CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ
2.1.2.2 Tình hình huy động vốn Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế năm 2008 –
2008 – 2009
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế năm 2008 – 2009 ( Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Tỷ trọng (%) So sánh Năm 2008 Năm 2009 ± % Huy động vốn từ khách hàng 170.778,5 201.568,74 100 100 30.790,24 18,03 Từ tổ chức kinh tế 19.271,06 35.447,45 11,28 17,59 16.176,39 83,94 Từ khách hàng cá nhân 151.507,44 166.139,29 88,72 82,41 14.631,85 09,66
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế)
Tiền gởi huy động từ tổ chức kinh tế: là loại tiền gởi mà khách hàng gởi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế này gởi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của mình và thông qua đó sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng, giúp các doanh nghiệp hoạt động được diễn ra bình thường hơn. Ngoài ra thông qua gởi tiền tại ngân hàng thì doanh nghiệp còn có một mục đích khác nữa đó là sinh lợi cho khoàn tiền gởi.
Thông qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế có sự thay đổi theo chiều hướng khá tốt. Tổng số vốn huy động từ khách hàng bao gồm tổ chức kinh tế và từ khách hàng cá nhân năm 2008 là 170.778,50 triệu đồng, và qua năm 2009 thì tổng số vốn huy động được là 201.568,74 triệu đồng, nhiều hơn 30.790,24 triệu đồng so với năm 2008, tức là tăng 18.03 % so với
năm 2008. Nhìn chung tổng số vốn huy động năm 2009 tăng lên do cả 2 yếu tố điều tăng đó là nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân ( hay còn gọi là hoạt động tiền gởi tiết kiệm). Cụ thể năm 2008 số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 19.271,06 triệu đồng và năm 2009 là 35.447,45 triệu đồng, vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2009 tăng 83,94% so với năm 2008, tức là tăng 16.176,39 triệu đồng. Kết quả trên rất khả quan cho Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế, bởi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như hiện nay. Bằng cách đưa ra chính sách lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn thì Ngân hàng Kỹ thương luôn được khách hàng doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Tuy chỉ mới thành lập nên chưa có bề dày lịch sử nhưng vẫn có khá nhiều khách hàng là các tổ chức kinh tế gắn bó và tin tưởng vào Ngân hàng Kỹ thương Chi nhánh Huế. Trong 2 năm đó Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế đã thu hút khách hàng doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng, thực hiện các chính sách ưu tiên cho khách hàng là các tổ chức kinh tế. Ngoài ra ngân hàng còn chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng doanh nghiệp. Năm vừa qua 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường các nước chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng đó. Khi các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, khâu tiêu thụ không được đảm bảo thì lợi nhuận không có, kéo theo hoạt động tiền gởi tại ngân hàng cũng bị giảm xuống, thay vào đó là ngân hàng cũng gặp khó khăn theo. Đó là tình hình chung và tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ khi bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này.
Với nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân thì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Huế, năm 2008 thì vốn huy động được từ nguồn này là 151.507,44 triệu đồng và sang năm 2009 là 166.139,29 triệu đồng, tăng 9,66% tức là tăng 14.631,85 triệu đồng. Với tình hình kinh tế trong năm 2009 nhiều ngân hàng mở ra ở Huế điển hình là Ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng Bắc Á, BIDV… tạo không ít khó khăn cho Ngân hàng Kỹ thương chi
nhánh Huế. Nhưng với nỗ lực của toàn thể ngân hàng thì kết quả đạt được là ngoài sự mong đợi.
Trong cơ cấu vốn huy động được thì nguồn vốn huy động từ hai nguồn khác nhau là khác nhau, tuy tỷ trọng có thay đổi nhưng nhìn chung sự thay đổi đó không đáng kể. Tỷ trọng vốn huy động giữa nguồn từ các tổ chức kinh tế và từ khách hàng cá nhân theo tỉ lệ xấp xỉ 1:8 vào năm 2008 và đến năm 2009 thì tỉ lệ này thay đổi còn xấp xỉ 1:4,5. Sự thay đổi này là điều đáng tuyên dương vì nó theo đúng văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam về việc thay đổi tỷ trọng của hai loại nguồn huy động này.