IV- ĐIỀU KHIỂN NGHỊCH LƯU ĐA BẬC VỚI CÁC NGUỒN BẤT KỲ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH SÓNG ĐIỀU KHIỂN
2. Mô phỏng điều khiển nghịch lưu 5level với nguồn DC dao động bằng phương pháp medium DPPWM
bằng phương pháp medium DPPWM
a) Khối hiệu chỉnh biên độ sóng điều khiển
Biên độ sóng điều khiển sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với sự dao động của tổng nguồn DC. Chương trình hiệu chỉnh như sau:
#include <math.h>
__declspec(dllexport) void math (double t,double delt,double *in,double *out) { double vsconst,vs,va,vb,vc; double d; vsconst=in[0]; vs=in[1];
va=in[2]; vb=in[3]; vc=in[4]; d=vsconst/vs; out[0]=d; out[1]=(va-2)*d+2; out[2]=(vb-2)*d+2; out[3]=(vc-2)*d+2; out[4]=0;out[5]=0; } b) Mô phỏng
Sơ đồ mô phỏng (bản vẽ A3). Trong đó sóng điều khiển có tần số 50Hz, tỉ số điều chế m=0,8. Sóng mang tam giác PD 2500Hz. Các nguồn DC không cân bằng có các giá trị:
Vdc1=80 + 10sin(2π40t) Vdc2=180 + 15sin(2π10t) Vdc3=80 + 10sin(2π30t) Vdc4=60 + 15sin(2π20t)
Tổng yêu cầu Vdc=400v. Tải RL: R=5Ω, L=0.01H. Còn lại trên sơ đồ là các đồng hồ đo.
Kết quả mô phỏng:
Hình 5.23 - Điện áp tại các bậc
Hình 5.24 - Điện áp tương đối tại các bậc
Hình 5.26 - Tín hiệu áp điều khiển yêu cầu và V0p
Hình 5.27 - Hiệu chỉnh biên độ áp điều khiển
Hình 5.29 - Điện áp tham chiếu và sóng mang PD
Hình 5.30 - Điện áp điều khiển và sóng mang PD
Hình 5.32 - Điện áp ba pha tải
Hình 5.33 - Dòng điện ba pha tải
Nhận xét:
Với bộ điều khiển nghịch lưu áp có nguồn dao động ta vẫn có thể điều khiển áp và dòng tải được theo yêu cầu khi nguồn dao động bất kỳ. Điều này rất cần thiết vì trong thực tế các nguồn thường luôn thay đổi theo thời gian.
V- KẾT LUẬN
Khi nguồn DC không cân bằng, việc hiệu chỉnh sóng mang hay sóng điều khiển là nhằm đưa điện áp điều chế pha thay đổi tuyến tính theo tín hiệu điều chế quanh điểm có điện thế đến chuẩn là U/2, khi chưa hiệu chỉnh điều này chỉ đúng khi các nguồn DC cân bằng hoàn toàn.
Với mọi điều kiện của nguồn DC ta vẫn có thể hiệu chỉnh cân bằng đáp ứng áp và dòng tải, từ đó có thể điều chế chính xác đáp ứng cho tải mà không cần đòi hỏi cao về chất lượng nguồn DC cung cấp cho bộ nghịch lưu. Việc hiệu chỉnh tín hiệu điều khiển khi nguồn DC không cân bằng có thể kết hợp với các phương pháp điều chế khác nhau nhằm thỏa các đòi hỏi kỹ thuật khác nhau.
Chương 6: ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU 3 PHA 4 DÂY
I- GIỚI THIỆU
Bộ chuyển đổi 3 pha 3 dây đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các hệ thống công suất như điều khiển động cơ đồng bộ, phương pháp điều khiển độ rộng xung PWM nhiều nhất là sóng mang PWM (CPWM) và không gian vector (SVPWM)
Bộ chuyển đổi 3 dây được ứng dụng trong tải ba pha cân bằng, điểm trung tính được cô lập, với dòng thứ tự không bị triệt tiêu. Gần đây tải phi tuyến được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, dòng ba pha không cân bằng và xuất hiện dòng trung tính. Để đáp ứng bộ chuyển đổi 4 dây được cần đến.