Phân tích các phương án chiến lược 1 Xây dựng ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Đề xuất chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao của công ty Cổ phần HHD (Trang 29)

1. Xây dựng ma trận SWOT

Từ kết quả phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội, thách thức từ bên ngoài và những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.

1.1. Cơ hội

Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, khả năng thanh toán và sức mua của người tiêu dùng tăng lên. Đây là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Sự thiếu tập trung phát triển và cạnh tranh của các xưởng sản xuất khác, thêm vào đó là sự đầu tư mạnh mẽ của công ty, tạo ra cơ hội lớn cho việc kinh doanh.

Cơ hội thị trường vào hè 2013, có cơ phát triển kênh phân phối bằng chuỗi địa điểm tô của chính cong ty, tạo ra sự đột phá về lợi nhuận.

Thị trường tiêu thụ bị khai thác manh mún và chưa có sự phát triển chuyên sâu. Do đó, công ty có thể điều chỉnh lại thị trường và cách thức cạnh tranh.

1.2. Thách thức

Sự cạnh tranh nổi bật nhất hiện nay là cạnh tranh về giá, do đó công ty bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cách cạnh tranh này.

Thời tiết thay đổi, nhiều mưa hơn dẫn tới việc kinh doanh của các cơ sở bị ảnh hưởng mạnh.

Canh tranh của các doanh nghiệp Miền Nam với nhau làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở miền Bắc, do chi phí chi trả do các hoạt động marketing sẽ phải tăng lên.

Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp chịu áp lực phải thay đổi và nghiên cứu cao.

Lao động tại thành phố nên thiếu sự ổn định và cố gắng. Do đó, chất lượng và hiệu quả thấp.

1.3. Điểm mạnh

Công ty đã có thương hiệu nổi bật trong thời gian qua do việc phát triển thị trường và đa dạng mẫu mã thành công, có nhiều sản phẩm có tính thu hút khách hàng rất cao.

Dàn khuân hay mẫu mã sản phẩm được cập nhật mới hoàn toàn theo thị hiếu thị trường và ăn theo các xu hướng được ưu thích. Điều này nổi trội hoàn toàn so với số mẫu mã xưa củ và lạc hậu của các xưởng thành lập từ lâu.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ khá cao, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đặc biệt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh sản phẩm này. Năng lực sản xuất tương đối lớn. Mẫu mã đa dạng, tạo ra sức hấp dẫn lớn cho các doanh nhiệp.

Chính sách lương, thưởng phát huy được tác dụng mạnh, khuyến khích được tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Quy định trong cấp phát nguyên vật liệu khuyến khích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy 1.4. Điểm yếu

Hệ thống dây chuyền sản xuất chưa đồng bộ.

Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu chưa hiệu quả, lượng nguyên vật liệu kém phẩm chất và hao hụt lớn.

Lượng công nhân mới vào làm gia tăng, do đó lượng phế phẩm và hao hụt nguyên vật liệu lớn.

Bảng 2.6. Bảng phân tích Ma trện SWOT.

Điểm mạnh Điểm yếu

- thương hiệu tốt do các thành công về phát triển sản phẩm - Năng lực sản xuất tương đối lớn. chi phí giảm.

- Mạng lưới phân phối khá mạnh.Chính sách đối với khối đại lý rất hiệu quả.

- khẳ năng nghiên cứu sản phẩm tốt

-Cở sở vật chất mạnh với xe tải và các loại máy móc hỗ trợ. - Nguồn nhân lực trẻ với sự hiểu biết nhu cầu và sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.

- Vị trí địa lý tại gần bến xe, ga tàu và ở trung tâm Hà Nội tạo lợi thế đặc biệt cho hoạt động kinh doanh này.

- Hệ thống máy móc thiết bị chưa đồng bộ. - Cung ứng nguyên vật liệu còn nhiều hạn chế. Lao động hay thay đổi, dẫn tới lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự thiếu trách nhiệm của đội ngũ nhân lực trẻ.

hội

- Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Chi tiệu cho con cái lớn

- Sự lơ là của các

Tận dụng điểm mạnh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.

Phương án khắc phục điểm yếu hướng tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

DN canh trạnh - Thị trường còn nhiều thị phần chưa khai thác. - Các đối thủ chưa tạo ra được lợi thế cạnh tranh nên dễ dàng bị đánh bật.

- chi phí gây dựng kênh phân phối của công ty thấp và đơn giản hiệu quả.

Thách

thức

- Khách hang có yêu cầu ngày càng cao. Áp lực thay đổi và phát triển lớn.

-cạnh tranh dẫn tới giảm giá. - lao động tăng giá và nhiều biến động. - Sự cạnh tranh của các đối thủ thương mại từ Miền Nam Phương án củng cố điểm mạnh để đương đầu với thách thức

Phương án khắc phục điểm yếu để đương đầu với thách thức

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy

2. Phân tích các phương án chiến lược.

2.1 Tận dụng Điểm mạnh của doanh nghiệp để nắm lấy cơ hội.

Việc tận dụng các điểm mạnh sẵn có của doanh nghiệp tạo sức bật lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Với sự thành công trong các chương trình bán hàng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp nên tiếp tục và cố gắng nhiều hơn nữa. tập trung vào việc nghiên cứu và phát triên các dòng sản phẩm tốt nhất. tạo ra những thnhf công tiếp nối và ấn tượng với khách hàng.

- Năng lực và trình độ của cán bộ công nhân tốt, và điều hành hiệu quả. Công ty nên tận dụng hơn nữa năng lực của đội ngũ nhân viên này.

- Cơ sở vật chất tốt, với xe tải có sự cơ động mạnh. Công ty nên tập trung phát triển những thị trường các tỉnh ngoài Hà Nội.

2.2 Phương án khắc phục điểm yếu hướng tới để tận dụng cơ hội.

Khắc phục điểm yếu không chỉ tạo lợi thế kinh doanh mà còn tạo ra được sự hoàn thiện và phát triển mạnh của thương hiệu.

- Đồng bộ hóa sản xuất sẽ tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Đáp ứng được những nhu cầu lớn nhất về sản phẩm.

- Tăng cường việc đào tạo, xây dựng hệ thống quản lý tốt, tạo điều kiện tốt cho người lao động sẽ giảm bớt hao phí nguyên vật liệu và phế phẩm.

2.3 Phương án khắc phục điểm yếu để đương đầu với thách thức.

Thách thức trong nghành là không lớn. Tuy nhiên, tăng năng suất và giảm hao phí – phế phẩm sẽ làm giảm giá thành. Tao ra sự lợi thế trong việc cạnh tranh về giá.

2.4 Phương án nhằm củng cố điểm mạnh để đương đầu với thách thức.

Để đương đầu với cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp tạo ra mẫu mã mới. với giải pháp này, khách hàng sẽ bỏ ra giá cao hơn để có được các mẫu mã sản phẩm mới.

Không chỉ đó, với lợi cơ sở vật chất và xe tải, doanh nghiệp có thể phát triên các thị trường ở xa hơn, nơi ít có sự cạnh tranh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢNPHẨM TƯỢNG THẠCH CAO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HHD PHẨM TƯỢNG THẠCH CAO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HHD

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN.

Một phần của tài liệu Đề xuất chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao của công ty Cổ phần HHD (Trang 29)