Phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 45)

C hương 1: GIỚI THIỆU

4.2.2Phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nhóm tỷ số này cho biết hiệu quả đem lại của những khoản mục mà công ty đã đầu tư vào nó, nó đã được đầu tư đúng hay chưa hiệu quả như thế nào?

Từ bảng cân đối kế toán với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta tính toán các tỷ số như ở bảng sau

41 Bảng 4.6 Các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(1)Doanh thu thuần Đồng 9.346.511.064 12.157.338.831 10.318.730.489

(2)Vốn lưu động Đồng 4.693.517.626 4.075.611.203 4.469.604.698

(3)Giá trị tài sản cố định Đồng 655.265.154 537.992.430 899.558.090

(4) Tổng tài sản Đồng 5.352.572.140 5.191.574.765 5.560.702.558

(5)Giá vốn hàng bán Đồng 7.459.551.599 9.261.306.315 8.176.851.543

(6)Hàng tồn kho Đồng 2.924.696.922 3.461.628.576 3.175.565.456

(7)Khoản phải thu Đồng 659.125.155 990.944.071 557.826.307

(8) Doanh thu bình quân/ ngày Đồng 25.807.849 33.806.389 28.279.011

Vòng quay hàng tồn kho (5/6) Lần 2,55 2,68 2,57

Kỳ thu tiền bình quân (7/8) Ngày 25,54 29,31 19,73

Vòng quay vốn lưu động (1/2) Lần 1,99 2,98 2,31

Vòng quay vốn cố định (1/3) Lần 14,26 22,60 11,47

Vòng quay tổng tài sản (1/4) Lần 1,75 2,34 1,86

42

Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. Tỷ số này nói lên tốc độ lưu chuyển hàng hoá bao nhiêu vòng trong kỳ. Giá trị tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, tình hình tiêu thụ hàng hoá tốt bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản hao hụt cũng như vốn bị ứ động. Tuy nhiên, nếu giá trị tỷ số này lớn cũng có thể do giá trị hàng tồn kho bình quân thấp, trong trường hợp này công ty không đủ hàng cung cấp cho khách hàng, điều này dể làm mất khách. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho nhỏ có thể là do tình hình tiêu thụ chậm hoặc do tồn kho hàng hoá quá mức cẩn thiết.

Qua bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 2,55 lần, đến năm 2012 là 2,68 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm còn 2,57 lần giảm 0,11 lần so với năm 2012. Nhìn chung tổng thể 3 năm thì năm 2012 công ty có tốc độ lưu chuyển hàng hoá tốt nhất vì ở năm này sản lượng được bán nhiều nhất.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của công ty (khoản bán chịu). Tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản nợ phải thu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt nhưng vẫn còn phải tuỳ thuộc vào chính sách của công ty trong việc thanh toán tiền hàng. Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 chỉ tiêu này đạt 25,54 ngày, năm 2012 tăng lên 29,31 ngày, năm 2013 giảm còn 19,73 ngày. Mặc dù chỉ tiêu này có giá trị dao động giữa ba năm nhưng đối với công ty kinh doanh máy điều hoà theo phương thức bán hàng trả ngay và trả chậm thì đã khá hợp lý.

Vòng quay vốn lưu động

Tỷ số này phản ánh tốc độ chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, công tác sản xuất kinh doanh.

Từ bảng trên cho thấy vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2011 là 1,99 lần, tức là một đồng vốn lưu động mang lại 1,99 đồng doanh thu, đến năm 2012 thì một đồng vốn lưu động hoạt động đem lại 2,98 đồng doanh thu, tăng 0,99 đồng so với năm 2011. Năm 2013 vốn lưu động hoạt động hoạt động kém hiệu quả hơn khi một đồng vốn chỉ đạt 2,31 đồng doanh thu giảm đi so với năm 2012 là 0,67 lần. Nguyên nhân là do doanh thu năm này giảm và vốn lưu động lại tăng.

Vòng quay vốn cố định

Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ở bảng 4.6 cho thấy năm 2011 số vòng quay vốn cố định là 14,26 lần. Đến năm 2012 con số này tăng lên 22,60 lần, tăng 8,34

43

lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định năm 2012 là khá hiệu quả. Nhưng đến năm 2013 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa đi vào hoạt động sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay tài sản cố định giảm xuống còn 11,47, tức là giảm 11,13 lần.

Vòng quay tổng tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Năm 2011, một đồng vốn tạo ra được 1,75 đồng doanh thu, năm 2012 cứ một đồng vốn tạo ra 2,34 đồng doanh thu, tăng 0,59 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 một đồng vốn tạo ra 1,86 đồng doanh thu giảm 0,48 đồng. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn không đạt hiệu quả.

44 Bảng 4.7 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau thuế Đồng 70.957.809 (36.544.630) (194.663.546)

Doanh thu thuần Đồng 9.346.511.064 12.157.338.831 10.318.730.489

Vốn chủ sở hữu Đồng 991.940.939 1.775.396.309 1.512.652.804

Tổng tài sản Đồng 5.352.572.140 5.191.574.765 5.560.702.558

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS) % 0,01 0,00 (0,02)

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (ROE)

% 0,07 (0,02) (0,13)

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)

% 0,01 (0,01) (0,4)

45

Nguồn:Phòng kế toán công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật, 2011-2013

Hình 4.2 Biểu đồ biểu diễn khả năng sinh lợi qua 3 năm 2011-2013 Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Cần chú ý các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm đều giảm. Đây là tín hiệu đáng lo ngại cho công ty vì điều này nói lên hiệu quả quản lý đồng vốn không tốt dẫn đến không có lãi. Ta thấy năm 2011 cứ một trăm đồng doanh thu thu được thì thu được 0,01 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2012 và 2013 tỷ lệ này giảm so với năm 2011. Năm 2012 và năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do tổng chi phí đã tăng cao làm cho lợi nhuận giảm xuống. Xét về khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì tăng so với năm 2011, cộng thêm giá vốn hàng bán cũng cao hơn năm 2011.

46

Bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính cũng tăng cao làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Vì vậy, cần chú ý giảm bớt chi phí cho các năm tiếp theo.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, ta thấy rằng ROE của công ty cao hơn ROA, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản vay. Vốn tự có này hoạt động như sau, năm 2011 cứ một trăm đồng vốn thì có 0,07 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2012 và năm 2013 thì một trăm đồng vốn tự có đã tạo ra lợi nhuận âm, giảm hẳn so với năm 2011, năm 2012 giảm 0,09 đồng và năm 2013 giảm 0,15 đồng so với năm 2012.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỳ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Tỷ số này cho biết với một trăm đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong tài sản sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều giảm qua các năm, nhưng năm 2013 là giảm mạnh nhất. Cụ thể năm 2011 tỷ suất này đạt 0,01 đồng lợi nhuận và đến năm 2012 thì giảm xuống còn 0,01 đồng, tức là giảm 0,02 đồng, năm 2013 tốc độ giảm của con số này đã giảm mạnh xuống đến 0,4 đồng lợi nhuận tức là giảm 0,39 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy cứ một trăm đồng vốn công ty sẽ lỗ 0,4 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ rằng tốc độ giảm của lợi nhuận ròng giảm hơn tốc độ giảm của tài sản dẫn đến lợi nhuận trên tài sản có mức giảm nhiều đến vậy. Do đó, công ty cần chú ý hơn nữa đến việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn tốt hơn.

4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy được toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật. Chi phí của quá trình kinh doanh còn cao, trong khi doanh thu lại thấp hơn chi phí, đặc biệt là năm 2013 doanh thu đã giảm gây trở ngại nhiều cho quá trình hoạt động. Công ty cần phát huy tối đa các máy móc, thiết bị, tăng cường công tác quản trị để tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất.

Các hệ số về khả năng thanh toán qua các năm tương đối tốt, thể hiện năng lực trả nợ của công ty là tốt. Công ty nên phát huy chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất về khả năng sinh lời giảm, chứng tỏ yếu kém trong khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem lại lợi nhuận về cho Công ty. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Công ty, do đó nếu quá trình kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dể dàng hơn trong việc tăng các tỷ suất về lợi nhuận.

47

Tóm lại, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đây là thách thức lớn mà Công ty phải vượt qua. Nhưng toàn thể cán bộ, nhân viên của Công ty đang cố gắn hết sức khắc phục khó khăn để không ảnh hưởng đến uy tín với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH VIỆT NHẬT

Trong thực tế, để đưa ra một số chiến lược phù hợp nhất là một vấn đề hết sức khó khăn. Đòi hỏi nhà quản trị phải bỏ ra thời gian dài để nghiên cứu, đồng thời phải kết hợp với thực tế và kinh nghiệm trong kinh doanh, bên cạnh đó công ty kinh doanh trong lĩnh vực máy điều hoà là chủ yếu, là một lĩnh vực nóng bỏng hiện nay, do thời tiết thay đổi, càng ngày càng nóng nực, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty, đây là một thời cơ giúp công ty đi lên, đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Vì vậy, mà mỗi tổ chức kinh doanh cần đưa ra các biện pháp giải quyết cho mình, kết quả đạt được hay không phụ thuộc vào nổ lực, tiềm năng của chính đơn vị mình và Công ty cổ phần cơ điện lạnh Việt Nhật cũng không nằm ngoài quy luật này. Do đó, thông qua những nghiên cứu về hoạt động của Công ty trong thời gian qua, em xin đưa ra một số giải pháp để Công ty có thể tham khảo góp phần củng cố hoạt động của Công ty.

5.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 5.1.1 Vốn cố định 5.1.1 Vốn cố định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, Công ty cần phát huy hết công suất hoạt động để giảm hao phí, tiết kiệm nguyên vật liệu…

Có thể cho thuê tài sản cố định trong lúc không sử dụng hoặc có thể thuê của công ty khác những thiết bị ít dung đến để hạn chế chi phí.

Công ty cần chú ý khi mua sắm máy móc thiết bị mới tiên tiến, công nghệ kỹ thuật cao phải hiểu rõ công dụng cũng cách sử dụng để tận dụng tối đa công suất của máy móc.

Kiểm tra, giám sát các máy móc thiết bị, tránh tình trạng hư hỏng, mất mát và có kế hoạch giải quyết kịp thời đồng thời giám sát chặt chẽ việc trích lập khấu hao tài sản cố định ở các phòng máy, phòng ban.

Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho cán bộ nhân viên trong công ty.

5.1.2 Vốn lưu động

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty luôn cần có một số vốn nhất định, do đó việc huy động vốn bổ sung để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

- Việc Công ty cần làm hiện nay là tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Rút ngắn vòng quay vốn lưu động giúp nâng cao hiệu quả hoạt động

49

kinh doanh, tăng doanh thu cho Công ty. Khi vòng quay vốn lưu động được rút ngắn, một khối lượng vốn lưu động được dư ra và có thể rút khỏi luân chuyển để sử dụng cho mục đích khác. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì việc tiết kiệm được một đồng cũng là rất quan trọng, nó giúp hạ thấp các khoản mục chi phí đến mức hợp lý, góp phần giúp cho sự thắng lợi trong cạnh tranh và giúp Công ty đứng vững trên thị trường.

- Công ty nên đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành bàn giao các công trình, kết hợp với đối tác giải quyết mọi vướng mắc để thanh toán kịp thời các hợp đồng.

- Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa, áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn.

- Có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đúng thời gian quy định, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu nhưng vẫn phải đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng.

5.2 QUẢN LÝ CÁC CHI PHÍ 5.2.1 Chi phí quản lý kinh doanh

Công ty cần tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị để đẩy nahnh tiến độ thực hiện công việc, rút ngắn thời gian hoàn thành để tiết kiệm chi phí. Đồng thời phải lên kế hoạch chi phí cụ thể, quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vượt ngoài kế hoạch phải có sự chấp thuận của cấp quản lý. Bên cạnh đó, Công ty cần quản lý tốt những chi phí phát sinh đôi khi không thể kiểm soát được như về chi phí đi lại, những khoản tu bổ, quản lý tốt tài sản trang thiết bị nhằm giảm chi phí sửa chữa, mua mới… đồng thời cần phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện lạnh việt nhật (Trang 45)