân hàng trong giai đoạn tới, tác giả đƣa ra các giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tăng quy mô vốn điều lệ: Là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng trong quá trình hoạt
động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tƣ phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng đƣợc kênh phân phối. Đây cũng là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng – tầm quan trọng chiến lƣợc . Một đặc điểm riêng của kinh doanh ngân hàng là sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính bổ trợ cao. Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự phát triển của dịch vụ truyền thống và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới. Dịch vụ ngân hàng phát triển giúp cho hoạt động huy động vốn và đầu tƣ cũng phát triển theo. Đến với ngân hàng, khách hàng mở tài khoản giao dịch, thực hiện các giao dịch từ tài khoản của mình. Qua tài khoản của khách hàng, ngân hàng có thể tăng huy động vốn, tận dụng tối đa sử dụng tiền nhàn rỗi cho đầu tƣ. Qua đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng nhiều loại hình dịch vụ, nhƣ tƣ vấn đầu tƣ cho khách hàng .v.v.
Đối với khách hàng: Dịch vụ ngân hàng ra đời mang đến nhiều tiện ích. Không có sự tham gia của ngân hàng, để thực hiện thanh toán khách hàng phải dùng tiền mặt, phát sinh rủi ro và chi phí cao. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng đã giảm thiểu các hạn chế này. Dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ… thực sự là những sản phẩm cần thiết trong ví mỗi khách hàng. Đối với giao dịch xuất nhập khẩu, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng có lợi ích nổi trội. Khách hàng sẽ đƣợc tƣ vấn về thông lệ quốc tế, hƣớng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế từ đó giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, tạo sự tin tƣởng, thân thiết với các bạn hàng nƣớc ngoài. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khách hàng không cần phải đến ngân hàng giao dịch mà chỉ cần sử dụng máy vi tính, sử dụng các dịch vụ hiện đại, nhƣ internet banking, home banking, và phone banking. Dịch vụ ngân hàng thực sự có vai trò lớn đối với
sự phát triển của nền kinh tế, đối với chính bản thân mỗi ngân hàng và khách hàng, mang lại lợi nhuận và tiện ích.
Phát triển dịch vụ là hƣớng đi bền vững cho NHTM. Trong ba lĩnh vực hoạt động chính của NHTM (tín dụng, đầu tƣ và dịch vụ), hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã đƣợc NHTMVN khai thác một cách triệt để. Hoạt động đầu tƣ có nhiều rủi ro, nhất là khi thị trƣờng biến động. Hoạt động dịch vụ có thể mang lại khoản thu nhập đáng kể với rủi ro có thể kiểm soát đƣợc. Đây là điểm mạnh của dịch vụ ngân hàng cần đƣợc khai thác, đặc biệt đối với thị trƣờng có dân số cao nhƣ Việt Nam. Có thể nhận thấy khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, không thể tiếp tục phát triển, cơ cấu thu nhập của ngân hàng trong trƣờng hợp này sẽ bị thay đổi theo hƣớng tiêu cực. Khi đó, đối với ngân hàng có mảng hoạt động dịch vụ chƣa đƣợc đầu tƣ và phát triển đáng kể, nền tảng dịch vụ yếu sẽ không đủ sức để có thể đảm bảo cân bằng tình hình tài chính của ngân hàng. Do đó, tất yếu đòi hỏi ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn trong việc định hƣớng nghiên cứu và phát triển mạnh hoạt động dịch vụ.
Thứ ba, đầu tƣ phát triển công nghệ.Trong môi trƣờng cạnh tranh hiện đại, công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự thành công của các ngân hàng. Cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu, Ngân hàng HTX Việt Nam- CN Hải Dƣơng cần nâng cấp đầu tƣ phát triển công nghệ hiện đại có khả năng liên kết trong hệ thống, để nâng cao nặng lực cạnh tranh trƣớc xu thế các NHTM cạnh tranh ngày càng gay gắt…
Thứ tư, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
- Tuyển dụng: Tiếp tục duy trì chính sách tuyển dụng trọng dụng nhân tài để tuyển dụng đƣợc những ngƣời có đủ đức đủ tài, để đảm nhiệm công việc đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống ngân hàng hiện nay.
- Đào tạo: Có các chính sách khuyến khích cán bộ, nhân viên trong ngân hàng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cử những ngƣời có năng lực quản trị giỏi đi đào tạo học tập phƣơng thức làm việc, cách tổ chức, quản lý tại các nƣớc phát triển trên thế giới.
Thứ năm, tăng cƣờng hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, NH HTX Việt Nam cần đẩy mạNH HTX VN với các ngân hàng nƣớc ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành và những phần mềm ứng dụng công nghệ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt giao dịch đảm bảo an toàn, ổn định.
KẾT LUẬN
Gia nhập WTO, không chỉ các ngân hàng thƣơng mại phải đƣơng đầu với cạnh tranh từ các tổ chức tài chính nƣớc ngoài mà hệ thống QTDNDCS cũng phải đối đầu với cuộc cạnh tranh này. Vì vậy việc đánh giá đúng năng lực cạnh tranh và lựa chọn cho mình chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt đảm bảo sự tồn tại và thành công đối với mỗi doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu, ứng dụng các cơ sở lý luận, các học thuyết về cạnh tranh và các mô hình về năng lực cạnh tranh. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay NH HTX VN-CN Hải Dƣơng còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao trình độ quản lý và chất lƣợng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu trên cả thị trƣờng trong và ngoài địa bàn.
Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đƣa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của NH HTX VN-CN Hải Dƣơng trên cơ cở những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức so với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, và Chi nhánh phải có những giải pháp để tạo uy tín, vị thế trên thị trƣờng.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình, song việc hoàn thiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để giúp đề tài đƣợc hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo, các thầy, cô giáo và tập thể cán bộ giảng viên của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Thƣơng Mại (2006), Cạnh tranh trong khu vực ngân hàng dự án hỗ
trợ thương mại đa biên II, báo cáo về quy định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, 15/12/2006 do Bộ thƣơng mại phối hợp cùng Ủy Ban Châu Âu thực hiện;
2. Dƣơng Ngọc Dũng (2009), Chiến lƣợc cạnh tranh theo lý thuyết của
Michael E.Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;
3. Dƣơng Ngọc Dũng (2005), Chiến lƣợc cạnh tranh theo tác giả Micheal
E.Porter; NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
4. Trần Hùng (2010), Tài liệu giảng dạy Chiến lƣợc cạnh tranh, Trƣờng
Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội;
5. Koler Philip (2003), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê (Sách dịch);
6. Phạm Quốc Khánh(2010) “Hoàn thiện hoạt động phân tích đối thủ cạnh
tranh” – Tạp chí Ngân hàng (Số 15/2010)
7. Michael E.Porter (1996), Chiến lƣợc cạnh tranh, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội;
8. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2005), QĐ493/NHNN-QĐ
9. Nhà xuất bản tài chính (2004), Quản trị ngân hàng thƣơng mại của Peter Rose
10.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Vụ chiến lƣợc phát triển ngân hàng
(2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tăng cƣờng sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động của các Tổ chức Tín dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê.
11.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Vụ chiến lƣợc phát triển ngân hàng
(2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển dịch vụ bán lẻ của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin
động kinh doanh;
13.Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Hải Dƣơng (2008, 2009, 2010),
Số liệu chính thức các tổ chức tín dụng Nhà nước, các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh;
14.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Đề án phát triển ngành ngân
hàng đến 2010 và định hướng đến 2020, Hà Nội
15.Tạp chí Ngân hàng các số năm 2006, 2007, 2008;
16.Nguyễn Thị Phƣơng Trâm (2008), Chất lƣợng dịch vụ ngân hàng điện
tử: So sánh giữa mô hình SERVQUAL và GRONROOS, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM
Tiếng Anh
17.Ajitabh, A, and K. Momaya, (2002), “Competitiveness of firms :
Review of Theory, frameworks and models”, singapore Manage, Rev, 26. 45- 58
18.Irma, A., 2000. Development of market orientation and competitiveness
of Ukrainianfirms.Eur. J. Market., 34: 1128-1148.
19.Amadeh. H and M. Jafarpoor, 2009 " Specification of obstacles and solutions of electronic banking development within the framework of Iran at 1104 prospective.J. Knowledge Dev., 26, 1-43.
20.Hempell, H.S., 2002. Testing for Competition among German Banks.
Economic Research Centre of the Deutsche Bundesbank, Germany.
21.Hondroyiannis, G., L. Sarantis and P. Evangelia, 1999. Assessing
competitive conditionsin the Greek banking system. J. Int. Financial Markets Inst. Money,9:377
22.Jun-Yang, X. and L. Wei-jiang, 2002. Banks in China from the world rankings ofInternationalcompetitiveness. J. Shanghai Finance, Vol. 12.
23.Guan J.C., R. Yam, C.K. Mok and N. Ma, 2004. A study of the relationship between competitiveness and technological innovation capability based on DEA models. Eur. J. Operat. Res., 4: 24-38.
Internet
24.Website: http://co-opbank.vn/;
25.Website: http://www.vapcf.org.vn (www.hiephoiqtdnd.org.vn);