Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus)

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (archips asiaticus walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 69)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4. Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus)

3.4.1. Đặc điểm hình thái các pha phát dục

Trong số các loài sâu hại thuộc nhóm ăn lá lạc thì sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) là một loài gây hại tương đối quan trọng. Trong điều kiện vụ xuân năm 2014 chúng tôi đã tiến hành nuôi sinh học sâu cuốn lá đầu đen và đo kích thước các pha phát dục. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.12. Kích thước của sâu cuốn lá đầu đen có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tuổi sâu ở ngoài đồng ruộng khi mà việc theo dõi sự lột xác của chúng rất khó khăn đặc biệt là đối với người dân. Dựa vào kích thước có thể xác định tương đối chính xác tuổi sâu từ đó quyết định thời điểm phòng trừ có hiệu quả hơn.

Bảng 3.12. Kích thước các pha phát dục của sâu cuốn lá đầu đen

Pha phát dục Kích thước (mm) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình SN tuổi 1 1,5 2,2 1,86 + 0,03 SN tuổi 2 3,4 4,4 3,86 + 0,06 SN tuổi 3 6,2 9,0 7,70 + 0,16 SN tuổi 4 14,0 17,5 16,07 + 0,19 SN tuổi 5 18,4 22,5 20,16 + 0,22 Nhộng Dài 8,0 11,2 9,48 + 0,18 Rộng 1,8 3,2 2,71 + 0,07 Trưởng thành đực Dài 6,4 7,6 6,99 + 0,07 Sải cánh 14,8 17,3 16,22 + 0,15 Trưởng thành cái Dài 7,5 9,1 8,34 + 0,09 Sải cánh 18,8 21,8 20,06 + 0,18

* Trưởng thành: Là một loài ngài tương đối nhỏ có dạng hình chuông. Râu đầu hình sợi chỉ. Lúc đậu cánh xếp hình mái nhà che phủ kín bụng, đôi cánh trước có góc đỉnh hơi vuông. Con đực thường nhỏ hơn con cái. Con đực có kích thước dài trung bình 6,99 + 0,07 mm, sải cảnh rộng 16,22 + 0,15 mm. Con cái dài 8,34 + 0,09 mm, sải cánh rộng 20,06 + 0,18 mm. Cuối bụng của con đực phình to ra, của con cái thon nhỏ lại.

Mép trước của đôi cánh trước hơi lõm xuống ở vị trí ¾ tính từ gốc cánh, tại đó có 1 vân hình bán nguyệt, màu nâu. Mép ngoài cánh trước hình lượn sóng nhỏ và thẳng; mép trước của cánh có viền lông màu nâu đậm. Mép ngoài và mép trước gần như vuông góc với nhau. Mặt trên của đôi cánh trước có những vệt vân trông loang lổ, màu nâu xen kẽ trắng. Tấm ngực trước và ngực giữa màu nâu, cùng với màu của đầu. Đôi cánh sau và bụng có màu vàng rơm.

* Trứng: Trứng được đẻ thành ổ, mỗi ổ dao động khoảng 24 – 131 quả. Qủa trứng có hình cầu, mới đẻ màu vàng nhạt, sắp nở chuyển sang màu vàng sẫm. Lúc đó trên đỉnh trứng xuất hiện 1 chấm đen nhỏ, đó là đầu của sâu non.

* Sâu non: Sâu non có 5 tuổi. Đầu và mảnh mai trên đốt ngực thứ nhất màu đen, đôi chân ngực trước màu đen.

- Sâu non tuổi 1: Sâu non mới nở rất linh hoạt, kích thước dài 1,5 – 2,2 mm, trung bình 1,86 + 0,03 mm. Cơ thể màu vàng nhạt, sắp lột xác chuyển sang màu vàng đậm hơn.

- Sâu non tuổi 2: Khi mới lột xác sang tuổi 2 có màu vàng xanh, kích thước dài gấp 2 lần tuổi 1, dao động từ 3,4 – 4,4 mm, trung bình 3,86 + 0,06 mm. Cơ thể có màu xanh nhạt, trên mình nhìn rõ lớp lông mịn màu trắng đục.

- Sâu non tuổi 3: Kích thước dài 6,2 – 9,0 mm, trung bình 7,7 + 0,16 mm. Cơ thể có màu xanh nhạt hơi vàng.

- Sâu non tuổi 4: Kích thước dài 14,0 – 17,5 mm, trung bình 16,07 + 0,19. Sâu non lớn rất nhanh, màu cơ thể trở lên xanh đậm.

- Sâu non tuổi 5: Mới lột xác cơ thể dài khoàng 18,4 mm đẫy sức có thể dài tới 22,5 mm, trung bình 20,16 + 0,22 mm. Cơ thể có màu xanh lục, cuối tuổi chuyển

sang màu vàng.

* Nhộng: Khi sâu non mới vào nhộng, ở phần bụng có màu xanh lá mạ, lưng màu cánh gián có 1 vằn chạy dọc thân. Kích thước nhộng dài 8,0 – 11,2 mm, trung bình 9,48 + 0,18 mm. Sau 2 – 3 ngày nhộng chuyển sang màu vàng nhạt, mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 5. Lúc sắp vũ hóa nhộng có màu cánh gián, phần ngực xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu đậm.

3.4.2. Tập tính hoạt động sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)

* Trưởng thành hoạt động chủ yếu vào lúc sáng sớm và chiều mát. Ban ngày thường ẩn nấp dưới lá cây lạc hoặc cỏ dại, tập trung nhiều ở các ruộng rậm rạp xanh tốt, gần bờ hoặc đường đi. Thời gian sống của trưởng thành từ 4-6 ngày, dài nhất là 13 ngày nếu được ăn thêm mật ong.

Trưởng thành thường được đẻ trứng ở mặt dưới lá, trứng được đẻ thành ổ ở các lá gần ngọn; ổ trứng chỉ có 1 lớp, được xếp thành từng hàng đều đặn, bề mặt được che phủ 1 lớp sáp mỏng bảo vệ. Thỉnh thoảng có những ổ được đẻ ở mặt trên của lá lạc.

* Sâu non

- Sâu non tuổi 1 sống tập trung, mới nở rất nhanh nhẹn, có thể bò khắp mép lá và ăn diệp lục của lá.

- Sâu non tuổi 2 bắt đầu phân tán, chúng bò ra ngoài mép lá, nhả tơ quấn 2 mép lá lại với nhau hoặc chập nhiều lá lại và nằm trong đó để ăn.

- Sâu non tuổi 3 có khả năng nhả tơ dù sang chỗ khác nếu có tác động từ bên ngoài. - Sâu non tuổi 4 và 5 có khả năng di chuyển tốt, chúng nhả tơ gập lá theo chiều dọc thành tổ từ 1-4 lá. Đôi khi sâu bò lên ngọn, cuốn các lá ngọn lại với nhau, nằm trong đó thò đầu ra ăn. Sâu non tuổi 5 khi đẫy sức thì ngừng ăn hoàn toàn, cơ thể chuyển dần sang màu vàng, nó nhả một lớp tơ dày trong tổ và hóa nhộng trong đó.

3.4.3. Vòng đời sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)

Vòng đời của một loài sinh vật được tính từ lúc 1 quả trứng hoặc 1 cá thể được mẹ sinh ra cho đến lúc cá thể đó bắt đầu sinh sản. Đây là một trong những đặc tính sinh học rất quan trọng, nắm được vòng đời của sâu hại từ đó chúng ta có thể dự tính được thời gian xuất hiện các lứa tiếp theo, cũng như xác định được thời gian

phòng trừ thích hợp và có hiệu quả. Trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Nghi Lộc, chúng tôi tiến hành nuôi sinh học để xác định vòng đời của loài sâu cuốn lá đầu đen

(Archipsasiaticus W.). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Vòng đời sâu cuốn láđầu đen (Archips asiaticus W.)

Pha phát dục

Thời gian phát dục (ngày) Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 5 7 5,57 + 0,13 27-29 70-90 SN tuổi 1 2 3 2,33 + 0,09 SN tuổi 2 2 4 3,27 + 0,13 SN tuổi 3 4 5 4,37 + 0,09 SN tuổi 4 4 6 4,80 + 0,14 SN tuổi 5 4 6 5,10 + 0,14 Nhộng 7 9 7,60 + 0,13 Trưởng thành 1 3 2,20 + 0,11 Vòng đời 31 39 35,27 + 0,36

Khi nuôi sâu ở nhiệt độ 27-290C và ẩm độ 70-90%, vòng đời dao động trong khoảng 31-39 ngày, trung bình 35,27 + 0,36 ngày. Trong đó trứng nở sau 5-7 ngày, tuổi 1 phát triển trong 2-3 ngày, tuổi 2 trong 2-4 ngày, tuổi 3 trong 4-5 ngày, tuổi 4 và tuổi 5 mỗi tuổi 4-6 ngày, nhộng 7-9 ngày và trưởng thành đẻ trứng sau 1-3 ngày kể từ khi vũ hóa.

Ổ trứng Sâu non tuổi 1

Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3

Sâu non tuổi 4 Sâu non tuổi 5

Nhộng Trưởng thành

3.4.4. Thời gian sống của trưởng thành sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus)

Sau khi vũ hóa thì trưởng thành sâu cuốn lá đầu đen có thể tìm hút mật hoa dại ngoài đồng ruộng. Chúng tôi đã tiến hành bổ sung thức ăn thêm cho trưởng thành loài sâu này để xác định thời gian sống với 3 công thức: mật ong nguyên chất, nước đường 10% và nước lã. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus )

Công thức

Thời gian sống (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Mật ong 8 13 9,8 + 0,6 27-29 70-90 Nước đường 10% 6 9 7,3 + 0,4 Nước lã 3 6 5,0 + 0,3

Trong 3 loại thức ăn thì trưởng thành sâu cuốn lá đầu đen sống ngắn nhất khi nuôi bằng nước lã (3-6 ngày), khi nuôi bằng nước đường 10% chúng sống được 6-9 ngày, dài nhất là khi cho ăn thêm bằng mật ong (8-13 ngày). Tính ăn thêm là đặc tính chung của đa số các loài trưởng thành bộ cánh vảy; khi được ăn thêm thì trưởng thành sống lâu hơn và đẻ trứng nhiều hơn, thời gian đẻ trứng kéo dài.

3.4.5. Sức sinh sản của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)

Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến số lượng cá thể của từng loài trong quần thể sinh vật trên đồng ruộng là khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên trên thực tế thì các loài côn trùng thường không có khả năng đẻ hết số trứng của chúng do bị tác động của điều kiện ngoại cảnh; số lượng trứng của 1 con cái đẻ ra gọi là sức sinh sản. Tìm hiểu chỉ tiêu này đối với loài sâu cuốn lá đầu đen, dưới ảnh hưởng của điều kiện thức ăn thêm cho trưởng thành cái là mật ong, nước đường 10% và nước lã, chúng tôi tiến hành nuôi thí nghiệm (10 cặp trưởng thành). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Sức sinh sản của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)

Công thức

Số trứng đẻ (quả/cặp) Tối

thiểu Tối đa

Trung bình Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Mật ong 190 356 273,9 + 18,1 27-29 70-90 Nước Đường 10% 122 178 150,6 + 5,4 Nước lã 24 131 76,1 + 12,6

Khi trưởng thành ăn thêm xen kẽ với hoạt động sinh sản thì lượng trửng đẻ nhiều và thời gian đẻ trứng kéo dài . Ở các điều kiện thức ăn khác nhau thì khả năng sinh sản cũng khác nhau.Nuôi bằng mật ong nguyên chất trưởng thành cái đẻ trứng nhiều nhất, trung bình 273,9 quả trứng; còn thức ăn là nước đường 10% thì số trứng đẻ trung bình là 150,6 quả trứng; khi nuôi bằng nước lã sức đẻ trứng của loài này thấp nhất là 76,1 quả.

3.5. Hiệu lực của một số loại thuốc sinh học trừ sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsinhham) asiaticus Walsinhham)

Trong hệ sinh thái nông nghiệp hoạt động kinh tế của con người tạo nên những biến đổi lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng, bao gồm cả sâu hại cây trồng và các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại. Hiện nay để phòng trừ các loài sâu hại trên đồng ruộng thì người nông dân chủ yếu dùng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi đây là biện pháp dễ sử dụng, đa dạng chủng loại, tiêu diệt nhanh và dễ cơ giới hóa,... Những ưu điểm này giúp người dân tiêu diệt sâu hại lạc kịp thời, hiệu quả mà không cần nhiều kỹ thuật phức tạp.

Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra hiện tượng lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không đúng cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái và tập đoàn thiên địch.

Thử nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen nhằm xác định loại thuốc thích hợp, có hiệu lực trừ sâu cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân và giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học trên cánh đồng ở huyện Nghi Lộc.

3.5.1. Khảo sát hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen (Archips

asiaticus W.) trong phòng thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiệu lực của 3 loại thuốc sinh học (Reasgant 3.6 EC hoạt chất abamectin, Emavua 75 WG hoạt chất emamectin benzoate, Techtimex 50 WG hoạt chất emamectin Benzoate và martrine) đối với sâu non sâu cuốn lá đầu đen tuổi 2. Kết quả khảo sát trên được trình bày tại Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen trong phòng thí nghiệm

CT Tên thuốc Nồng độ ( %)

Hiệu lực thuốc sau xử lý (%)

1giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 1 Reasgant 3.6 EC 0,063 14,44c 42,22c 57,78c 63,33c 78,89c 2 Emavua 75 WG 0,028 20,00b 57,78b 74,44b 78,89b 85,56b 3 Techtimex 50 WG 0,031 32,22a 78,89a 86,67a 94,44a 100a 4 Đ/C (nước lã) 0 0 0 0 0 0 LSD5% 3,08 3,98 6,66 6,89 5,91 CV(%) 6,1 2,9 4,0 3,8 2,9

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa P < 0.05

0 20 40 60 80 100 120

1 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ

Giờ sau xử lý thuốc

H iệ u lự c củ a th uố c (%) Reasgant 3.6 EC Emavua 75 WG Techtimex 50 WG

Hình 3.9. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen trong phòng thí nghiệm

Kết quả ở Bảng 3.16 cho thấy đối với sâu non sâu cuốn lá đầu đen tuổi 2, cả 3 loại thuốc thử nghiệm trong phòng đều cho hiệu lực cao. Cụ thể thuốc Techtimex 50 WG là thuốc cho hiệu quả nhanh nhất. 1 giờ sau xử lý hiệu lực đã lên tới 32,22% và đạt 100% sau xử lý 48 giờ. Tiếp theo là thuốc Emavua 75 WG sau xử lý 1 giờ hiệu lực 20,00% và đạt 85,56% sau xử lý 48 giờ. Còn thuốc Reasgant 3.6 EC cho hiệu lực thấp hơn, 1 giờ sau xử lý hiệu lực là 14,44% và 48 giờ sau xử lý hiệu lực đạt 78,89% cũng khá cao. Vậy, cả 3 loại thuốc trên mặc dù có hiệu lực khác nhau nhưng đều cho hiệu quả tương đối cao đối với sâu non sâu cuốn lá tuổi 2.

3.5.2. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) hại lạc trên đồng ruộng asiaticus W.) hại lạc trên đồng ruộng

Bên cạnh việc điều tra diễn biến mật độ sâu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiệu lực của một số thuốc đối với sâu cuốn lá đầu đen hại lạc ngoài đồng ruộng. Chúng tôi phun thuốc theo nồng độ khuyến cáo. Kết quả được trình bày tại Bảng 3.17.

Bảng 3.17.Hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen (Archips

asiaticus Walsinhham)trên đồng ruộng

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong phạm vi cột có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa P < 0.05

CT Tên thuốc

Liều lượng ( ml, g

/ha)

Hiệu lực thuốc sau xử lý (%)

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày

1 Reasgant 3.6 EC 250 ml 20,53c 27,15c 47,02c 53,64b 2 Emavua 75 WG 125 g 29,36b 38,19b 55,85b 60,27b 3 Techtimex 50 WG 216 g 44,81a 60,27a 80,13a 84,55a 4 Đ/C (nước lã) 0 0 0 0 0 LSD5% 6,13 7,91 7,91 13,24 CV(%) 8,6 8,3 5,7 8,8

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày

Ngày sau phun thuốc

H iệ u lự c củ a th uố c (%) Reasgant 3.6 EC Emavua 75 WG Techtimex 50 WG

Hình 3.10. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá đầu đen (Archips

asiaticus Walsinhham)trên đồng ruộng

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy thuốc Techtimex 50 WG hoạt chất (emamectin Benzoate và martrine) cho hiệu lực cao nhất và có tác động nhanh sau phun một ngày hiệu lực đạt 44,81%, hiệu lực tăng dần 7 ngày sau phun đạt tới 84,55%. Tiếp theo là thuốc Emavua 75 WG hoạt chất (emamectin benzoate), hiệu lực 1 ngày sau phun 29,36% và hiệu lực tăng dần 7 ngày sau phun đạt 60,27%. Còn thuốc Reasgant 3.6 EC hoạt chất (abamectin) có hiệu lực thấp hơn nhiều và có tác động chậm sau các ngày phun thuốc, 1 ngày sau phun hiệu lực thuốc 20,53%, 7 ngày sau phun hiệu lực cũng chỉ đạt 53,64%. Như vậy, thuốc Techtimex 50 WG có hiệu lực cao đối với sâu cuốn lá đầu đen trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng. Còn thuốc Emavua 75 WG và Reasgant 3.6 EC trong phòng thí nghiệm hiệu lực sâu cuốn lá đầu đen tương đối cao, còn ở ngoài đồng ruộng hai loại thuốc này cho hiệu lực thấp. Đó là do ngoài đồng ruộng thuốc bị bay hơi nhiều làm loãng nồng độ thuốc, đồng thời nắng, gió... cũng làm chậm khả năng lưu dẫn thuốc của cây nên sâu chết chậm và chết ít hơn so

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (archips asiaticus walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)