Kết quả xác định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn E.coli phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu s ự ô nhiễm vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella ở thịt gà tại một số ch ợ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

được từ thịt gà

Từ các chủng E.coli phân lập được, chúng tôi tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh hóa: Khả năng lên men đường glucose, lactose, saccharose, khả năng sinh H2S, sinh Indol. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6. Kết quả xác định đặc tính sinh hoá của một số chủng E.coli phân lập được từ thịt gà Nguồn gốc mẫu Số chủng VK

Glucose Lactose Saccharose H2S Indol

(+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) Chợ quản lý 10 10 100 10 100 10 100 0 0 10 100 Chợ tạm 10 10 100 10 100 10 100 0 0 10 100 Tính chung 20 20 100 20 100 20 100 0 0 20 100

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy: 100% các chủng thửđều không sinh H2S, 100% lên men đường Glucose, Lactose, Saccharose và sinh Indol.

Theo Bergeys (1957) [27], Nguyễn Như Thanh (2001) [15], tất cả các chủng E.coli phân lập được đều có các đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn E.coli như: lên men đường glucose, lactose, sacchrose, sinh indol. Kết quả nghiên cứu của chúng em phù hợp với nhận định của các tác giả trên.

4.3.2. Kết quả xác dịnh đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ thịt gà

Sau khi tiến hành kiểm tra đặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn

Salmonella phân lập được, chúng tôi tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh hóa về: Khả năng lên men đường glucose, lactose, saccharose, khả năng sinh H2S, sinh Indol. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Kết quả xác định đặc tính sinh hoá của một số chủng

Salmonella phân lập được từ thịt gà

Nguồn gốc mẫu Số chủng VK

Glucose Lactose Saccharose H2S Indol

(+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) (+) Tỷ lệ (%) Chợ được quản lý 3 3 100 0 0 3 100 3 100 0 0 Chợ tạm 3 3 100 0 0 3 100 3 100 0 0 Tính chung 6 6 100 0 0 6 100 6 100 0 0

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy: 100% các chủng thửđều không lên men đường Lactose và không sinh Indol, 100% lên men đường Glucose, Saccharose có sinh hơi và 100% sinh H2S.

Như vậy, hầu hết các chủng vi khuẩn Salmonella đưa ra giám thịđều có các đặc tính nuôi cấy và đặc tính sinh hóa như: lên men đường glucose và saccharose, không lên men đường lactose; sinh H2S; không sinh Indol.

4.4. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập từ thịt gà từ thịt gà

Để thửđộc lực, chúng em đã sử dụng chuột bạch để tiêm truyền, xác định tính gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập được.

4.4.1. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn E.coli phân lập được từ thịt gà

Bảng 4.8. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn E. coli trên chuột bạch Ký hiệu chủng Số chuột tiêm (con) Số chuột chết (con) Tỷ lệ (%) Thời gian chết (giờ) E6 3 2 66,67 36 – 48 E10 3 2 66,67 36 – 48 E19 3 3 100 24 – 48 E24 3 1 33,33 24 – 36 E33 3 3 100 24 – 48 E50 3 2 66,67 36 – 48

(Chú thích: E1, E2,…, E6 là ký hiệu các chủng E.coli phân lập được) Kết quả thu được từ bảng 4.8 cho thấy: Sau 48 giờ kể từ khi công cường độc, các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đã xác định được độc lực qua khả năng gây chết chuột thí nghiệm. Có 2 chủng gây chết cả 100% chuột thí nghiệm. Có 1 chủng gây chết chuột trong vòng 24 - 36h; 3 chủng gây chết chuột trong vòng 36 - 48h. Tổng các chủng E.coli đem thử độc lực gây chết 72,2% chuột thí nghiệm. Điều này chứng tỏ, độc lực của các chủng E.coli

phân lập được là rất mạnh.

Những chuột chết mổ khám quan sát bệnh tích cho thấy: Nơi tiêm phát sinh thủy thũng, gan, lách sưng, tụ máu, ruột chướng hơi, viêm ruột. Phân lập vi khuẩn từ bệnh tích (máu tim, gan, lách, ruột non…) của chuột chết đều tìm thấy E.coli.

4.4.2. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ thịt gà thịt gà

Bảng 4.9. Kết quả xác định độc lực của Salmonella trên chuột bạch

Ký hiệu chủng Số chuột tiêm (con) Số chuột chết (con) Tỷ lệ (%) Thời gian chết (giờ) S9 3 2 66,67 36 – 48 S20 3 3 100 24 – 48 S25 3 1 33,33 24 – 36 S32 3 2 66,67 36 – 48 S40 3 3 100 24 – 48 S51 3 3 100 24 – 36

(Chú thích: S1, S2,…, S6 là ký hiệu các chủng Salmonella phân lập được) Kết quả thu được từ bảng 4.9 cho thấy: Sau 48 giờ kể từ khi công cường độc, các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đã xác định được độc lực qua khả năng gây chết chuột thí nghiệm. Có 3 chủng gây chết cả 100% chuột thí nghiệm. Có 1 chủng gây chết chuột trong vòng 24 - 36h, 2 chủng gây chết chuột trong vòng 36 - 48h. Tổng các chủng Salmonella đem thử độc lực gây chết 77,9% chuột thí nghiệm. Điều này chứng tỏ, độc lực của các chủng

Salmonella phân lập được là rất mạnh.

Những chuột chết mổ khám quan sát bệnh tích cho thấy: Nơi tiêm phát sinh thủy thũng, gan, lách sưng, tụ máu, ruột chướng hơi, viêm ruột. Phân lập vi khuẩn từ bệnh tích (máu tim, gan, lách, ruột non…) của chuột chết đều tìm thấy Salmonella.

Kết quả trên cho thấy, các chủng vi khuẩn Salmonella được lựa chọn thửđộc lực gây chết chuột là những chủng Salmonella có độc lực và khả năng gây bệnh mạnh. Vì vậy, nếu người ăn phải thực phẩm nhiễm các chủng vi

khuẩn này sẽ bị đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, thân nhiệt có thể hơi tăng, trường hợp nặng có thể sốt cao, người mệt mỏi, chân tay co quắp, đổ mồ hôi, bệnh kéo dài vài ngày mới khỏi. Qua đó, chúng tôi nhận thấy tình trạng ô nhiễm vi khuẩn trên thịt lợn tươi đáng báo động. Hơn nữa, vi khuẩn Salmonella mà chúng tôi phân lập và xác định các đặc tính sinh vật, hóa học đều có vai trò gây bệnh lớn, nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

4.5. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn

E.coli và Salmonella phân lập được từ thịt gà

4.5.1. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập được từ thịt gà

Bảng 4.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn

E.coli phân lập được từ thịt gà

Loại kháng sinh Số chủng xác định Mức độ mẫn cảm Rất mẫn cảm Mẫn cảm trung bình Mẫn cảm yếu Kháng N % N % N % N % Cephalecin (CP) 6 3 50,00 2 33,33 1 16,67 0 0 Kanamicin (Kn) 6 0 0 2 33,33 3 50,00 1 16,67 Colistin (Co) 6 0 0 1 16,67 2 33,33 3 50,00 Norfloxacin (Nr) 6 4 66,67 1 16,67 1 16,67 0 0 Clindamicin (Cl) 6 3 50,00 2 33,33 1 16,67 0 0 Gentamicin (Ge) 6 1 16,67 3 50,00 2 33,33 0 0 (Chú thích: + : Dương tính, % : tỷ lệ)

Qua bảng 4.10 cho thấy: E.coli rất mẫn cảm với Cephalecin, Norfloxacin, Clindamicin, Gentamicin tỷ lệ từ 16,67 – 66,67% đối với những chủng mà chúng tôi phân lập và thử nghiệm với các loại thuốc trên. Các loại kháng sinh Cephalecin, Kanamicin, Colistin, Norfloxacin, Clindamicin, Gentamicin thì mẫn cảm trung bình với E.coli tỷ lệ từ 16,67 – 50,00%. Điều này chứng tỏ, tuy là một vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm song bệnh do vi khuẩn này gây ra có thểđiều trị hiệu quả tận gốc bệnh nếu sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng liệu trình. E.coli ít kháng thuốc. Qua bảng kết quả thử nghiệm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ E.coli kháng thuốc thấp là 16,67%, nhưng E.coli lại kháng thuốc rất cao với kháng sinh Kanamicin, Colistin là 16,67 – 50,00%.

4.5.2. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ thịt gà

Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn

Salmonella phân lập được từ thịt gà

Loại kháng sinh Số chủng xác định Mức độ mẫn cảm Rất mẫn cảm trung bình Mẫn cảm Mẫn cảm yếu Kháng + % + % + % + % Cephalecin (CP) 6 3 50,00 2 33,33 1 16,67 0 0 Kanamicin (Kn) 6 0 0 1 16,67 2 33,33 3 50,00 Colistin (Co) 6 0 0 1 16,67 4 66,67 1 16,67 Norfloxacin (Nr) 6 4 66,67 2 33,33 0 0 0 0 Clindamicin (Cl) 6 0 0 0 0 3 50,00 3 50,00 Gentamicin (Ge) 6 1 16,67 4 66,67 1 16,67 0 0 (Chú thích: + : Dương tính, % : tỷ lệ)

Từ bảng 4.11 thu được các kết quả như sau: Salmonella rất mẫn cảm với Cephalecin, Norfloxacin tỷ lệ từ 50,00 – 66,67% đối với những chủng mà chúng tôi phân lập và thử nghiệm với các loại thuốc trên. Các loại kháng sinh Cephalexin, Kanamicin, Colistin, Norfloxacin, Gentamycin thì mẫn cảm trung bình với Salmonella tỷ lệ từ 16,67 - 66,67%. Điều này chứng tỏ, tuy là một vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm song bệnh do vi khuẩn này gây ra có thể điều trị hiệu quả tận gốc bệnh nếu sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đủ liệu trình. Qua bảng kết quả thử nghiệm chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ Salmonella kháng thuốc thấp là 16,67%, nhưng Salmonella lại kháng thuốc rất cao với kháng sinh Clindamycin, Kanamicin là 50,00%. So sánh kết quả thu được với kết quả của một số tác giả trong nước nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella thì thấy không có sự sai khác nhiều. Theo Phùng Quốc Chướng (2005) [6], vi khuẩn Salmonella mẫn cảm nhất với Norfloxacin (100%); theo Tô Liên Thu (2004) [18], thì vi khuẩn Salmonella phân lập được từ thịt lợn mẫn cảm cao với Norfloxacin (90%) và Gentamycin (90%).

4.6. Đề xuất một số biện pháp hạn chế sự ô nhiễm vi khuẩn E.coli và

Salmonella trong thịt gà tại thành phố Thái Nguyên 4.6.1. Giải pháp trước mắt

4.6.1.1. Giải pháp kỹ thuật

- Trong giết mổ:

+ Thợ giết thịt và chủ nuôi phải thực hiện tốt các công đoạn vệ sinh từ dụng cụ, quy trình trước, trong và sau khi giết mổ như: Cắt tiết, nhổ lông, mổ gà ở nơi sạch sẽ, làm lòng riêng biệt.

+ Không được giết mổ gà ốm bệnh mà chưa rõ nguyên nhân. + Sử dụng nguồn nước sạch cho việc giết mổ và làm lòng. - Trong vận chuyển, phân phối, tiêu thụ:

+ Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi bán thịt, chất liệu phải không han gỉ, bóng, không thấm nước để dễ cọ rửa.

+ Phải có lưới che đậy ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác trên thịt. + Không mổ thịt gà một cách ồạt để thời gian tiêu thụ trên một con gà là ngắn nhất.

- Trong kiểm soát giết mổ:

+ Cán bộ kiểm dịch phải 100% được đào tạo qua lớp kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật, có sức khỏe và tâm huyết nghề nghiệp.

+ Xử lý nghiêm túc các sản phẩm thịt không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.6.1.2. Các giải pháp quản lý

- Các cấp chính quyền, chuyên ngành thú y cấp trên, UBND huyện, xã chỉ đạo trạm thú y và cán bộ kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với tổ kiểm tra liên ngành, ban quản lý chợ thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các quầy bán kinh doanh thịt, kiểm tra 100% số chợ và các tụ điểm buôn bán thịt trong toàn huyện.

- Chuyên ngành thú y không ngừng nâng cao vai trò tham mưu, quản lý và thường xuyên nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thú y làm công tác kiểm dịch.

4.6.1.3. Các giải pháp xã hội

- Đối với người kinh doanh thịt gà: Phải có bản cam kết với cấp chính quyền và trạm thú y thực hiện đúng các quy định cần thiết của quầy hàng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường vi sinh vật.

- Đối với người tiêu thụ: Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo cho nhân dân biết về an toàn vệ sinh thực phẩm từđó họ sẽ có cách nghĩ, cách làm

đúng để hạn chế thấp nhất các vụ ngộđộc thực phẩm cho người và truyền lây vi sinh vật sang động vật khác từ sử dụng thịt.

4.6.2. Giải pháp lâu dài

Tiến tới xây dựng lò mổ nhà nước hoặc tư nhân đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cụm và trung tâm chăn nuôi trong thành phố, kiên quyết xóa bỏ các điểm giết mổ lan tràn như hiện nay.

Đẩy mạnh pháp chế thú y: Bắt buộc các chủ lò mổ và quầy bán thịt phải thực hiện nghiêm túc các quy trình vệ sinh thú y trong giết và bày bán. Có như vậy mới bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu và thảo luận ở phần trên cho phép chúng em rút ra một số kết luận sau:

1. Có các hộ giết mổ hoạt động liên tục ở 4 phường: Quang Vinh, Tân Long, Tân Lập, Túc Duyên.

2. Đã khảo sát được toàn thành phố có 518 quầy bán thịt gà, trong đó có 496 quầy đã được cơ quan Thú y kiểm tra, kiểm dịch, chiếm tỷ lệ 95,75%.

3. Các mẫu thịt gà lấy tại chợ thuộc phường Tân Lập có tỷ lệ nhiễm

E.coli cao nhất (53,33%), phường Quang Vinh thấp nhất (40,00%); phường Tân Long có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất (20,00%), hai phường Quang Vinh và Túc Duyên thấp nhất (6,67%).

4. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli tại chợ được quản lý (48,00%) thấp hơn chợ tạm (52,00%) và Salmonella tại các chợ được quản lý (12,00%) thấp hơn so với chợ tạm (16,00%).

4. Các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập được đều thể hiện các đặc tính sinh vật, hóa học đặc trưng như các tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả.

5. Các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập được có độc lực mạnh, sau 48h kể từ khi công cường độc đã gây chết tới 72,22% - 77,79% chuột thí nghiệm.

6. Các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập mẫn cảm với các loại kháng sinh với tỷ lệ khác nhau: E.coli mẫn cảm mạnh với Cephalecin, Norfloxacin, Clindamicin kháng thuốc mạnh nhất với Kanamicin, Colistin;

Salmonella mẫn cảm mạnh với Cephalecin, Norfloxacin kháng thuốc mạnh nhất với Kanamicin, Clindamicin.

5.2. Đề nghị

- Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực chợ.

- Gia súc, gia cầm phải được giết mổ tập trung để thuận tiện cho việc kiểm dịch trước và sau khi giết mổ.

- Khi thịt xác định bị nhiễm khuẩn, sinh độc tố hoặc mang mầm bệnh, cơ quan quản lý phải cương quyết xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch của nhà nước.

- Khu vực bán thịt phải được tập trung, nơi bày bán thịt phải làm bằng các vật liệu không tích ẩm để dễ vệ sinh, khu vực xung quanh nơi bán thịt phải được vệ sinh thường xuyên.

- Người tiêu dùng cần biết cách lựa chọn mua thực phẩm và thời gian mua hợp lý.

- Cần tiếp tục nghiên cứu mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên thịt khi lưu thông trên thị trường trên diện rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Thị Trà An (2006), "Tình hình nhiễm Salmonella trong phân và trong

thân thịt (Bò, Heo, Gà) tại một số tỉnh phía Nam", Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú y, Tập 3 (Số 2).

2. Võ Ngọc Bảo (2006), "Tình hình nhiễm Salmonella trên thân thịt gà tại các lò giết mổ gia cầm thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú y, Tập 3 (Số 2).

3. Bộ Y tế (2007), Quyết định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm". 4. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2012), Số vụ ngộđộc thực phẩm năm 2012, Bộ Y tế. 5. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2013), Số vụ ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm 2013, Bộ Y tế. 6. Phùng Quốc Chướng (2005), “Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của một số thuốc kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ vật nuôi tại ĐăkLăk”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 1, tr 53.

7. Trần Quang Diên (2001), Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc tính gây bệnh của Salmonelllagallinarum Salmonellapullorum trên gà công nghiệp và chế kháng nguyên chẩn đoán. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

8. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty (1995), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, Tập I. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

9. Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm (1995), Đặc tính sinh học của các chủng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu s ự ô nhiễm vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella ở thịt gà tại một số ch ợ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)