3.4.1 Trọng lượng 1.000 hạt
Qua Bảng 3.7 thể hiện trọng lượng 1.000 hạt có sự khác biệt thống kê ở mức 5% giữa các giống lúa, giống Akita đạt 24,0 g cao hơn giống Hananomai (23,0 g) là 1,0 g. Các nồng độ phun CaSi khác nhau cũng ảnh hưởng đến trọng lượng 1.000 hạt ở mức thống kê có ý nghĩa 5%, trọng lượng 1.000 hạt được xử lý ở các nồng độ đều cao hơn so với đối chứng. Nồng độ phun CaSi ở nồng độ 2ml/l có trọng lượng 1.000 hạt cao nhất (24,72%) có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng (21,5%). Giữa các nồng độ có hiệu quả cao khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo Nguyễn Văn Bo et al. (2011), trọng lượng hạt lúa tăng 14% khi Ca2+ bổ sung được áp dụng đúng lúc hạt vào chắc. Theo Mauad et al. (2003) cho rằng Si cải thiện độ dày lớp biểu bì của tế bào và nó cũng cải thiện góc lá làm cho lá đứng hơn, có thể làm tăng 10% trong quang hợp của tán lá, góp phần làm tăng năng suất.
Bảng 3.6 Các thành phần năng suất ở thời điểm thu hoạch
Nhân tố Các thành phần năng suất
Trọng lượng 1.000 hạt (g) Số hạt/bông (hạt) Số bông/chậu (bông) Tỷ lệ hạt chắc (%) Giống (A)
Akita 24,0a 75,4 11,9 91,0a
Hananomai 23,0b 73,2 11,0 88,1b Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 21,5b 71,3 11,1 91,6 2 24,72a 76,3 11,1 89,2 4 23,78ab 71,2 11,9 90,2 10 23,76ab 75,4 11,8 87,1 F(A) * ns ns * F(B) * ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns CV (%) 7,0 7,9 13,3 4,4
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; *:khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
3.4.2 Số hạt trên bông (hạt/bông)
Qua kết quả Bảng 3.7, số hạt/bông của hai giống lúa Akita Và Hananomai dao động từ 68,5 – 89,6 hạt, không có sự khác biệt thống kê giữa hai giống lúa và nồng độ CaSi không làm gia tăng số hạt trên bông. Số hạt trên
31
bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Vào giai đoạn này, số hạt trên bông ảnh hưởng thuận với năng suất lúa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông có thể bị thoái hóa có ảnh hưởng âm đến năng suất.
3.4.3 Số bông trên chậu (bông/chậu)
Qua Bảng 3.7 cho thấy số bông trên chậu tại thời điểm thu hoạch giữa hai giống lúa và ở các nồng độ CaSi không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Số bông/chậu giữa hai giống lúa dao động từ 10 – 15 bông. Qua đó cho thấy, CaSi không ảnh hưởng đến số bông/chậu, không làm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Phạm Phước Nhẫn et al. (2012) Si không ảnh hưởng đến số bông trên chậu.
3.4.4 Tỉ lệ hạt chắc (%)
Kết quả Bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ hạt chắc giữa hai giống lúa Akita và Hananomai khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong đó, tỉ lệ hạt chắc của giống Akita là 91,0% cao hơn giống Hananomai là 88,1%. Ngoài ra, giữa các mức nồng độ CaSi được xử lý khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng không phun, tỉ lệ hạt chắc giữa các nồng độ dao động từ 80,0 – 93,02%.
Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến số hạt/bông, số bông/chậu. Ở nồng độ 2ml/l CaSi có hiệu quả làm tăng trọng lượng 1.000 hạt. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt của giống Akita cao hơn giống Hananomai.
3.4.5 Năng suất thực tế
Qua Bảng 3.8, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến năng suất thực tế và giữa hai giống lúa không có sự khác biệt. Năng suất thực tế của hai giống lúa dao động từ (18,06 – 25,37 g). Ngoài ra, khả năng cho năng suất lúa phụ thuộc nhiều vào các thành phần năng suất, thành phần năng suất càng gia tăng thì năng suất càng cao. Theo Nguyễn Đình Giao et al. (1997), muốn tăng năng suất không chỉ tác động riêng lẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp và các thành phần năng suất.
3.4.6 Chỉ số thu hoạch (HI)
Qua Bảng 3.8 cho thấy chỉ số HI của giống lúa Akita (0,48) cao hơn giống Hananomai (0,43) là 0,05 khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giữa các nồng độ phun CaSi không có khác biệt thống kê, dao động từ 0,4 – 0,48.
32
Các giống lúa khác nhau có chỉ số HI khác nhau, bên cạnh đó, chỉ số HI càng cao thì năng suất thực tế càng cao, điều này tương tự với kết quả thí nghiệm. Bảng 3. Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) ở thời điểm thu hoạch của hai giống
Akita và Hananomai theo các nồng độ phun CaSi trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013
Nhân tố Các thành phần năng suất
Năng suất thực tế (g) Chỉ số thu hoạch (HI) Giống (A) Akita 20,84 0,48a Hananomai 20,37 0,43b Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 20,91 0,47 2 19,95 0,46 4 20,87 0,46 10 20,68 0,44 F(A) ns * F(B) ns ns F(A*B) ns ns CV (%) 13,2 7,0
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
33
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
- Khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến số chồi, số hạt/bông, số bông /chậu, tỉ lệ hạt chắc, năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch của hai giống lúa.
- Nồng độ 2 ml/l làm tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 đối với giống Akita. Nồng độ 4 ml/l làm tăng độ cứng lóng 2, lóng 3 và lóng 4 đối với giống Hananomai.
4.2 Đề nghị
- Nên xử lý CaSi ở điều kiện ngoài đồng trên nhiều giống lúa và các nồng độ khác, thí nghiệm ở những vụ khác để so sánh hiệu quả của thí nghiệm.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abe Jun and Shigenori Morita, 1994. Growth direction of nodal roots in rice: its variation and contribution to root system formation. Plant anf soil, vol 165: 333 – 337.
Barker Randolph, Robert W. Herdt and Beth Rose, 1985. The rice economy of Asia, Vol 2. IRRI, Philippines.
Beighley Donn H., 2010. Growth and production of rice. Soils, plant growth and crop production – Vol II. Eolss Publishers Company Limited, eden House, 2 St. Aldates Courtyard, oxford, OX1 1BN.
Buehring Nathan, 2008. Rice growth and development. In: Mississippi’s rice growers guide. Mississippi State University. United States.
Caldwell, C.R. and Haug, A., 1981. Temperature dependence of the barley root plasma membrane-bound Ca2+ and Mg2+-dependent ATPase, Physiol Plant 53, 117- 124.
Chang Te-Tzu, Eliseo A. Bardenas and Arnulfo C. Del Rosario, 1965. The morphology and varietal characteristics of the rice plant. The International rice research institute. Los Banos, Laguna, Philippines.
Chen, C.L., Li, C.C., Sung, J.M., 1994. Carbohydrate metabolism enzymes in CO2-enriched developing rice grains of cultivar varying in grain size. Physiol. Plant. 90, 79–85.
Dowling, N.G., S.M., Greenfield and K.S., Fischer, 1998. Sustainability of rice in the Global food system. Int. Rice Res. Inst – 404 pp.
Dunand Richard T. and Johnny Saichuk, 1994. Rice Growth and Development chapter 4. Rice Production Handbook, Cooperative Extension Service. University of Arkansas. United States.
Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Giáo trình phì nhiêu đất và phân bón. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ.
Đỗ Thị Thanh Ren, 2004. Lưu huỳnh, Canxi và Magiê. Giáo trình phì nhiêu đất và phân bón. Khoa Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ.
Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội. Ekanayake, I.J., De Datta, S.K. and Steponkus, P.L., 1989. Spikelet sterility and flowering response of rice to water stress at anthesis. Annals of Botany,63(2), 257-264.
Epstein. E and Bloom. A.J., 2003. Mineral Nutrition of plants : Principles and Perspectives, Second Edition, John Wiley & Sons, New York.
Fageria A, N.K., 2010. Root growth of upland rice genotypes as influenced by nitrogen fertilization. In Proceedings of the 19th World Congress of Soil Science:
35
Soil solutions for a changing world, Brisbane, Australia. pp. 120 – 122. International Union of Soil Sciences (IUSS), c/o Institut für Bodenforschung, Universität für Bodenkultur.
Fallah A., 2012. Silicon effect on lodging parameters of rice plants under hydroponic culture. International Journal of AgriScience Vol. 2.(7): 630 – 634.
Grist, D.H., J. Wiley and Sons, 1986. Rice. 6th Edition, Incorporated.
Heckman, J.R., 2012. Specialist in soilnfertility. The soil profile Vol. 20: 1 – 12.
Hodges, S.C., 2010. Soil fertility basics. Soil Science Extension. North Carol- -ina State University.
Hoshikawa K. and S. Wang, 1990. General observation on lodged rice culm. In Studies on the lodging of rice plants. Japan journal crop Sci.59 (4): 809-814.
Huỳnh Khắc Bằng, 2010. Ảnh hưởng của Prohexadione Calcium, Calcium Chloride và Natri Silicate lên tính chống chịu đỗ ngã của giống lúa IR50404. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nông Học. Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ.
Idris Md., M.M. Hossain, F.A. Choudhury, 1975. The effect of silicon on lodging of rice in presence of added nitrogen. Plant and Soil 43(3): 691-695.
Isa, M., Bai, S., Yokoyama, T., Ma, J. F., Ishibashi, Y., Yuasa, T., and Iwaya- Inoue, M., 2010. Silicon enhances growth independent of silica deposition in a low- silica rice mutant, lsi1. Plant and Soil, 331(1-2), 361-375.
Isibashi, H., J. Science, 1936.Soil manure, Japan, 10: 244.
Janislampi Kaerlek W., 2012. Effect of silicon on plant growth and drought stress tolerance. In: All Graduate These and Dissertations. Utah State University. Page 1360.
Jennings P.R, W.R. Coffman and H.E. Kaoffman, 1979. Rice improvement, IRRI, Philippines.
Jianfeng Ma and Eiichi Takahashi, 1989. Effect of silicon on the growth and phosphorus uptake of rice. In: Plant and Soil 126, 115-119 (1990),. Kluwer Academic Publishers, printed in the Netherlands.
Jones B.J.Jr, 2003. Plant Mineral nutrition. Agronomic Handbook – Management of Crop, Soils and Their Fertility. CRC press, Washington, D.C. USA, pp. 291 – 334.
Kono, M., 1995. Physiological Aspects of Lodging. In: Science of the rice plant. Volume two. Physiology. Food and Agriculture Policy Research Center 1993 Tokyo. ISBN: 4-450-93015-X. Pages: 971-982.
Lara, L., P. and M. Vendrell, (2004), Modification in cell wall composition after cold storage of calcium-treated strawbery fruit. Postharvest Biology and technology. 34: 331-339.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp và Trần Cẩm Vân, 2000. Đất và môi trường. Nhà xuất bản Giáo Dục
36
Lê Trường An, 2010. Ảnh hưởng của các hợp chất Silicate và Calcium lên độ cứng và năng suất giống lúa OM2514 trong vụ hè thu tại phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn kỹ sư trồng trọt, Khoa Nông ngiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Li, X., Yan, W., Agrama, H., Jia, L., Jackson, A., Moldenhauer, K., and Wu, D., 2012. Unraveling the complex trait of harvest index with association mapping in rice (Oryza sativa L.). PloS one, 7(1), e29350.
Lương Văn Thanh, 2002. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý nước hợp lý nhằm cải tạo, sử dụng đất phèn trồng lúa vùng Đồng Tháp Mười. Luận án thủy nông – cải tạo đất. Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam.
Lưu Thế Hùng, 2010. Ảnh hưởng của Calcium (Ca) lên chiều cao và độ cứng của giống lúa Hananomai. Luận văn kỹ sư Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Ma, J.F., and E. Takahashi, 2002. Soil, Fertilizer, and Plant Silicon Research in Japan. Amsterdam: Elsevier.
Ma, J.F., Yamaji, N., Mitani, N., Tamai, K., Konishi, S., Fujiwara, T., Katsuhara, M., and Yano, M., 2007. An efflux transporter of silicon in rice. Nature 448: 209 – 212.
Marathi B., Guleria S., Mohapatra T., Parsad R., Mariappan N., Kurungara V.K., 2012. QTL analysis of novel genomic regions associated with yield and yield related traits in new plant type based recombinant inbred lines of rice (Oryza sativa
L.). BMC Plant Biol. 12, 137.
Mascarenhas J.P and L. Machlis, 1964. Chemotropic response of the pollen of Antirrhinum majus to calcium. Plant Physiol. 39:70-77.
Mauad, M., C.A.C. Crusciol, H. G.Filho and J. C. Corrêa. 2003. Nitrogen and siliconfertilization of upland rice. Scientia Agricola, 60(4): 761-765.
Ntanos, D.A., Koutroubas, S.D., 2002. Dry matter and N accumulation and translocation for Indica and Japonica rice under Mediterranean condi-tions. Field Crops Res. 74, 93 – 101.
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003. Dưỡng chất khoáng đa lượng. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và hà Công Vương, 1997. Giáo trình cây lương thực (tập 1 – Cây lúa). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội. Hà Nội
Nguyễn Minh Chơn, 2007. Hạn chế đổ ngã cho cây lúa. Kỹ yếu hội thảo khoa học phát triển bền vững vùng ĐBSCL sau khi hội nhập tổ chức thương mại quốc tế
(WTO): 342-350. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, 2007.
Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình phân bón cho cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
37
Nguyễn Thị Thu Nga, 2010. Ảnh hưởng của Prohexadione Calcium và Calcium lên tính đổ ngã của giống lúa Koshihikari ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010.Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2011. Ảnh hưởng nồng độ Calcium Silicate lên sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL162 và MTL547 trồng trong chậu vụ thu đông. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành trồng trọt, thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ
Nguyễn Thị Tường Vân, 2011. Ảnh hưởng của calcium lên hàm lượng calcium trong gạo, độ cứng cây, sinh trưởng và năng suất lúa OM2514. Luận văn Thạc sĩ ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ
Nguyễn Thành Hối, 2012. Ảnh hưởng của nồng độ Calcium silicate (Casi) đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa OM4900 và MTL392. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học “Phát triển Nông Nghiệp bền vững” – ĐHCT, 2012, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Nguyễn Văn Bo, Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ và Ngô Ngọc Hưng, 2011. Ảnh hưởng của canxi đến khả năng sản sinh proline và sinh trưởng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2011: 18 (b) 203 – 211.
Phan Phi Hùng, 2010. Ảnh hưởng của Calcium và Prohexadione-Ca lên tính đổ ngã của hai giống lúa Hananomai và Koshihikari tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Khoa Nông ngiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Phạm Phước Nhẫn, Nguyễn Tiến Đông, Hồ Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Mai Chi, 2012. Effects of OryMax and Siliysol on Growth and Yield of MTL560 Rice SL MS. 19 (5): Hoshikawa K. and S. Wang. 1990. General observation on lodged rice culms. In studies on the lodging of rice plant. Japan Journal crop Sci, 59(4): 809-814. Phạm Quang Duy, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Văn Khởi, 2008. Kết quả đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của tập đoàn giống lúa Japonica ôn đới. Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam.
Nhà xuất bản viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Kurtyka R., E. Małkowski, A. Kita and W. Karcz, 2007. Effect of Calcium and Cadmium on Growth and Accumulation of Cadmium, Calcium, Potassium and Sodium in Maize Seedlings. Polish J. of Environ. Stud. Vol. 17, No. 1 (2008): 51-56.
Sinha, S.K., Bhargava, S.C., and Goel, A., 1982. Energy as the basis of harvest index. The Journal of Agricultural Science, 99(1): 237-238.
Setter T.L., S. Peng, G.J. Dkirk, S.S. Virmani, M.J. Kropff and K.G. Cassman, 1994. Physiological considerations and hybrid rice. Page: 39 – 62.
Setter TL, Laureles EV, Marazedo AM, 1997. Lodging reduces yield of rice by self-shading and reduction in canopy photosynthesis. Field Crops Res. 49:95-106.
Takahashi, N., 1979. Studies on physiological roles of growth regulators in gramineous plants. Ann Rept. Special Studies Agri. Forest. Fish. No.20.(J).
38
Tian, F., Zhu, Z., Zhang, B., Tan, L., Fu, Y., Wang, X., and Sun, C.Q., 2006. Fine mapping of a quantitative trait locus for grain number per panicle from wild rice (Oryza rufipogon Griff.). Theoretical and Applied Genetics, 113(4), 619-629
Tisdale S.L., W.L. Nelson, 1975. Soil fertility and fertilizer, third adition, 1975.
Trương Đích, 1999. Một số vấn đề trên cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà