Cơ sở của phương pháp dựa trên sự đo cường độ dòng sáng It đi ra khỏi dung dịch phân tích. Tỉ lệ I0/It tuân theo phương trình:
lg(I0/It) = k.Cbd3/( d4 + αλ4
)
trong đó: C - Nồng độ các phần tử ( hạt keo ) hấp thụ ánh sáng trong dung dịch b - Chiều dày lớp dung dịch
d - Đường kính trung bình của các hạt keo
k, α - Những hệ số, tùy thuộc vào bản chất các hạt keo và phương pháp đo
λ - Bước sóng của ánh sáng tới I0
Nếu d, k, α, λ cố định thì: lg(I0/It) = KbC
đó cũng là phương trình cơ bản của định luật Lambe-Bia, vậy trong phương pháp hấp đục cũng dùng phép đo mật độ quang để phân tích định lượng.
Dhấp đục = lg(I0/It) = KbC
Tuy nhiên trong các phương pháp trắc quang độ đục, để có thể thu được kết quả chính xác, có độ tin cậy cao cần phải tuân thủ rất nghiêm ngặt các điều kiện thực nghiệm, cụ thể như:
- Các hạt keo ( huyền phù) phải ít tan
- Các hạt keo ( huyền phù) điều chế được phải đồng nhất
- Các hạt keo ( huyền phù) phải bền với thời gian, không bị lắng đọng. Để đạt được các điều kiện này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực nghiệm như: nồng độ, thứ tự, tốc độ khi cho chất phân tích và thuốc thử tác dụng với nhau để tạo hạt huyền phù; Thời gian cần thiết để thu được độ đục cực đại hay độ ổn định của hạt keo; sự có mặt của các chất lạ như chất trợ keo, chất điện giải ngoại lai kể cả yếu tố nhiệt độ…
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS ( ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETRY )
3.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp 3.1.1. Sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử