Đánh giá đặc tính sinh học của visinhv ật

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm sau thu hoạch quả vải (Trang 39)

a) Xác định thời gian nuôi cấy của các chủng giống vi sinh vật

Các chủng VSV được nuôi trên môi trường thạch bằng chuyên tính bán rắn trong tủ nuôi 28 – 300C. Theo dõi khả năng mọc của các chủng VSV tại các mốc thời gian khác nhau: 16h, 24h, 48, 60h, 72h và > 72h. Xác định xem chủng đó mọc nhanh (trước 72h) hay chậm (sau 72h).

b) Xác định hình thái, kích thước khuẩn lạc và hình thái vi sinh vật

Hình thái và kích thước khuẩn lạc

Các chủng VSV được nuôi trên môi trường thạch bằng chuyên tính bán rắn trong tủ nuôi 28 – 300C trong 3 ngày. Xác định hình thái và kích thước khuẩn lạc bằng phương pháp quan sát và đo trực tiếp bằng thước đo.

Quan sát hình thái vi sinh vật

- Đối với vi khuẩn: Tiến hành phương pháp nhuộm Gram để xác định vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm hay Gram dương, quan sát bằng kính hiển vi

để biết hình thái của vi khuẩn.

- Đối với xạ khuẩn và nấm: Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường Gauze 1, nấm được nuôi cấy trên môi trường thạch, khoai tây (PDA) có găm lamen nghiêng 450 trên bề mặt môi trường. Sau 7 – 9 ngày nuôi ở nhiệt độ phòng lấy ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

quan sát hình dạng chuỗi sinh bào tử trên lamen dưới kính hiển vi quang học.

Chuỗi sinh bào tử có các dạng thẳng hay lượn sóng ký hiệu là RF (Rectusflexibilis), hình móc câu hay hình xoắn không hoàn toàn ký hiệu là RA (Ratinaculiapert) và xoắn hoàn toàn ký hiệu là S (Spira).

So sánh với khóa phẩn loại Klich (2004) để sơ bộ định tên chủng nấm và khóa phân loại Bergey (1989) để sơ bộđịnh tên các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn.

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm sau thu hoạch quả vải (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)