Kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hai bà trưng, tp hà nội (Trang 53)

d. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính

3.1.2. Kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Phát triển kinh tế

Với vị trí là một trong 4 quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não về chính trị, kinh tế của Trung ương và Hà Nội; quận Hai Bà Trưng đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Với đường hướng phát triển kinh tế đúng đắn, biết tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh vốn có, những năm qua, quận Hai Bà Trưng luôn là một trong số các quận, huyện dẫn đầu Thành phố về chỉ tiêu phát triển kinh tế.

Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 4.614 tỷ đồng, năm 2014 đạt 4.124 tỷ đồng, Trong đó, thu ngân sách quận năm 2013 đạt 1.417 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.860 tỷ đồng.

Tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, năm 2013 đạt 112,3%, năm 2014 đạt 111,5%.

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Quan hệ sản xuất trên cơ sở được tổ chức lại sản xuất kinh doanh linh hoạt, ngày càng hiệu quả hơn.

Trên địa bàn quận năm 2013 có 918 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước với 12.686 lao động, giá trị sản xuất đạt 1.554 tỷ đồng; năm 2014 có 735 cơ sở với 14,239 lao động, giá trị xản xuất đạt 1.740 tỷ đồng. Các cơ sở sản xất chủ yếu là các ngành nghề: sản xuất thực phẩn đồ uống, công nghiệp dệt, sản xuất trang phục, thuộc da, lông thú, va li, túi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 xách, giày dép, chế biễn gỗ, sản xuất giấy và sản phẩn từ giấy, sản xuất sản phẩm cao su, plastic, dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, các sản phẩm từ kim loại. xuất bản in…

Ngành xây dựng ngoài Nhà nước năm 2013 có 675 cơ sở với giá trị sản xuất đạt 4.858 tỷ đồng, năm 2014 có 630 cơ sở với giá trị sản xuất đạt 14.566 tỷ đồng.

Hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận phát triển mạnh, phù hợp với đặc thù của địa bàn trung tâm Thành phố có cơ cấu thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013 có 11.180 hộ kinh doanh cá thể, trong đó: thương nghiệp 7.385 cơ sở, dịch vụ 1.933 cơ sở, nhà hàng khách sạn 1.862 cơ sở. Năm 2014 có 11.146 hộ kinh doanh cá thể, trong đó: thương nghiệp 7.163 cơ sở, dịch vụ 2.121 cơ sở, nhà hàng khách sạn 1.862 cơ sở.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh cá thể năm 2014 có phần giảm đi so với năm 2013 phản ánh đúng thực tế tình hình suy thoái kinh tế trong nước nói chung. Tuy nhiên, giá trị sản xuất lại tăng lên rất nhiều đã cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của các cơ sở kinh tế.

Trên địa bàn quận không có ngành sản xuất nông nghiệp. Do đất nông nghiệp còn rất ít, tập trung chủ yếu tại các phường Vĩnh Tuy, Trương Định với khoảng 14,76 ha. Tuy nhiên, các diện tích đất nông nghiệp này không còn khả năng sản xuất nông nghiệp do đã bị san lấp, lấn chiếm (phường Trương Định), tại phường Vĩnh Tuy chủ yếu còn lại đất nông nghiệp là hồ cá do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành quản lý, nay đã không còn thả cá do đang thực hiện đầu tư cải tạo hồ thành hồ điều hòa, công viên; một phần đất sản xuất rau còn lại cũng đang thực hiện bồi thường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tái định cư phục vụ cho công tác GPMB các dự án trên địa bàn Thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 phố. Do đó, theo số liệu thống kê thì quận còn đất nông nghiệp nhưng thực tế không có ngành nghề sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2. Dân số. Bảng 3.2. Diện tích, dân số quận Hai Bà Trưng năm 2014 STT Tên phường Diện tích (km2) Dân số (vạn người) Mật độ dân số (1000người/km2) Toàn qun 10,09 311,228 30,845 1 Nguyễn Du 0,38 6.764 17,800 2 Bạch Đằng 0,97 20.959 21,607 3 Phạm Đình Hổ 0,3 7.631 25,437 4 Bùi Thị Xuân 0,14 5.354 38,243 5 Ngô Thì Nhậm 0,21 7.179 34,186 6 Lê Đại Hành 0,83 10.147 12,225 7 Đồng Nhân 0,15 12.305 82,033 8 Phố Huế 0,21 10.370 49,381 9 Đống Mác 0,15 9.615 64,100 10 Thanh Lương 1,57 25.854 16,468 11 Thanh Nhàn 0,68 22.291 32,781 12 Cầu Dền 0,17 12.112 71,247 13 Bách Khoa 0,54 15.361 28,446 14 Đồng Tâm 0,54 22.539 41,739 15 Vĩnh Tuy 1,6 35.159 21,974 16 Bạch Mai 0,25 16.864 67,456 17 Quỳnh Mai 0,16 12.676 79,225 18 Quỳnh Lôi 0,25 15.217 60,868 19 Minh Khai 0,47 18.823 40,049 20 Trương Định 0,52 24.008 46,169

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Dân số của quận tính tới hết quý IV năm 2014 là 311,2 vạn người, mật độ dân số 30.842 người/km2. Tỷ lệ sinh năm 2011 là 1.676%. Năm 2011 có 02 trường hợp sinh con thứ 3, chiếm tỷ lệ dưới 0,01%.

* Số liệu tổng hợp diện tích, dân số của từng phường thuộc quận Hai Bà Trưng được thể hiện tại Bảng 3.1.

* Số liệu tổng hợp dân số của quận Hai Bà Trưng qua các năm như sau: Trong giai đoạn 2005-2014 dân số quận Hai Bà Trưng tăng bình quân khoảng 1,65-1,70%/năm, dân số phi nông nghiệp chiếm khoảng 93% tổng số người.

Bảng 3.3. Dân số quận Hai Bà Trưng năm 2005 - 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2014

1 Tổng số người Người 2.645.438 2.956.666 3.112.280 2 Dân số phi nông nghiệp Người 2.433.803 2.720.133 2.894.420 3 Dân số nông nghiệp Người 211.635 236.533 217.859 4 Tổng số lao động Người 1.454.991 1.626.166 1.711.754 5 Lao động nông nghiệp Người 116.399 130.093 119.823 6 Lao động phi nông

nghiệp Người 1.338.592 1.496.073 1.591.931 7 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,65 1,70 1,67

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của quận không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn quận hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý.

3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

a, Giao thông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 quận Hai Bà Trưng gồm cả hệ thống giao thông đối ngoại (các trục đường chính của thành phố) và hệ thống giao thông đối nội (đường nội bộ quận). Mạng lưới giao thông quận Hai Bà Trưng bao gồm cả đường sắt và đường bộ. Nhìn chung hệ thống giao thông của quận phân bố không đều giữa các phường trong quận. Mạng lưới giao thông trong khu dân cư còn kém, ngõ ngách đường hẹp có nơi đường có chiều rộng từ 1,5 - 2 m. Đây là trở ngại lớn cho nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

b, Thủy lợi

Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành cũ, nhà cửa dân cư được hình thành từ lâu đời dẫn đến điều kiện hạ tầng không được đồng bộ. Mặc dù trên địa bàn quận có nhiều kênh, mương nhưng hệ thống thoát nước tại nhiều tuyến phố chưa tốt dẫn đến việc ngập úng gây tình trạng ùn tắc giao thông và việc tiêu thoát nước trên địa bàn quận.

c, Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng có hệ thống giáo dục đồng bộ, bao gồm 6 trường đại học và 73 trường từ bậc mầm non đến PTTH. 100% trẻ em đến tuổi vào lớp 1. Tỷ lệ học sinh trung học học 2 buổi/ngày là 80%, xóa 100% phòng học cấp 4, cơ bản hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học phục vụ tách cấp... Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững đại trà, chất lượng mũi nhọn có kết quả cao hơn năm học trước. Liên tục có các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ giáo viên, công nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ của từng bậc học.

d, Y tế

Mạng lưới y tế phát triển với nhiều bệnh viện lớn, trên 300 cơ sở hành nghề y dược tư nhân và 20 trạm y tế phường về cơ bản đã và đang được đầu tư đạt chuẩn quốc gia. Với trang thiết bị chữa bệnh đầy đủ, tiện nghi với công nghệ hiện đại góp phần đảm bảo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 kiện tốt nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hai bà trưng, tp hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)