Khảo sát và chọn tỉ lệ thành phần pha động phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích phtalat trong nhựa bằng phương pháp chiết kết hợp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Trang 34)

Thành phần pha động ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả tách chất. Pha động có thể ảnh hƣởng tới những vấn đề sau của sự tách sắc ký của các chất:

 Độ chọn lọc của hệ pha

 Thời gian lƣu giữ của chất tan  Hiệu lực cột tách (đại lƣợng Nef)

 Độ phân giải của chất trong một pha tĩnh.  Độ rộng của pic sắc ký.

Pha động trong sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng tách có độ phân cực lớn và trung bình thƣờng chủ yếu là nƣớc. Tỉ lệ thành phần pha động đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp với quá trình tách.

Các chất phân tích là các chất kém phân cực, pha tĩnh đƣợc chọn cũng là cột pha ngƣợc, kém phân cực, vậy pha động dùng để tách phải có độ phân cực vừa phải thì các chất mới có thể tách các phtalat.

Trong quá trình khảo sát riêng rẽ từng phtalat với chƣơng trình chạy đẳng dòng tỉ lệ thành phần pha động ACN/H2O là 85/15 chúng tôi nhận thấy thứ tự ra

30

khỏi cột của các phtalat có thể chia làm hai nhóm: nhóm đầu gồm DPP, BBP và DBP, nhóm sau gồm DOP và DINP. Vì vậy chúng tôi chọn chƣơng trình thử nghiệm chạy gradient với các chƣơng trình nhƣ sau để khảo sát khả năng tách của các phtalat.

Chƣơng trình gradient 1:

t (phút) 0 5 7 17 19 25

ACN/H2O 85/15 85/15 100/0 100/0 85/15 stop

Với tốc độ dòng pha động là 0,6 ml/phút chúng tôi thu đƣợc kết quả với sắc đồ đƣợc biểu diễn trên hình 3.2

Hình 3.2: Sắc đồ của 05 phtalat với chƣơng trình gradient 1

Với chƣơng trình gradient này thì nhóm đầu các chất gần nhƣ là chồng pic lên nhau, ko tách đƣợc. Nhóm sau 2 chất đã tách khỏi nhau rõ ràng. Để tách các chất trong nhóm đầu chúng tôi đã giảm tỉ lệ ACN trong thành phần pha động xuống 80%, 75% và 70% với chƣơng trình gradient 2, 3 và 4 nhƣ sau :

Chƣơng trình gradient 2: t (phút) 0 5 7 20 22 30 ACN/H2O 80/20 80/20 100/0 100/0 80/20 stop Chƣơng trình gradient 3: t (phút) 0 6 8 17 20 25 ACN/H2O 75/25 75/25 100/0 100/0 75/25 stop

31 Chƣơng trình gradient 4:

t (phút) 0 8 10 22 24 30

ACN/H2O 70/30 70/30 100/0 100/0 70/30 stop

Cũng với tốc độ dòng 0,6 ml/phút. Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả các chƣơng trình gradient 2, 3, 4 nhƣ hình 3.3 dƣới đây.

Gradient 2

Gradient 3

Gradient 4

32

Từ hình 3.3 cho thấy, với 3 chƣơng trình gradient này thì DPP (nhóm đầu) đã tách ra đƣợc 2 chất còn lại, DOP và DINP (nhóm sau) cho pic rõ ràng, ko có sự chen lấn phổ. Với chƣơng trình gradient 3 và 4 sự chồng pic của BBP và DBP (nhóm đầu) vẫn còn nhƣng không đáng kể điều này có thể là tín hiệu mừng cho các bƣớc khảo sát tiếp theo.

Vì vậy chúng tôi lựa chọn chƣơng trình gradient 4 để tiếp tục khảo sát với tốc độ dòng pha động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích phtalat trong nhựa bằng phương pháp chiết kết hợp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)