Phương pháp nuôi sinh học

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (archips asiaticus walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.3. Phương pháp nuôi sinh học

Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus )được thu bắt ngoài đồng về phòng thí nghiệm, nuôi trong lọ nhựa sạch đường kính từ 15 – 20 cm và cao 15 – 25 cm, có bông giữ ẩm, đậy vải phin để thông khí. Mỗi lọ nuôi đều có ký hiệu etyket riêng, được đặt trong điều kiện phòng thí nghiệm.

+ Xác định khả năng đẻ trứng: Thu sâu non tuổi lớn và nhộng của sâu cuốn lá lạc ngoài đồng ruộng đem về nuôi trong phòng thí nghiệm. Đến khi nhộng vũ hóa trưởng thành tiến hành ghép đôi giao phối ở 3 công thức: Mật ong nguyên chất, nước đường 10% và nước lã. Hằng ngày thay chậu có cây lá lạc mới. Mỗi công thức theo dõi 5 cặp đến khi trưởng thành chết sinh lý. Đếm tổng số trứng đẻ của từng cặp.

+ Xác định thời gian các pha phát dục: Thu riêng rẽ từng ổ trứng để trong hộp nhựa cho đến khi trứng nở. Dùng bút lông chyển những cá thể nở cùng ngày vào từng hộp nhựa có lá lạc tươi, hằng ngày bổ sung thức ăn cho đến khi sâu non hóa nhộng. Theo dõi 30 cá thể, ghi số liệu thời gian phát dục và đo kích thước của từng pha. Mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc các pha phát dục, bao gồm:

+ Pha trứng: Thu ổ trứng được đẻ của các cặp Sâu cuốn lá lạc (Archips asiaticus ) cho vào hộp Petri có lót giấy thấm nước. Theo dõi tỷ lệ nở của trứng lần lượt từ ổ đẻ đầu tiên cho đến ổ đẻ cuối cùng, thời gian theo dõi 3 lần/ngày (7 giờ, 12giờ và 17 giờ). Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ nở của trứng (%).

Nghiên cứu thời gian phát dục của trứng được tiến hành theo dõi trứng được trưởng thành cái đẻ cho đến khi trứng nở. Thí nghiệm lặp lại 3 lần, theo dõi các ổ đẻ được của các cặp ghép và tổng số quả trong tất cả các ổ. Chỉ tiêu theo dõi là thời gian phát dục của trứng (ngày).

+ Pha sâu non: Ấu trùng nở ra từ trứng được nuôi cá thể, thả 1 con/hộp nhựa kích thước 10cm và cao 15cm, có bông ẩm, đậy vải màn để thông không khí đối với hộp nuôi. Mỗi hộp nuôi đều có ký hiệu cụ thể (ngày nuôi, thức ăn, tuổi nuôi.vv) hàng ngày bổ sung thức ăn là lá lạc. Theo dõi thời gian phát dục từng tuổi của ấu trùng.

+ Pha nhộng: Sau khi ấu trùng tuổi cuối lột xác hóa nhộng, nhộng được nuôi trong hộp nhựa kích thước 10 - 15cm hoặc ống thủy tinh ống cao 15 - 20cm, đậy vải màn để thông khí đối với hộp nuôi. Hàng ngày thường xuyên bổ sung độ ẩm, đồng thời vệ sinh lọ nuôi.

+ Pha trưởng thành: Sau khi nhộng lột xác hóa trưởng thành, mỗi hộp ghép đôi một cặp (1 đực, 1 cái), nuôi trong hộp nhựa kích thước 10 - 15cm và cao 15 - 20cm, đậy vải màn để thông khí đối với hộp nuôi, bổ sung và thay lá cây lạc. Hàng ngày thường xuyên thay các cá thể chết và vệ sinh lọ nuôi, thay lá lạc và theo dõi sự đẻ trứng của trưởng thành.

Một phần của tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lạc; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen (archips asiaticus walsinhham) hại lạc vụ xuân 2014 ở huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)