II- MÔ PHỎNG CHO BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 5 BẬC
1. Phân tích mô phỏng
Với sự phân tích lý thuyết ở trên, kết hợp phần mềm Psim để mô phỏng. Tuy nhiên, trong thư viện hàm của Psim không có khối tạo ra Voffset
như đã mô tả. Vì vậy, để tạo được Voffset ta phải sử dụng khối hàm DLL
(dynamic link library) trong Psim. Đầu tiên viết chương trình bằng ngôn ngữ C/C++ sau đó dịch sang file DLL bằng Microsoft C/C++ hoặc Borland C++, chép file DLL vào trong thư mục Psim. Trong Psim ta dùng khối hàm DLL để thực hiện mô phỏng.
Chương trình tạo Voffset được viết trong Microsofl visual C++ 6.0 như sau:
#include<math.h>
void _declspec(dllexport) ham (double t,double delt,double *in,double *out) { double a,b,c; a=in[0]; b=in[1]; c=in[2]; if(a>b) {
if(a>c) { out[0]=a; if(b>c) { out[2]=c;} else { out[2]=b;} } else { out[0]=c;out[2]=b;}} else { if(b>c) { out[0]=b; if(a>c) { out[2]=c;} else { out[2]=a;} } else { out[0]=c;out[2]=a;}} out[1]=(out[0]+out[2])/2; }
Viết chương trình xong, tạo file .dll sau đó chép vào thu mục Psim. Trong Psim ta lấy khối hàm DLL (3-input,output), khai báo cho khối hàm này bằng tên file .dll vừa tạo.
Kết quả ta có tín hiệu phía output lần lượt là max, Voffset , min của 3 sóng điều khiển, từ (3.1) ta tính được VxSFO.
2. Mô phỏng
Sơ đồ mô phỏng (bản vẽ A3). Trong đó sóng điều khiển có tần số 50Hz, tỉ số điều chế m=0,8. Sóng mang tam giác PD 2000Hz. Các nguồn DC cân bằng có tổng điện áp 400V. Tải RL: R=1Ω , L=0.02H. Còn lại trên sơ đồ là các đồng hồ đo.
3. Các kết quả thu được
Hình 3.2 - Điện áp điều khiển Max, Min và Voffset
Hình 3.3 - Sóng VaSFO và sóng tam giác PD
Hình 3.5 - điện áp pha – tâm nguồn DC pha A
Hình 3.6 - Điện áp pha – tâm nguồn pha A,B,C
Hình 3.8 - Điện áp tải 3 pha A,B,C
Hình 3.9 - Dòng điện pha A
4. Nhận xét
Với phương pháp SFO-PWM ta có đáp ứng tải tương tự như phương pháp SH-PWM, hài bậc cao nhỏ hơn chút ít và tổn thất chuyển mạch của các công tắc cũng thấp hơn do giảm bớt thành phần thứ tự không.
Chương 4: ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU VỚI NGUỒN DC CÂN BẰNG - PHƯƠNG PHÁP VECTOR KHÔNG GIAN