4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nghi Lộc
Nghi Lộc nằm ở vị trí 18054’ vĩ độ Bắc và 105045’ kinh độ Đông, độ cao so với mực nước biển là 18,5m. Đây là vùng đồng bằng, chủ yếu là đất cát, đất thịt nhẹ và trung bình. Với dân số 195.847 người (tính đến ngày 12/05/2011), diện tích tự nhiên của huyện 34.767,02 ha.
Nghi Lộc là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,90C . Độ ẩm trung bình hàng năm là 83,8%, khá cao vào tháng 1 và tháng 2 (91 – 92%), thấp nhất vào tháng 7 (70%). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm.
Với điều kiện đất đai và khí hậu như vậy ở Nghi Lộc thích hợp cho việc gieo trồng các cây trồng cạn, trong đó có cây lạc.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu
- Cây trồng: Các giống lạc được trồng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (L14, L26, Sen lai).
- Thuốc sinh học: Reasgant 3.6 EC, Emavua 75WG, Techtimex 50WG.
* Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ thu bắt: vợt, ống hút, túi nilon, khay, hộp đựng mẫu. - Dụng cụ nuôi sinh học: hộp nuôi sâu, lồng lưới, đĩa petri. - Dụng cụ thí nghiệm: ống đong, bình phun thuốc.
- Dụng cụ theo dõi: panh, dao, kéo, kính lúp cầm tay, bông, sổ nghi chép, bút, kính lúp, kính hiển vi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại lạc và thiên địch
Trên ruộng trồng lạc tại địa điểm nghiên cứu, tiến hành điều tra sơ bộ để khái quát chung tình hình trong khu vực. Sau khi điều tra sơ bộ tiến hành xác định và chọn lựa các điểm có vị trí ngẫu nhiên, có tính chất đại diện cho toàn bộ vùng nghiên cứu. Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m, mỗi điểm điều tra 1m2 theo Viện Bảo vệ thực vật (2000) [23]. Điều tra thành phần loài được thực hiện 1 tuần/1 lần, sử dụng vợt côn trùng, vợt đập, hoặc bắt bằng tay để thu mẫu. Tiến hành thu bắt toàn bộ các loài sâu hại, côn trùng ký sinh và bắt mồi xuất hiện trên ruộng lạc tại các điểm đã lựa chọn và khu vực lân cận (bờ mương, bụi cây, xung quanh khu vực trồng lạc). Tại các ruộng đã chọn điều tra và quan sát trên từng cây tại các điểm trong các ruộng đã chọn, ghi chép số liệu vào sổ điều tra các loài sâu hại, côn trùng bắt mồi, bắt mồi đang ăn thịt trên cánh đồng. Tiến hành thu các pha sâu hại như trứng, sâu non và nhộng trên ruộng lạc để tiến hành theo dõi ký sinh vũ hóa cũng như vật chủ của chúng.
Các loài sâu hại, côn trùng ký sinh và bắt mồi thu được, một phần xử lý chết bằng lọ độc (chứa Xyanuakaly) hoặc ngâm trong cồn 70% để định loại, lưu mẫu. Các mẫu thu được tiến hành ghi nhãn theo tiêu chuẩn chung của phân loại học và giám định tên theo tài liệu liên quan hoặc nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia côn trùng.
2.2.2. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá lạc (Archips asiaticus
Walsingham)
Điều tra diễn biến mật độ của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.) trên ruộng lạc được xác định đại diện cho điểm nghiên cứu: điều tra định kỳ 7 ngày/1lần theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [23] và bổ sung theo Quyết định số 82/2003/QĐ-BNN [1]. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của từng yếu tố sinh thái chúng tôi chọn 3 ruộng đại diện cho mỗi yếu tố, mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 khóm nằm trên 1 hàng. Mật độ được tính là con/m2.
Nguyên tắc: Điều tra theo kiểu cuốn chiếu, lần điều tra sau dịch chuyển sang hàng bên cạnh và cách kỳ điều tra trước ít nhất 5 khóm. Riêng đối với giai đoạn cây con mỗi điểm điều tra 1m2. Các yếu tố điều tra:
- Yếu tố giống lạc: Điều tra diễn biến mật độ của sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus W.)trên giống lạc L14, Sen lai, L26.
- Yếu tố chân đất: Điều tra diễn biến mật độ của sâu cuốn lá đầu đen ở các chân đất khác nhau: vàn, thấp và cao.
2.2.3. Phương pháp nuôi sinh học
Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus )được thu bắt ngoài đồng về phòng thí nghiệm, nuôi trong lọ nhựa sạch đường kính từ 15 – 20 cm và cao 15 – 25 cm, có bông giữ ẩm, đậy vải phin để thông khí. Mỗi lọ nuôi đều có ký hiệu etyket riêng, được đặt trong điều kiện phòng thí nghiệm.
+ Xác định khả năng đẻ trứng: Thu sâu non tuổi lớn và nhộng của sâu cuốn lá lạc ngoài đồng ruộng đem về nuôi trong phòng thí nghiệm. Đến khi nhộng vũ hóa trưởng thành tiến hành ghép đôi giao phối ở 3 công thức: Mật ong nguyên chất, nước đường 10% và nước lã. Hằng ngày thay chậu có cây lá lạc mới. Mỗi công thức theo dõi 5 cặp đến khi trưởng thành chết sinh lý. Đếm tổng số trứng đẻ của từng cặp.
+ Xác định thời gian các pha phát dục: Thu riêng rẽ từng ổ trứng để trong hộp nhựa cho đến khi trứng nở. Dùng bút lông chyển những cá thể nở cùng ngày vào từng hộp nhựa có lá lạc tươi, hằng ngày bổ sung thức ăn cho đến khi sâu non hóa nhộng. Theo dõi 30 cá thể, ghi số liệu thời gian phát dục và đo kích thước của từng pha. Mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc các pha phát dục, bao gồm:
+ Pha trứng: Thu ổ trứng được đẻ của các cặp Sâu cuốn lá lạc (Archips asiaticus ) cho vào hộp Petri có lót giấy thấm nước. Theo dõi tỷ lệ nở của trứng lần lượt từ ổ đẻ đầu tiên cho đến ổ đẻ cuối cùng, thời gian theo dõi 3 lần/ngày (7 giờ, 12giờ và 17 giờ). Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ nở của trứng (%).
Nghiên cứu thời gian phát dục của trứng được tiến hành theo dõi trứng được trưởng thành cái đẻ cho đến khi trứng nở. Thí nghiệm lặp lại 3 lần, theo dõi các ổ đẻ được của các cặp ghép và tổng số quả trong tất cả các ổ. Chỉ tiêu theo dõi là thời gian phát dục của trứng (ngày).
+ Pha sâu non: Ấu trùng nở ra từ trứng được nuôi cá thể, thả 1 con/hộp nhựa kích thước 10cm và cao 15cm, có bông ẩm, đậy vải màn để thông không khí đối với hộp nuôi. Mỗi hộp nuôi đều có ký hiệu cụ thể (ngày nuôi, thức ăn, tuổi nuôi.vv) hàng ngày bổ sung thức ăn là lá lạc. Theo dõi thời gian phát dục từng tuổi của ấu trùng.
+ Pha nhộng: Sau khi ấu trùng tuổi cuối lột xác hóa nhộng, nhộng được nuôi trong hộp nhựa kích thước 10 - 15cm hoặc ống thủy tinh ống cao 15 - 20cm, đậy vải màn để thông khí đối với hộp nuôi. Hàng ngày thường xuyên bổ sung độ ẩm, đồng thời vệ sinh lọ nuôi.
+ Pha trưởng thành: Sau khi nhộng lột xác hóa trưởng thành, mỗi hộp ghép đôi một cặp (1 đực, 1 cái), nuôi trong hộp nhựa kích thước 10 - 15cm và cao 15 - 20cm, đậy vải màn để thông khí đối với hộp nuôi, bổ sung và thay lá cây lạc. Hàng ngày thường xuyên thay các cá thể chết và vệ sinh lọ nuôi, thay lá lạc và theo dõi sự đẻ trứng của trưởng thành.
2.2.4. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học
- Trong phòng thí nghiệm:
Khảo sát hiệu lực các loại thuốc đối với sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus
nuôi hàng loạt trong phòng thí nghiệm bằng thức ăn sạch. Sử dụng các thuốc: Reasgant 3.6 EC, Emavua 75WG, Techtimex 50WG để phòng trừ.
Theo dõi, tính toán hiệu lực (%) của thuốc ở 1 giờ, 6 giờ, 12giờ , 24giờ, 48giờ sau xử lý. Đánh giá hiệu quả của thuốc theo công thức Abott.
- Thí nghiệm ngoài đồng: bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Phun thuốc theo liều lượng khuyến cáo. Theo dõi mật độ sâu trước khi phun và sau phun 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 14 ngày, từ đó tính hiệu lực (%) của thuốc theo công thức Henderson Tilton:
Công thức 1 (CT1): Thuốc Reasgant 3.6 EC Công thức 2 (CT2): Thuốc Emavua 75WG Công thức 3 (CT3): Thuốc Techtimex 50WG Công thức 4 (CT4): Đối chứng (không phun) + Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 5m = 25m2. Diện tích khu thí nghiệm: 450m2
Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1 CT2 CT3 CT4 Dải bảo vệ CT3 CT4 CT1 CT2 CT4 CT1 CT2 CT3 Dải bảo vệ
2.2.5. Phương pháp xử lý, bảo quản và giám định mẫu
- Mẫu thu ngoài đồng về sẽ được ngâm vào lọ cồn 700 hoặc formol 5%, ngoài lọ ghi nhãn ngày thu mẫu, giống lạc, giai đoạn sinh trưởng, người thu, địa điểm thu.
- Mẫu có thể sấy khô ở nhiệt độ 600C khoảng 3 - 4 ngày, cắm kim để làm mẫu chuẩn.
- Mẫu được định loại theo tài liệu Nhật Bản 1956. Tokyo và nhờ sự giúp đỡ của PGS. TS. Trương Xuân Lam.
2.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi
- : Rất ít xuất hiện (< 5% số lần bắt gặp) + : Ít xuất hiện (5 – 20% số lần bắt gặp)
++: Xuất hiện trung bình (20 – 50% số lần bắt gặp) +++: Xuất hiện nhiều (> 50% số lần bắt gặp) - Mật độ sâu hại và thiên địch:
- Khả năng đẻ trứng trung bình của một con cái (quả/con): Tổng số trứng đẻ (quả)
Số trứng/con cái = --- (quả/con) Tổng số con cái (con)
- Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái (quả/ngày): Tổng số trứng đẻ (quả)
Số trứng/ngày = --- (quả/ngày) Tổng thời gian đẻ (ngày)
- Hiệu lực của thuốc trừ sâu ngoài đồng ruộng tính theo công thức Henderson Tilton: Ta x Cb HL (%) = (1 - --- ) x 100 Tb x Ca Trong đó:
- HL (%) là hiệu lực của thuốc ngoài đồng ruộng. - Ta : số cá thể sống ở công thức xử lý sau phun. - Tb : số cá thể sống ở công thức xử lý trước phun. - Ca : số cá thể sống ở công thức đối chứng sau phun. Tổng số lần bắt gặp
Tần suất xuất hiện (F %) = --- x 100 Tổng số lần điều tra
Tổng số lần điều tra
Tổng số cá thể điều tra (con) Mật độ (con/m2) = --- Tổng diện tích điều tra (m2)
- Cb : số cá thể sống ở công thức đối chứng trước phun.
- Hiệu lực của thuốc (Tính theo công thức Abbott):
Trong đó: Ca: Số cá thể sống ở công thức đối chứng Ta: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý trên phần mềm Statistix 10.0 và Excel 2010.
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
- Các ruộng lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Phòng thí nghiệm Sinh thái côn trùng nông nghiệp, Trung tâm thực hành thí nghiệm, trường Đại Học Vinh.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014. Ca - Ta
Hiệu lực thuốc (%) = --- x 100 Ca
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu hại lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Sâu hại lạc là yếu tố quan trọng hạn chế sản xuất lạc nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới và lịch sử trồng lạc lâu đời đã tạo ra một khu hệ sâu hại đặc trưng cho các vùng trồng lạc ở Việt Nam. Chúng gây hại từ khi gieo trỉa cho đến thu hoạch và đó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất lạc hằng năm.
Khi nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc, đã có nhiều tác giả công bố kết quả nghiên cứu. Nhưng thành phần và mức độ gây hại của chúng luôn thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, giống, chế độ canh tác,... và tác động của các biện pháp phòng chống. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu chỉ tiêu này tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.
Bảng 3.1. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu hại lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ MĐPB
I Bộ cánh thẳng Orthoptera
1 Châu chấu vết đen đùi
Stenocatantops splendens
Thunberg Acrididae ++
2 Châu chấu voi Chondracis rosea De Geer Acrididae - 3 Cào cào lớn Cyrthacanthacris tatarica
Linnaeus. Acrididae +
4 Cào cào nhỏ Atractomorpha chinensis Bolivar Acrididae ++ 5 Dế mèn lớn Brachytrupes sp Gryllidae - 6 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burmeister Gryllotalpidae -
II Bộ cánh tơ Thysanoptera
7 Bọ trĩ vàng nâu Thrips palmi Karny Thripidae +++ 8 Bọ trĩ vàng Scirtothrips dorsalis Hood Thripidae ++
III Bộ cánh nửa Hemiptera
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ MĐPB 10 Bọ xít xanh vai đỏ Piezodorus rubrofasciatus
Fabricius Pentatomidae ++
11 Bọ xít vân đỏ Menida histrio Fabricius Pentatomidae - 12 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burm Pentatomidae + 13 Bọ xít 2 chấm trắng Eysarcoris ventralis Westwood Pentatomidae - 14 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg Coreidae ++ 15 Bọ xít gai nâu Cletus punctiger Dallas Coreidae ++
IV Bộ Cánh đều Homoptera
16 Rệp đen Aphis craccivora Koch Aphidiae + 17 Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens Fabricius Cicadellidae +++ 18 Rầy xanh đuôi đen
hai chấm
Nephotettix virescens Distant
Cicadellidae ++
V Bộ cánh cứng Coleoptera
19 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabricius. Curculionidae + 20 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reitter Curculionidae +++ 21 Câu cấu nâu nhỏ Xilinophorus
mogolicus Motschulsky Curculionidae + 22 Bọ đầu dài Chokkirius sp Curculionidae - 23 Bọ ánh kim 4 chấm
trắng
Monolepta signata Oliver
Chrysomelidae ++ 24 Bọ nhảy đen Medythia suturalis Motschulsky Chrysomelidae + 25 Bọ bầu vàng Aulacophora femoralis
Motschulsky Chrysomelidae ++
26 Bọ ánh kim vàng 4 chấm đen
Monolepta sp.
Chrysomelidae + 27 Ban miêu đen Epicauta impressicornis Pic. Meloidae +
VI Bộ cánh vảy Lepidoptera
28 Sâu xám Agrotis ypsilon Rottenberg. Noctuidae + 29 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner Noctuidae +++ 30 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius Noctuidae +++ 31 Sâu đo xanh Chrysodeixis eriosoma Doubleday Noctuidae ++ 32 Sâu đục quả đậu Maruca testulalis Geyer Pyralidae +++
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ MĐPB rau
33 Sâu cuốn lá đầu nâu
Hedylepta indicata Fabr
Pyralidae ++ 34 Sâu cuốn lá đầu
đen
Archips asiaticus Walsingham
Tortricidae +++
35 Sâu róm nâu Amsacta sp. Arctiidae ++
36 Sâu róm chỉ đỏ Euproctis similis Fuessly Lymantridae + 37 Sâu róm 4 gù vàng Orgyia postica Walker Lymantridae +
* Ghi chú: - : Rất ít xuất hiện (< 5% số lần bắt gặp); + : Ít xuất hiện (5 – 20% số lần bắt gặp);
++: Xuất hiện trung bình (20 – 50% số lần bắt gặp); +++: Xuất hiện nhiều (> 50% số lần bắt gặp)
Bảng 3.2. Tỷ lệ các họ, loài sâu hại lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
STT Tên Việt Nam Họ Loài
Số họ Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ cánh thẳng 3 17,7 6 13,8 2 Bộ cánh tơ 1 6,2 2 5,1 3 Bộ cánh nửa 2 11,1 7 15,1 4 Bộ cánh đều 2 12,6 3 8,4 5 Bộ cánh cứng 3 19,8 9 26,0 6 Bộ cánh vảy 5 32,6 10 31,6 Tổng số 16 100 37 100
Kết quả qua Bảng 3.1 và Bảng 3.2 cho thấy thành phần sâu hại trên ruộng lạc phong phú gồm 37 loài thuộc 16 họ của 6 bộ.Trong đó có 7 loài có mức độ phổ biến cao (+++) với tần suất xuất hiện trên 50% gồm rầy xanh lá mạ (Empoasca
flavescens Fabricius), bọ trĩ vàng nâu (Thrips palmi Karny), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius.), sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis Geyer), câu