Kết quả phân tích hồi quy bội được thực hiện bằng phương pháp Enterlần một cho thấy, mô hình hồi quy là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng, chỉ có 2 yếu tố: X1 (làm việc nhóm và phần thưởng công nhận), X3(giao tiếp trong tổ chức) có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa Sig_t < 0,05 (độ tin cậy 95%). Yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích (Sig > 0,05). Vậy, yếu tố không có ý nghĩa thống kê được loại ra khỏi mô hình và mô hình được tiến hành phân tích lại theo phương pháp Enter với 2 biến độc lập X1, X3 và biến phụ thuộc Y. Kết quả phân tích lại:
Qua kết quả phân tích đánh giá độ phù hợp của mô hình hổi quy, ta thấy hệ số R2 điều chỉnh bằng 0,585 cho biết khoảng 58,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc (cam kết gắn bó) do sự biến thiên của 2 biến độc lập (làm việc nhóm và phần thưởng công nhận, giao tiếp trong tổ chức). Vậy, mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu ở mức ý nghĩa 5%.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAa sau loại biếncho thấy, trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ (86,842), giá trị Sig < 0,05 nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho. Vậy, kết hợp giữa 2 biến độc lập hiện có trong mô có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc “cam kết gắn bó”. Mô hình hồi quy tuyến tính bội ở trên phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến:
Theo quy tắc, khi Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor – VIF) vượt quá 10, đó là dấu hiệu của Đa cộng tuyến. Từ bảng kết quả trên cho biết, hệ số VIF của mô hình có giá trị 2,057 nhỏ hơn 10, độ chấp nhận lớn. Điều này cho thấy giữa các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập này không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích mô hình hồi quy.
Hệ số tương quan riêng phần B: là các hệ số cho biết sự ảnh hưởng của từng
biến độc lập đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc, là cơ sở để xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết cho mô hình hồi quy. Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa cam kết gắn bó với 2 yếu tố: Làm việc nhóm và phần thưởng công nhận; Giao tiếp trong tổ chức được thể hiện qua đẳng thức sau:
Y = 1,222 + 0,375X1 + 0,326X3
phương trình hồi quy chuẩn hóa Y = 1,222 + 0,401X1 + 0,429X3
Với:
- Y: Cam kết gắn bó với tổ chức.
- X1: Làm việc nhóm và phần thưởng công nhận. - X3: Giao tiếp trog tổ chức.
Thông qua các hệ số hồi quy cho biết mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập tăng lên 1 đơn vị.