Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế năm 2008 –

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh huế (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ

2.1.2.4Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế năm 2008 –

Huế năm 2008 – 2009

Bảng 3: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Khoản mục Năm 2008 Năm2009 So sánh

± %

Thu nhập 27.500 29.000 1.500 5,45

Thu lãi cho vay 7.000 7.800 800 11,43

Thu lãi điều hòa 18.700 19.000 300 1,60

Thu dịch vụ ngân hàng 1.000 1.200 200 20

Thu khác 800 1.000 200 25

Chi phí 26.850 27.930 1.080 4,02

Chi trả lãi tiền gởi 17.700 18.000 300 1,69

Chi trả tiền vay 6.500 7.000 500 7,69

Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền vay 350 550 200 57,14

Chi khác 2.300 2.380 80 3,48

Lợi nhuận 650 1.070 420 64,62

(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế)

Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động trong vòng chưa đầy 3 năm nhưng nhìn chung kết quả báo cáo qua 2 năm cũng cho thấy ngân hàng vẫn đang phát triển. Tổng thu nhập của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế có sự tăng lên qua thời gian hoạt động cụ thể năm 2008 tổng thu nhập là 27.500 triệu đồng và năm 2009 là

29.000 triệu đồng, tổng thu nhập năm 2009 tăng 1.500 triệu đồng so với năm 2008 tức là tăng 5,45% so với năm 2008. Trong các khoản thu nhập thì khoản thu nhập từ lãi điều hòa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn thu nhập này chiếm 68% tổng thu nhập của Ngân hàng vào năm 2008 và chiếm 65,5% trong năm 2009. Trong năm 2008 phần thu nhập từ lãi điều hòa là 18.700 triệu đồng và năm 2009 là 19.000 triệu đồng, chênh lệch 300 triệu đồng và tăng 1.6 % so với năm trước. Đóng góp trong tổng thu nhập còn có lãi từ hoạt động cho vay chiếm 25.45% vào năm 2008 và 26,89% vào năm 2009, tổng giá trị đóng góp vào thu nhập từ khoản này là 7.000 triệu đồng và năm 2009 là 7.800 triệu đồng tăng 11.43% so với năm trước. Tuy chỉ mới hoạt động không lâu và với quy mô nhỏ nhưng qua đây cho thấy tình hình cho vay của ngân hàng có xu hướng phát triển khá tốt cho nên lãi thu được tăng đáng kể qua 2 năm hoạt động. Ngoài ra thu nhập của ngân hàng hàng còn có sự đóng góp từ lãi của dịch vụ ngân hàng và từ hoạt động khác, tuy nhiên chiếm tỷ trọng không lớn (nhỏ hơn 5%)

Ngoài các khoản thu nhập chủ yếu từ các khoản lãi của ngân hàng biến động thì các khoản chi phí cũng có sự biến động theo. Tổng chi phí hoạt động của năm 2008 là 26.850 triệu đồng và năm 2009 là 27.930 triệu đồng, chênh lệch tổng chi phí giữa 2 năm là 1.080 triệu đồng, tổng chi phí năm 2009 tăng 4,02 % so với năm 2008. Sở dĩ có sự tăng chi phí là do quy mô vốn huy động tăng theo năm nên kéo theo chi phí cũng tăng lên, chi phí trích ra cho các hoạt động cũng tăng. Tuy nhiên con số tăng này không đáng nên là một dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Trong tổng chi phí này thì chi phí trả lãi tiền gởi chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2008 chi phí trả lãi tiền gởi chiếm 65,92% trong tổng chi phí và năm 2009 chi phí hoạt động chiếm 64,44%. Nhìn chung thì tỷ lệ này thay đổi không nhiều qua 2 năm hoạt động, chúng chiếm một tỷ lệ gần như ngang bằng nhau, điều này do quy mô huy động không thay đổi nhiều nên dẫn đến tình trạng này. Năm 2008 chi phí trả lãi tiền gởi là 17.700 triệu đồng và năm 2009 là 18.000 triệu tăng 1,69%, sau 1 năm mà chi phí trả lãi tiền gởi tăng 300 triệu. Điều này có thể giải thích là do mức lãi suất huy động tiền gởi của ngân hàng được nhà nước quy định lại, mặc dù vốn huy động không tăng cao nhưng lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng được giảm hơn so với năm trước, nên chi phí trả lãi được giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra chi trả lãi tiền vay cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, năm 2008 chi trả 6.500 triệu và năm 2009 chi trả 7.000 triệu tiền lãi, tăng 7,69% so với năm trước. Khoản tiền vay này thường vay Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng khác khi thiếu nguồn vốn kinh doanh cũng như thiếu vốn đầu tư. Vì ngân hàng ngoài hoạt động tín dụng cho vay thì ngân hàng còn tham gia các hoạt động đầu tư như: chứng khoán và đầu tư bất động sản. Khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại đó là khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nhằm bù đắp khoản mất mát cho việc thu nợ khách hàng và khoản chi trả khác. Năm 2008 chi dự phòng và bảo hiểm tiền vay là 350 triệu và năm 2009 là 550 triệu, tăng 200 triệu (tức 57,14%), tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng với việc trích dự phòng tăng lên cho thấy ngân hàng đã chú ý quan tâm hơn đến khoản tiền vay của khách hàng, theo thực tế của ngân hàng thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn nên phải trích thêm để phòng rủi ro.

Mục tiêu đầu tiên trong hoạt động của tất cả các tổ chức đó là lợi nhuận, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế. Với ngân hàng thì lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế lợi nhuận năm 2008 là 650 triệu và năm 2009 là 1.070 triệu, tăng 420 triệu (tức 46,62%), lợi nhuận tăng cao ( tăng 46.62%) thể hiện hoạt động kinh của ngân hàng rất hiệu quả. Phần lợi nhuận này có sự đóng góp nhiều nhất do thu nhập của năm sau tăng so với năm trước, chi phí hoạt động có tăng nhưng tăng nhẹ hơn, do đó lợi nhuận thu được có chiều hướng tốt. Ngân hàng cần chứ trọng quan tâm và phát huy hơn nữa lợi thế của mình trong việc tăng thu nhập và giảm bớt chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong tương lại. Khách hàng sẽ quan tâm nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc lựa chọn ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh huế (Trang 32 - 35)