Chỉ tiêu nông học cây lúa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013 (Trang 34)

3.2.1 Chiều cao cây

Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về chiều cao giữa nồng độ CaSi, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giống lúa Hananomai và Akita.

Thời điểm 10 ngày sau khi gieo (NSKG) chiều cao của hai giống lúa Hananomai và Akita có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao của giống Hananomai là 26,1 cm cao hơn nhiều so với chiều cao của giống Akita là 19,1 cm. Thời gian sinh trưởng đối với giống Hananomai là 93 – 95 ngày còn đối với Akita là 83 – 85 ngày, đây là hai giống có đặc tính thân rạ

23

yếu, dễ đổ ngã (Cty TNHH Angimex-Kitoku, 2008). Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng vừa vì vậy thời điểm vươn lóng khi cây tượng khối sơ khởi. Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho cây lúa tốt tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng sau này.

Giai đoạn 20 NSKG, chiều cao giống lúa Hananomai (44,1 cm) cao hơn giống lúa Akita (35,4 cm) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.1). Các nồng độ CaSi khác nhau không có khác biệt thống kê, chiều cao của hai giống lúa dao động từ 31,4 – 46,2 cm. Ở giai đoạn này lúa đã sử dụng dinh dưỡng từ bên ngoài cung cấp cho quá trình sinh trưởng của mình.

Bảng 3.1 Chiều cao cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau của 2 giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 - 2013

Nhân tố

Ngày sau gieo

10 20 30 40 50 60 70 Thu

hoạch Giống (A)

Akita 19,1b 35,4b 58,4b 77,1b 85,8b 90,7b 92,9b 82,5b Hananomai 26,1a 44,1a 65,6a 84,6a 95,3a 101,8a 104,5a 96,1a Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 21,7 38,4 60,4 79,8 91,2 96,5 100,4 89,2 2 22,2 39,9 63,0 82,4 88,9 94,2 96,8 90,1 4 22,8 40,8 62,7 81,2 91,5 96,8 98,2 89,5 10 23,7 39,9 62,0 80,0 90,6 97,5 99,4 88,4 F(A) ** ** ** ** ** ** ** ** F(B) ns ns ns ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns ns ns ns CV (%) 12,02 8,37 6,31 4,3 3,72 4,24 4,01 3,74

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 30 NSKG, chiều cao trung bình của giống lúa Hananomai (65,6 cm) cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (58,4 cm) là 7,2 cm , khác biệt thống kê mức ý nghĩa 1%.

Qua Bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 40 ngày lúa đã sinh trưởng đầy đủ về thân lá, chiều cao hai giống lúa tăng nhanh, giống Hananomai là 84,6 cm cao hơn giống Akita là 77,1 cm ở mức ý nghĩa 1%. Khi lúa ở giai đoạn này, cây lúa đã hoàn thiện về chiều cao, thể hiện rõ đặc tính của giống.

24

Giai đoạn 50 NSKG, đây là giai đoạn lúa làm đòng, vì vậy chiều cao tăng lên chậm hơn so với các giai đoạn trước. Chiều cao giữa các nghiệm thức xử lý CaSi không có khác biệt, chỉ có sự khác biệt qua phân tích thống kê mức ý nghĩa 1% về chiều cao giữa hai giống lúa. Giống Hananomai có chiều cao trung bình (95,3 cm) cao hơn chiều cao trung bình giống Akita (85,8 cm).

Ở giai đoạn 60 NSKG, nồng độ CaSi không có ảnh hưởng tới chiều cao của hai giống. Lúa vẫn tăng trưởng bình thường không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa nghiệm thức đối chứng không xử lý và nghiệm thức có xử lý. Chiều cao cây trung bình ở giống Hananomai là 101,8 cm và chiều cao cây ở giống Akita là 90,7 cm, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Đến giai đoạn 70 NSKG, cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại, qua Bảng 3.1 cho thấy chiều cao trung bình giữa hai giống có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao trung bình của giống Hananomai là 104,5 cm cao hơn so với chiều cao trung bình giống Akita là 92,9 cm.

Đến thời điểm thu hoạch, chiều cao cây lúa của giống Hananomai (96,1 cm) vẫn cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (82,5 cm) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, việc xử lý CaSi ở nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chỉ có sự khác biệt chiều cao trung bình giữa hai giống, giống Hananomai cao hơn giống Akita.

3.2.2 Số chồi/chậu của hai giống lúa

Qua Bảng 3.2 nhận thấy, số chồi/chậu của hai giống Hananomai và Akita ở giai đoạn 30 NSKG không có sự khác biệt thống kê, số chồi/chậu của hai giống Akita (10,3 chồi/chậu) và Hananomai (9,9 chồi/chậu). Giữa các nghiệm thức xử lý CaSi cũng không có sự khác biệt thống kê.

Giai đoạn 40 NSKG, số chồi của giống Hananomai không có sự khác biệt với giống Akita. Số chồi/chậu của việc xử lý các nồng độ CaSi không có sự khác biệt, dao động từ 10 – 15 chồi/chậu. Đây là giai đoạn có số chồi tăng nhanh.

Thời điểm 50 NSKG, số chồi của các nghiệm thức xử lý CaSi không có sự khác biệt thống kê, giữa hai giống lúa cũng không có sự khác biệt, trung bình có khoảng 13,4 – 13,5 chồi trên chậu.

Qua kết quả Bảng 3.2 nhận thấy ở giai đoạn 60 NSKG, số chồi không tăng nữa mà bắt đầu giảm xuống thấp hơn so với 50 NSKG khá rõ rệt, do lúc

25

này lúa đã chuyển sang giai đoạn sinh sản hình thành số bông nên chồi vô hiệu giảm dần, số chồi của giống Hananomai và giống Akita không có sự khác biệt. Bảng 3.2 Số chồi (chồi/chậu) cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở các thời điểm

sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Nhân tố Ngày sau gieo

30 40 50 60 70 Giống (A) Akita 10,3 12,4 13,4 12,7 12,7 Hananomai 9,9 12,4 13,5 12,9 12,6 Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 8,9 11,5 12,9 12,3 12,0 2 11,1 13,1 12,9 12,8 12,6 4 10,3 12,6 13,9 13,4 12,6 10 10,1 12,5 14,4 12,9 13,4 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns CV (%) 19,37 21,77 13,27 12,02 13,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Đến giai đoạn 70 NSKG, số chồi/chậu tương đương với số chồi/chậu ở giai đoạn 60 NSKG. Số chồi/chậu của hai giống lúa Akita và Hananomai dao động từ 12,7 – 12,6 chồi/chậu. Số chồi/chậu giữa hai giống lúa và các nồng độ xử lý CaSi không có khác biệt thống kê.

Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm tăng thêm số chồi của hai giống lúa.

3.3 Độ cứng của các lóng lúa

Qua các kết quả ghi nhận được, nhận thấy độ cứng các lóng giữa các nghiệm thức xử lý CaSi có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, khi xử lý CaSi đều cho độ cứng tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối (2012), CaSi các tác dụng làm tăng độ cứng thân và năng suất trên hai giống OM4900 và MTL392. Tương tự, theo kết quả nghiên cứu của Lưu Thế Hùng (2010), khi xử lý CaSi cũng làm tăng độ cứng lóng thân so với đối chứng trên giống lúa Hananomai.

26

3.3.1 Độ cứng lóng 1

Qua Hình 3.2 cho thấy, giữa hai giống có sự khác biệt về độ cứng lóng 1, giống Hananomai có độ cứng lóng 1 là 0,7 N cao hơn giống Akita là 0,5 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Hình 3.2 Độ cứng lóng 1 giữa hai giống Akita và Hananomai ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến độ cứng lóng 1, độ cứng lóng 1 ở các nồng độ khác nhau dao động từ 0,32 – 0,75 N.

Hình 3.3 Độ cứng lóng 1 giữa các nồng độ xử lý CaSi ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 Akita Hananomai 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0 ml/l 2 ml/l 4 ml/l 10 ml/l Đ cứng (N) 0,5 b 0,7 a Đ cứn g (N) Nồng độ CaSi 0,56 0,52 0,63 0,56

27

3.3.2 Độ cứng lóng 2

Độ cứng lóng thứ 2 qua kết quả Bảng 3.4 nhận thấy giữa hai giống lúa Akita và Hananomai có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, độ cứng lóng thân 2 của giống Hananomai (1,19 N) cao hơn giống Akita (1,06 N). Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ xử lý CaSi 4 ml/l cho kết quả cao nhất (1,34 N), các nồng độ CaSi còn lại có hiệu quả tương đương nhau dao động từ 0,99 – 1,11 N.

Bảng 3.3 Độ cứng (N) lóng 2 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013

Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 0,83c 1,15b 0,99b 2 1,24a 0,87c 1,05b 4 1,03b 1,65a 1,34a 10 1,12ab 1,09b 1,11b Trung bình 1,06b 1,19a F(A) ** F(B) ** F(A*B) CV (%) ** 9,4

Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Sự tương tác giữa nồng độ CaSi và giống có ảnh hưởng đến độ cứng lóng 2 được trình bày trong Bảng 3.4. Cụ thể, đối với giống Akita, khi xử lý CaSi ở nồng độ 2 ml/l (1,24 N) cho kết quả cao nhất, không khác biệt ý nghĩa thống kê với nồng độ 10 ml/l (1,12 N). Ở giống Hananomai cho kết quả cao nhất là 1,65 N cao hơn so với xử lý nồng độ 2 ml/l (0,87 N) là 1,9 lần khi xử lý ở nồng độ 4 ml/l. Lóng 1 và lóng 2 là những lóng không nằm trong vị trí các lóng bị gãy, nhưng đây là các lóng dài nhất của lúa chúng quyết định chiều cao của cây. Như vậy tăng độ cứng lóng 1 và lóng 2 làm giảm momen cong và hạn chế đổ ngã trên lúa (Nguyễn Minh Chơn, 2007).

3.3.3 Độ cứng lóng 3

Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 thấy rằng giữa hai giống lúa có sự khác biệt nhau về độ cứng lóng 3, giống Hananomai có độ cứng lóng 3 là 1,79 N cao hơn độ cứng lóng 3 của giống Akita là 1,49 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

28

Bảng 3.4 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013

Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 0,80c 1,45b 1,12c 2 2,11a 0,44b 1,78ab 4 1,48b 2,81a 2,14a 10 1,57b 1,47b 1,52bc Trung bình 1,49b 1,79a F(A) * F(B) ** F(A*B) ** CV (%) 16,3

Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt so với không xử lý CaSi ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất (2,14 N) gấp 1,9 lần so với nghiệm thức đối chứng. Giữa hai nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l không có khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy có sự ảnh hưởng tương tác giữa các nồng độ CaSi và hai giống lúa ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ có tác dụng cao nhất trên giống Akita là nồng độ 2 ml/l cho độ cứng là 2,11 N, các nồng độ 4 ml/l và 10 ml/l có hiệu quả cao hơn so với đối chứng . Đối với giống Hananomai khi xử lý CaSi ở nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất so với các nồng độ khác. Theo Epstein và Bloom (2003), Ca và Si đều có tác dụng làm vững chắc tế bào. Những lóng 3 và lóng 4 là các lóng dễ gãy. Vì vậy, khi tăng độ cứng lóng 3 và lóng 4 sẽ hạn chế sự đỗ ngã mức thấp nhất.

Nhìn chung, độ cứng cao nhất là ở nghiệm thức 2 ml/l đối với giống Akita và 4 ml/l đối với giống Hananomai.

3.3.4 Độ cứng lóng 4

Qua Bảng 3.6 thể hiện độ cứng lóng 4 ở hai giống lúa có sự khác biệt với mức ý nghĩa thống kê 5% giữa các nồng độ CaSi, Giống Hananomai có độ cứng lóng 4 là 3,48 N cao hơn độ cứng lóng 4 của giống Akita là 3,28 N. Cho nên lóng 4 có thể coi là lóng quan trọng trong việc gia tăng độ cứng để hạn chế đổ ngã, vì vậy khi sử dụng CaSi thì sẽ làm tăng vách tế bào giúp cây lúa cứng chắc hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

Các nồng độ xử lý CaSi đều ảnh hưởng đến độ cứng lóng 4 của hai giống lúa, độ cứng lóng 4 ở các nồng độ xử lý cho độ cứng cao dao động từ 3,49 – 3,73 N, tương đương nhau và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng.

Bảng 3.5 Độ cứng (N) lóng 4 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013

Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 2,58c 2,61d 2,59b 2 3,69a 3,72b 3,71a 4 3,32b 4,13a 3,73a 10 3,54ab 3,45c 3,49a Trung bình 3,28b 3,48a F(A) * F(B) * F(A*B) * CV (%) 6,8

Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Giữa các nồng độ xử lý CaSi và hai giống lúa có ảnh hưởng tương tác, ở mức ý nghĩa 5%. Đối với giống Akita, nghiệm thức xử lý cho độ cứng lóng 4 cao nhất ở nồng độ 2 ml/l (3,69 N), không khác biệt với nghiệm thức xử lý CaSi nồng độ 10 ml/l (3,54 N), có sự khác biệt thống kê mức ý nghĩa 5% so với các nồng độ xử lý CaSi còn lại và cho độ cứng thấp nhất ở đối chứng (2,58 N). Giống Hananomai, nồng độ xử lý 4 ml/l có hiệu quả cao nhất (4,13 N) so với khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác, cho độ cứng lóng 4 thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,61 N). Theo Phạm Phước Nhẫn et al. (2012) cho rằng khi phun Si2+ sẽ cải thiện đường kính lóng và độ dày của thành lóng, có thể là một trong yếu tố hiệu quả góp phần vào độ cứng thân lúa mà có thể ngăn chặn đổ ngã. Bên cạnh đó, Lara et al. (2004), cho rằng Ca có vai trò củng cố hay làm cho vách tế bào cứng chắc hơn. Lóng 4 có độ cứng càng lớn thì cây lúa sẽ chống chịu tốt hơn và ít đổ ngã hơn.

Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l lần lược trên hai giống Akita va Hananomai làm tăng độ cứng ở lóng 4 cao nhất.

30

3.4 Các thành phần của năng suất và năng suất 3.4.1 Trọng lượng 1.000 hạt 3.4.1 Trọng lượng 1.000 hạt

Qua Bảng 3.7 thể hiện trọng lượng 1.000 hạt có sự khác biệt thống kê ở mức 5% giữa các giống lúa, giống Akita đạt 24,0 g cao hơn giống Hananomai (23,0 g) là 1,0 g. Các nồng độ phun CaSi khác nhau cũng ảnh hưởng đến trọng lượng 1.000 hạt ở mức thống kê có ý nghĩa 5%, trọng lượng 1.000 hạt được xử lý ở các nồng độ đều cao hơn so với đối chứng. Nồng độ phun CaSi ở nồng độ 2ml/l có trọng lượng 1.000 hạt cao nhất (24,72%) có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng (21,5%). Giữa các nồng độ có hiệu quả cao khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo Nguyễn Văn Bo et al. (2011), trọng lượng hạt lúa tăng 14% khi Ca2+ bổ sung được áp dụng đúng lúc hạt vào chắc. Theo Mauad et al. (2003) cho rằng Si cải thiện độ dày lớp biểu bì của tế bào và nó cũng cải thiện góc lá làm cho lá đứng hơn, có thể làm tăng 10% trong quang hợp của tán lá, góp phần làm tăng năng suất.

Bảng 3.6 Các thành phần năng suất ở thời điểm thu hoạch

Nhân tố Các thành phần năng suất

Trọng lượng 1.000 hạt (g) Số hạt/bông (hạt) Số bông/chậu (bông) Tỷ lệ hạt chắc (%) Giống (A)

Akita 24,0a 75,4 11,9 91,0a

Hananomai 23,0b 73,2 11,0 88,1b

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013 (Trang 34)