4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2. Thành phần thiên địch (côn trùng ký sinh, côn trùng và nhện lớn bắt mồi) sâu
Thiên địch có vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lượng chủng quần dịch hại, chúng góp phần vào việc giữ vững sự cân bằng động trên đồng ruộng, góp phần giữ cho dịch hại phát triển ở mức duy trì như những mắt xích trong mạng lưới dinh dưỡng và điều hòa mật độ sâu hại dưới mức gây hại kinh tế. Việc xác định thành phần loài thiên địch là cơ sở cho việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của chúng trong biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các loài trong tự nhiên.
Trong điều kiện vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cùng với việc điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại lạc, chúng tôi đã tiến hành điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch sâu hại lạc. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.
Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến các loài thiên địch của sâu hại lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
TT Tên Việt
Nam Tên khoa học Bộ/Họ
Vật mồi/vật chủ Mức độ xuất hiện (%)
I Bộ chuồn chuồn Odonata
1 Chuồn chuồn kim Agrocnemis sp. Coenagrionidae
Trưởng thành, sâu non bộ Cánh vảy + II Bộ cánh da Dermaptera
2 Bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata
(Fabricius) Carcinophoridae
Sâu non bộ Cánh
vảy
III Bộ cánh nửa Hemiptera
3 Bọ xít mắt to Geocoris ochropterus Fieber Lygaeidae Sâu non bộ Cánh vảy - IV Bộ cánh cứng Coleoptera
4 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor
Fabr. Coccinellidae
Rệp +++
5 Bọ 3 khoang Ophionea ishii Habu Carabidae
Sâu non bộ Cánh vảy +++ 6 Chân chạy 2 chấm trắng Chlaenius bioculatus Chaudoir Carabidae Sâu non bộ Cánh vảy +
7 Bọ cánh cộc đỏ Paederus Curtis fuscipes Staphilinidae
sâu non bộ Cánh vảy +++ V Bộ cánh màng Hymenoptera
8 Ong kén nâu đơn Microplitis Rao& Kurian prodeniae Braconidae
Sâu non sâu
khoang ++ 9 Ong kén nâu đơn Microplitis Ashmead manilae Braconidae Sâu non sâu
khoang ++ 10 Ong trắng kén Apanteles Haliday ruficrus Braconidae Sâu non sâu đo - 11 Ong trắng kén Apanteles Wilkinson salutifer Braconidae Sâu non sâu đo - 12 Ong cự vàng Xanthopimpla flavolineata.Cameron Ichneumonidae Nhộng sâu
cuốn lá + 13 Ong cự vàng chấm đen Xanthopimpla punctata Fabr. Ichneumonidae
Nhộng sâu
cuốn lá + 14 Ong đùi to Brachymeria sp. Chalcididae
Nhộng sâu
cuốn lá ++ 15 Ong đen nhỏ Telenomus subitus Le Scelionidae Trứng bọ xít + 16 Ong đen nhỏ Telenomus cyrus Le Scelionidae Trứng -
bọ xít
17 Ong đa phôi Copidosoma sp. Encyrtidae Sâu non sâu đo -
VI Bộ nhện lớn Araneae
18 Nhện sói Pardosa sp. Lycosidae rầy, côn trùng
nhỏ +++ 19 Nhện miêu linh Oxyopes Thorell javanus Oxyopidae
rầy, côn trùng
nhỏ ++ 20 Nhện nhảy Bianor Schenkel hotingchiehi Salticidae
rầy, côn trùng
nhỏ + 21 Nhện dài chân Tetragnatha Thorell javana Tetragnathidae
rầy, côn trùng nhỏ
- * Ghi chú: - : Rất ít xuất hiện (< 5% số lần bắt gặp);
+ : Ít xuất hiện (5 – 20% số lần bắt gặp);
++: Xuất hiện trung bình (20 – 50% số lần bắt gặp); +++: Xuất hiện nhiều (> 50% số lần bắt gặp)
Bảng 3.4. Tỷ lệ các họ, các loài thiên địch của sâu hại lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
STT Tên Việt Nam Họ Loài
Số họ Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ chuồn chuồn 1 6,16 1 5,27 2 Bộ cánh da 1 6,16 1 5,27 3 Bộ cánh nửa 1 6,16 1 5,27 4 Bộ cánh cứng 3 21,05 4 18,00 5 Bộ cánh màng 5 32,25 10 46,76 6 Bộ nhện lớn 4 28,22 4 19,43 Tổng số 15 21
Qua Bảng 3.3 và Bảng 3.4 chúng tôi xác định được 21 loài thuộc 6 bộ (5 bộ côn trùng và 1 bộ nhện lớn), 15 họ (11 họ côn trùng và 4 họ nhện lớn). Trong 21 loài thì bộ
cánh màng (Hymenoptera) là bộ có số họ và số loài nhiều nhất gồm 5 họ (chiếm 32,25%) và 10 loài (chiếm 46,76%), tiếp theo là bộ nhện lớn (Araneae) có 4 họ (chiếm 28,22%) và 4 loài (chiếm 19,43%) và bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm 3 họ (chiếm 21,05%) và 4 loài (chiếm 18,00%). Còn bộ chuồn chuồn, bộ cánh nửa và bộ cánh da là bộ có số họ và số loài ít nhất mỗi bộ có 1 họ (chiếm 6,16%) và có 1 loài (chiếm 5,27%). Những loài có mức độ phổ biến cao trên 50% là những loài như bọ cánh cộc, bọ rùa đỏ, bọ 3 khoang và nhện sói.
Qua quan sát, theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi nhận thấy các loài bắt mồi của sâu hại lạc thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, tuy nhiên nhiều nông dân đã nhầm tưởng chúng là sâu hại, khi thấy chúng xuất hiện nhiều trên ruộng là mang thuốc ra phun, hoặc khi chăm sóc cho cây nếu bắt gặp chúng là tiêu diệt thủ công. Hơn nữa, khi phát hiện có sâu hại trên đồng ruộng, người nông dân không biết với mật độ sâu hại là bao nhiêu thì tiến hành biện pháp phòng trừ. Do đó cứ thấy sâu hại xuất hiện là phun thuốc hóa học. Điều này dẫn đến sự nghèo nàn về chủng loại thiên địch trên đồng ruộng. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy số lượng loài thiên địch và sâu hại chênh lệch rất nhiều; mật độ của thiên địch cũng không cao nên thiên địch hầu như không khống chế được sâu hại.
3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) hại lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An dưới ảnh hưởng của một số