Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 thấy rằng giữa hai giống lúa có sự khác biệt nhau về độ cứng lóng 3, giống Hananomai có độ cứng lóng 3 là 1,79 N cao hơn độ cứng lóng 3 của giống Akita là 1,49 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
28
Bảng 3.4 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013
Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 0,80c 1,45b 1,12c 2 2,11a 0,44b 1,78ab 4 1,48b 2,81a 2,14a 10 1,57b 1,47b 1,52bc Trung bình 1,49b 1,79a F(A) * F(B) ** F(A*B) ** CV (%) 16,3
Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt so với không xử lý CaSi ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất (2,14 N) gấp 1,9 lần so với nghiệm thức đối chứng. Giữa hai nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l không có khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.
Kết quả Bảng 3.5 cho thấy có sự ảnh hưởng tương tác giữa các nồng độ CaSi và hai giống lúa ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ có tác dụng cao nhất trên giống Akita là nồng độ 2 ml/l cho độ cứng là 2,11 N, các nồng độ 4 ml/l và 10 ml/l có hiệu quả cao hơn so với đối chứng . Đối với giống Hananomai khi xử lý CaSi ở nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất so với các nồng độ khác. Theo Epstein và Bloom (2003), Ca và Si đều có tác dụng làm vững chắc tế bào. Những lóng 3 và lóng 4 là các lóng dễ gãy. Vì vậy, khi tăng độ cứng lóng 3 và lóng 4 sẽ hạn chế sự đỗ ngã mức thấp nhất.
Nhìn chung, độ cứng cao nhất là ở nghiệm thức 2 ml/l đối với giống Akita và 4 ml/l đối với giống Hananomai.