Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013 (Trang 30)

Chuẩn bị đất: cân đất 5 kg/chậu.

Chuẩn bị giống: ngâm hạt giống trong 24 giờ, đem ủ trong 36 giờ cho ra rễ mầm dài từ 2 – 3 mm rồi đem gieo với mật độ 5 cây/chậu.

Bón phân: theo khuyến cáo thì phân bón chia ra làm 4 lần bón với công thức phân: 100N – 60 P2O5 – 30 K2O kg/ha (2 triệu kg đất khô).

Bón lót: 100% P2O5.

H.4 H.10 A.0 A.10 A.10 H.4 A.0 H.4

A.4 A.10 H.2 A.2 H.0 A.4 H.10 H.0

A.4 H.0 H.2 H.2 H.10 A.2 A.4 H.10

19

Bón thúc 1: 25% N + 50% K2O, lúc 10 ngày sau gieo. Bón thúc 2: 50% N, lúc 20 ngày sau gieo.

Bón nuôi đồng: 25% N + 50% K2O, lúc 40 ngày sau gieo.

Phun CaSi vào các giai đoạn 15 và 55 ngày sau khi gieo. Chăm sóc, bón phân, phun thuốc như nhau.

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Chiều cao cây (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến chóp lá cao nhất (hoặc chóp bông lúc thu hoạch).

Số chồi/chậu: Đếm toàn bộ số chồi có từ 2 lá thật (cao khoảng 2 - 4 cm) của 5 cây trong từng chậu.

Bốn thành phần năng suất lúa:

+ Số bông/chậu (chồi hữu hiệu/chậu) (P): ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông trong 1 chậu vào thời điểm thu hoạch.

+ Số hạt/bông: ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt (chắc và lép) của từng chậu chia cho tổng số bông của chậu đó

Số hạt/bông = [tổng số hạt/chậu]/[tổng số bông/chậu]

+ Trọng lượng 1.000 hạt (g): tách chọn hạt chắc và hạt lép riêng với nhau, cân tất cả hạt chắc (W) sau đó tiến hành đếm 1.000 hạt chắc rồi đem cân (cân điện tử) trọng lượng của 1.000 hạt chắc này (w), sau đó xác định ẩm độ hạt lúc cân bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi quy đổi ra trọng lượng 1.000 hạt chắc ở ẩm độ 14% (w14%) theo công thức wx(100-H%) W14% = --- 86 Trong đó: W14%: trọng lượng hạt ở ẩm độ 14% w: trọng lượng lúc cân H%: ẩm độ hạt lúc cân + Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông = (1.000*W14%)/(w14%*P) + Tỉ lệ hạt chắc:

20 Số hạt chắc/chậu

% hạt chắc = --- x 100 Tổng số hạt/chậu

+ Năng suất thực tế (g/chậu) ở ẩm độ 14%: tính trên từng chậu. Tiến hành gặt, ra hạt chắc, cân hạt chắc, đo độ ẩm của hạt, quy đổi về trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%

+ Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index): Trọng lượng hạt chắc trên chậu/tổng trọng lượng cả cây trên chậu lúc thu hoạch.

+ Công thức tính trọng lượng rơm, lép ở ẩm độ 14% (w14% rơm, w14% lép): wx(100-A%)

w14% rơm,lép = --- 86

Trong đó: w: trọng lượng cân lúc thu hoạch

A% = trọng lượng cân lúc thu hoạch - trọng lượng cân ở ẩm độ 0%

+ Độ cứng các lóng thân lúa: độ cứng của lóng 1, 2, 3 của cây lúa đo ở thời điểm thu hoạch (Nguyễn Minh Chơn, 2007). Được xác định như sau:

Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 3 cây/nghiệm thức: điều kiện chọn là cây phát triển bình thường, không bị sâu hại.

Bước 2: Gác cây lúa còn nguyên bẹ lá lên giá đỡ. Khoảng cách từ điểm gác cây đến mặt đất là 60 cm, chiều cao dây treo vuông góc với mặt đất là 45 cm, chiều cao vật treo là 10 cm và khoảng cách giữa hai điểm trên giá đỡ cây lúa là 10 cm.

Bước 3: Treo vật lên cây lúa sau đó từ từ tăng trọng lượng bằng cách thêm cát vào đến khi cây lúa vừa bị gãy thì ngưng lại.

Độ cứng của cây lúa được tính bằng cách cân toàn bộ trọng lượng chứa cát và dây treo của vật treo ở thời điểm cây lúa vừa gãy, 1kg vật treo có lực tương đương 10 Newton (1kg = 10 N).

21

Hình 2.5 Đo độ cứng lúa

2.2.4 Phân tích kết quả

Các chỉ tiêu theo dõi được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm thống kê SPSS 16.0, dùng phép thử Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% và 1%.

22

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nhận xét tổng quan

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013. Các điều kiện về nước, dinh dưỡng giữa các nghiệm thức là đồng đều với nhau. Thời tiết thuận lợi cho sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm có xuất hiện một số sâu, bệnh hại như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, đều ở mức độ nhẹ do thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Hình 3.1 Cây lúa ở giai đoạn 20 ngày sau khi gieo (a); lúa ở giai đoạn thu hoạch (b) trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013

3.2 Chỉ tiêu nông học cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.1 Chiều cao cây

Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về chiều cao giữa nồng độ CaSi, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giống lúa Hananomai và Akita.

Thời điểm 10 ngày sau khi gieo (NSKG) chiều cao của hai giống lúa Hananomai và Akita có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao của giống Hananomai là 26,1 cm cao hơn nhiều so với chiều cao của giống Akita là 19,1 cm. Thời gian sinh trưởng đối với giống Hananomai là 93 – 95 ngày còn đối với Akita là 83 – 85 ngày, đây là hai giống có đặc tính thân rạ

23

yếu, dễ đổ ngã (Cty TNHH Angimex-Kitoku, 2008). Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng vừa vì vậy thời điểm vươn lóng khi cây tượng khối sơ khởi. Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho cây lúa tốt tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng sau này.

Giai đoạn 20 NSKG, chiều cao giống lúa Hananomai (44,1 cm) cao hơn giống lúa Akita (35,4 cm) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.1). Các nồng độ CaSi khác nhau không có khác biệt thống kê, chiều cao của hai giống lúa dao động từ 31,4 – 46,2 cm. Ở giai đoạn này lúa đã sử dụng dinh dưỡng từ bên ngoài cung cấp cho quá trình sinh trưởng của mình.

Bảng 3.1 Chiều cao cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau của 2 giống lúa Hananomai và Akita trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 - 2013

Nhân tố

Ngày sau gieo

10 20 30 40 50 60 70 Thu

hoạch Giống (A)

Akita 19,1b 35,4b 58,4b 77,1b 85,8b 90,7b 92,9b 82,5b Hananomai 26,1a 44,1a 65,6a 84,6a 95,3a 101,8a 104,5a 96,1a Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 21,7 38,4 60,4 79,8 91,2 96,5 100,4 89,2 2 22,2 39,9 63,0 82,4 88,9 94,2 96,8 90,1 4 22,8 40,8 62,7 81,2 91,5 96,8 98,2 89,5 10 23,7 39,9 62,0 80,0 90,6 97,5 99,4 88,4 F(A) ** ** ** ** ** ** ** ** F(B) ns ns ns ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns ns ns ns CV (%) 12,02 8,37 6,31 4,3 3,72 4,24 4,01 3,74

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 30 NSKG, chiều cao trung bình của giống lúa Hananomai (65,6 cm) cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (58,4 cm) là 7,2 cm , khác biệt thống kê mức ý nghĩa 1%.

Qua Bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 40 ngày lúa đã sinh trưởng đầy đủ về thân lá, chiều cao hai giống lúa tăng nhanh, giống Hananomai là 84,6 cm cao hơn giống Akita là 77,1 cm ở mức ý nghĩa 1%. Khi lúa ở giai đoạn này, cây lúa đã hoàn thiện về chiều cao, thể hiện rõ đặc tính của giống.

24

Giai đoạn 50 NSKG, đây là giai đoạn lúa làm đòng, vì vậy chiều cao tăng lên chậm hơn so với các giai đoạn trước. Chiều cao giữa các nghiệm thức xử lý CaSi không có khác biệt, chỉ có sự khác biệt qua phân tích thống kê mức ý nghĩa 1% về chiều cao giữa hai giống lúa. Giống Hananomai có chiều cao trung bình (95,3 cm) cao hơn chiều cao trung bình giống Akita (85,8 cm).

Ở giai đoạn 60 NSKG, nồng độ CaSi không có ảnh hưởng tới chiều cao của hai giống. Lúa vẫn tăng trưởng bình thường không có sự khác biệt về chiều cao cây giữa nghiệm thức đối chứng không xử lý và nghiệm thức có xử lý. Chiều cao cây trung bình ở giống Hananomai là 101,8 cm và chiều cao cây ở giống Akita là 90,7 cm, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Đến giai đoạn 70 NSKG, cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại, qua Bảng 3.1 cho thấy chiều cao trung bình giữa hai giống có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, chiều cao trung bình của giống Hananomai là 104,5 cm cao hơn so với chiều cao trung bình giống Akita là 92,9 cm.

Đến thời điểm thu hoạch, chiều cao cây lúa của giống Hananomai (96,1 cm) vẫn cao hơn chiều cao trung bình của giống Akita (82,5 cm) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, việc xử lý CaSi ở nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chỉ có sự khác biệt chiều cao trung bình giữa hai giống, giống Hananomai cao hơn giống Akita.

3.2.2 Số chồi/chậu của hai giống lúa

Qua Bảng 3.2 nhận thấy, số chồi/chậu của hai giống Hananomai và Akita ở giai đoạn 30 NSKG không có sự khác biệt thống kê, số chồi/chậu của hai giống Akita (10,3 chồi/chậu) và Hananomai (9,9 chồi/chậu). Giữa các nghiệm thức xử lý CaSi cũng không có sự khác biệt thống kê.

Giai đoạn 40 NSKG, số chồi của giống Hananomai không có sự khác biệt với giống Akita. Số chồi/chậu của việc xử lý các nồng độ CaSi không có sự khác biệt, dao động từ 10 – 15 chồi/chậu. Đây là giai đoạn có số chồi tăng nhanh.

Thời điểm 50 NSKG, số chồi của các nghiệm thức xử lý CaSi không có sự khác biệt thống kê, giữa hai giống lúa cũng không có sự khác biệt, trung bình có khoảng 13,4 – 13,5 chồi trên chậu.

Qua kết quả Bảng 3.2 nhận thấy ở giai đoạn 60 NSKG, số chồi không tăng nữa mà bắt đầu giảm xuống thấp hơn so với 50 NSKG khá rõ rệt, do lúc

25

này lúa đã chuyển sang giai đoạn sinh sản hình thành số bông nên chồi vô hiệu giảm dần, số chồi của giống Hananomai và giống Akita không có sự khác biệt. Bảng 3.2 Số chồi (chồi/chậu) cây lúa theo các nồng độ phun CaSi ở các thời điểm

sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Nhân tố Ngày sau gieo

30 40 50 60 70 Giống (A) Akita 10,3 12,4 13,4 12,7 12,7 Hananomai 9,9 12,4 13,5 12,9 12,6 Nồng độ CaSi (B) (ml/lít) 0 8,9 11,5 12,9 12,3 12,0 2 11,1 13,1 12,9 12,8 12,6 4 10,3 12,6 13,9 13,4 12,6 10 10,1 12,5 14,4 12,9 13,4 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns CV (%) 19,37 21,77 13,27 12,02 13,08

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Đến giai đoạn 70 NSKG, số chồi/chậu tương đương với số chồi/chậu ở giai đoạn 60 NSKG. Số chồi/chậu của hai giống lúa Akita và Hananomai dao động từ 12,7 – 12,6 chồi/chậu. Số chồi/chậu giữa hai giống lúa và các nồng độ xử lý CaSi không có khác biệt thống kê.

Tóm lại, khi xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm tăng thêm số chồi của hai giống lúa.

3.3 Độ cứng của các lóng lúa

Qua các kết quả ghi nhận được, nhận thấy độ cứng các lóng giữa các nghiệm thức xử lý CaSi có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, khi xử lý CaSi đều cho độ cứng tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối (2012), CaSi các tác dụng làm tăng độ cứng thân và năng suất trên hai giống OM4900 và MTL392. Tương tự, theo kết quả nghiên cứu của Lưu Thế Hùng (2010), khi xử lý CaSi cũng làm tăng độ cứng lóng thân so với đối chứng trên giống lúa Hananomai.

26

3.3.1 Độ cứng lóng 1

Qua Hình 3.2 cho thấy, giữa hai giống có sự khác biệt về độ cứng lóng 1, giống Hananomai có độ cứng lóng 1 là 0,7 N cao hơn giống Akita là 0,5 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Hình 3.2 Độ cứng lóng 1 giữa hai giống Akita và Hananomai ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Xử lý CaSi ở các nồng độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến độ cứng lóng 1, độ cứng lóng 1 ở các nồng độ khác nhau dao động từ 0,32 – 0,75 N.

Hình 3.3 Độ cứng lóng 1 giữa các nồng độ xử lý CaSi ở thời điểm thu hoạch trồng trong chậu, vụ Đông Xuân 2012 – 2013

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 Akita Hananomai 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0 ml/l 2 ml/l 4 ml/l 10 ml/l Đ cứng (N) 0,5 b 0,7 a Đ cứn g (N) Nồng độ CaSi 0,56 0,52 0,63 0,56

27

3.3.2 Độ cứng lóng 2

Độ cứng lóng thứ 2 qua kết quả Bảng 3.4 nhận thấy giữa hai giống lúa Akita và Hananomai có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, độ cứng lóng thân 2 của giống Hananomai (1,19 N) cao hơn giống Akita (1,06 N). Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, nồng độ xử lý CaSi 4 ml/l cho kết quả cao nhất (1,34 N), các nồng độ CaSi còn lại có hiệu quả tương đương nhau dao động từ 0,99 – 1,11 N.

Bảng 3.3 Độ cứng (N) lóng 2 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013

Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 0,83c 1,15b 0,99b 2 1,24a 0,87c 1,05b 4 1,03b 1,65a 1,34a 10 1,12ab 1,09b 1,11b Trung bình 1,06b 1,19a F(A) ** F(B) ** F(A*B) CV (%) ** 9,4

Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Sự tương tác giữa nồng độ CaSi và giống có ảnh hưởng đến độ cứng lóng 2 được trình bày trong Bảng 3.4. Cụ thể, đối với giống Akita, khi xử lý CaSi ở nồng độ 2 ml/l (1,24 N) cho kết quả cao nhất, không khác biệt ý nghĩa thống kê với nồng độ 10 ml/l (1,12 N). Ở giống Hananomai cho kết quả cao nhất là 1,65 N cao hơn so với xử lý nồng độ 2 ml/l (0,87 N) là 1,9 lần khi xử lý ở nồng độ 4 ml/l. Lóng 1 và lóng 2 là những lóng không nằm trong vị trí các lóng bị gãy, nhưng đây là các lóng dài nhất của lúa chúng quyết định chiều cao của cây. Như vậy tăng độ cứng lóng 1 và lóng 2 làm giảm momen cong và hạn chế đổ ngã trên lúa (Nguyễn Minh Chơn, 2007).

3.3.3 Độ cứng lóng 3

Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 thấy rằng giữa hai giống lúa có sự khác biệt nhau về độ cứng lóng 3, giống Hananomai có độ cứng lóng 3 là 1,79 N cao hơn độ cứng lóng 3 của giống Akita là 1,49 N, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

28

Bảng 3.4 Độ cứng (N) lóng 3 của hai giống Akita và Hananomai theo các nồng độ CaSi ở thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013

Nồng độ CaSi (B) (ml/l) Giống (A) Trung bình Akita Hananomai 0 0,80c 1,45b 1,12c 2 2,11a 0,44b 1,78ab 4 1,48b 2,81a 2,14a 10 1,57b 1,47b 1,52bc Trung bình 1,49b 1,79a F(A) * F(B) ** F(A*B) ** CV (%) 16,3

Ghi chú: Các số trung bình có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.

Các nồng độ xử lý CaSi có khác biệt so với không xử lý CaSi ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nồng độ 4 ml/l cho kết quả cao nhất (2,14 N) gấp 1,9 lần so với nghiệm thức đối chứng. Giữa hai nồng độ 2 ml/l và 4 ml/l không có

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá casi lên sự sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa hananomai và akita trồng trong chậu vụ đông xuân 20122013 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)