Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ thân cây Ngũ Gia Bì (Schefflera octophylla lour) (Trang 30)

Béo phì và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nhưng nguy hiểm nhất của thế kỉ 21. Hai căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện ở chỗ tỉ lệ người béo phì luôn tăng tương đương với số bệnh nhân bị ĐTĐ. Một cuộc khảo sát của Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị ĐTĐ type 2 được quy cho là do béo phì. Béo phì liên quan tới ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng insulin. Nồng độ acid béo tự do cứ tăng 100µM thì mức đề kháng insulin tăng khoảng 5-10% [2]. Thiếu insulin dẫn đến sự tăng trọng lượng cơ thể, tăng đường máu, cuối cùng dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa béo phì và bệnh ĐTĐ type 2 bao gồm: chỉ số khối cơ thể, thời gian béo phì, chế độ dinh dưỡng, sự vận động thân thể. Một thống kê đã chỉ ra rằng những người có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 kg/m2

trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 cao gấp hai lần người bị béo phì dưới 5 năm và nếu trọng lượng cơ thể tăng một kilogam thì rủi ro về bệnh ĐTĐ type 2 tăng 4,5% [37]. Đây chính là cơ sở để Reed và cộng sự đưa ra phương pháp gây mô hình ĐTĐ thực nghiệm ở động vật bằng cách tiêm STZ liều đơn cho chuột đã được vỗ béo nhiều ngày [49], [51]. Tại Việt Nam, Trần Thị Chi Mai đã áp dụng phương pháp này và đạt hiệu quả 90% chuột xuất hiện ĐTĐ với nồng độ glucose máu ≥10 mmol/l [18].

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo tự do có vai trò trong bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn người béo phì có nồng độ acid béo trong huyết tương tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi dưới tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose của toàn cơ thể, ức chế oxy hóa glucose ở cơ .

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thấy rằng thừa cân và béo phì có một mối liên quan chặt chẽ đến tính kháng Insulin và bệnh ĐTĐ týp 2 và điều đó

cũng không loại trừ ở các bệnh nhân ĐTĐ Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu sâu của Việt Nam về vấn đề này còn chưa nhiều và toàn diện cũng như cập nhật thường xuyên. Cơ sở dữ liệu chủ yếu dựa trên các đề tài khoa học của một số tác giả. (tiêu chuẩn phân loại BMI dựa theo tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO-2000 đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương).

Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự năm 1996 thì người có BMI > 25 có nguy cơ mắc ĐTD týp 2 cao gấp 3,74 lần so với người bình thường [26] . Nghiên cứu của Thái Hồng Quang, tỷ lệ ĐTĐ ở người có béo phì độ 1 cao hơn 4 lần và béo phì độ 2 là 30 lần so với người bình thường[17], [21], [22].

ĐTĐ đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa glucid, sự rối loạn này ảnh hưởng đến môi trường nội môi do đó kéo theo hoặc làm cho quá trình rối loạn chuyển hóa lipid ở mỗi loại ĐTĐ mang những đặc trưng riêng. Đặc trưng chung của rối loạn chuyển hóa lipid trong ĐTĐ là sự tăng triglycerid, giảm HDL-c và LDL-c vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên ở ĐTĐ type 1 rối loạn tăng triglycerid sẽ mất đi khi kiểm soát được glucose máu khác với type 2, rối loạn này có thể vẫn kéo dài mặc dù có sự điều trị giảm glucose máu thích hợp. LDL-c của type 2 cũng có thể tăng nhẹ và xuất hiện nhiều LDL-c với kích thước nhỏ và nặng hơn khi việc kiểm soát glucose kém. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ thân cây Ngũ Gia Bì (Schefflera octophylla lour) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)