Tốc độ pha động khi chạy sắc ký ảnh hƣởng không ít đến kết quả sắc ký. Tốc độ pha động cũng là yếu tố quyết định đến tốc độ rửa giải các chất trong cột sắc ký vì nó ảnh hƣởng đến quá trình thiết lập cân bằng của chất tan giữa hai pha tĩnh và động. Tốc độ pha động quá nhỏ sẽ gây hiện tƣợng doãng pic, thời gian rửa giải các chất lớn làm giảm tính kinh tế của phƣơng pháp. Khi tốc độ pha động quá lớn có thể làm cho các chất trong hỗn hợp mẫu không kịp tách ra khỏi nhau, dẫn đến hiện tƣợng chen lấn, chồng chéo pic. Vì vậy cần chọn tốc độ pha động phù hợp.
Đối với một hệ pha tĩnh và thành phần pha động đã lựa chọn thì khả năng tách các chất phụ thuộc vào tốc độ pha động. Đối với một cột tách nhất định sẽ có một tốc độ tối ƣu.
Dựa vào kết quả khảo sát tỉ lệ thành phần pha động ở mục 3.1.5 chúng tôi lựa chọn tốc độ pha động từ 0,4 – 0,8 ml/phút để tiến hành khảo sát bƣớc tiếp theo với chƣơng trình gradient 4. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong hình 3.4 dƣới đây.
33 u: 0,8 ml/phút u: 0,7 ml/phút u: 0,6 ml/phút u: 0,5 ml/phút u: 0,4 ml/phút Hình 3.4: Sắc đồ khảo sát tốc độ dòng pha động.
34
Dựa vào kết quả sắc ký đồ thu đƣợc chúng tôi nhận thấy với chƣơng trình gradient 4 thì tốc độ dòng 0,8; 0,7 và 0,6 ml/phút xảy ra hiện tƣợng chồng pic giữa BBP và DBP, với tốc độ 0,4 ml/phút thì hiện tƣợng chồng pic đó không còn nhƣng làm kéo dài thời gian lƣu của các chất phân tích dẫn tới sự doãng chân pic của DINP và kéo dài thời gian phân tích mẫu. Với tốc độ dòng 0,5 ml/phút sự tách của BBP và DBP là rõ ràng hơn, thời gian phân tích một mẫu là 30 phút cũng không dài. Vì vậy chúng tôi chọn tốc độ dòng 0,5 ml/phút để phân tích.