Ngành thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Ngành thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Y học cổ truyền đã khẳng định các loài nhuyễn thể có vị ngọt, mặn, tính lạnh. Các món ăn chế biến từ nhuyễn thể có tính thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc. tính chất này dùng để giải độc rược. Người bị tiểu đường cũng nên ăn nghêu, sò, ốc, hến. Ăn nhuyễn thể còn giúp bổ gân, bổ thận,…
Ăn nhuyễn thể còn là giải pháp bổ sung kẽm và iod. Các loài nhuyễn thể có nhiều iod gấp 200 lần so với trứng và thịt, thịt nhuyễn thể có thể dùng làm thực phẩm hỗ trợ cho các bệnh tim mạch, bướu cổ, làm loãng đờm giãi, tăng tính miễn nhiễm, tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng nội tiết tố. Tuy nhiên thịt nhuyễn thể có thể làm cho các bà mẹ đang nuôi con bú bị tắc sữa.
Như vậy, nhuyễn thể là một loài thực phẩm thuốc quý nhưng cho đến nay những nghiên cứu cơ bản về loài nhuyễn thể còn quá ít ỏi.
Theo một số tác giả thì loài nhuyễn thể có hai vỏ cứng như trai, trùng trục hay ốc là các loài thích hợp dùng làm chỉ thị sinh học đối với lượng vết các kim loại. Chúng có khả năng tích tụ các kim loại lượng vết như Pb, Cd, Hg… với hàm lượng lớn. Trai, ốc có thể tích tụ Cd trong mô của chúng ở mức hàm lượng cao hơn gấp 100.000 lần mức hàm lượng tìm thấy trong môi trường xung quanh.
Giới thiệu một số loài nhuyễn thể + Hến
Họ Hến Corbiculidae gồm các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, có vỏ cứng hình tròn đến bầu dục, sống ở sông, suối và vùng cửa sông thuộc các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi.
Hệ thống phân loại: Ngành Thân mềm Mollusca Lớp Hai mảnh vỏ Bivalvia Bộ Eulamellibranchia Họ Corbiculidae Giống Corbicula
Loài Corbicula tenius
- Đặc điểm:
Vỏ có dạng hình bầu dục ngắn, dày vừa, dẹp, phần đầu vuốt nhỏ, phần đuôi ngắn, cụt. Vùng đỉnh thấp, đỉnh tày, không vượt quá cạnh lưng, thường bị gặm mòn. Cạnh trước tròn, cạnh bụng cong, cạnh sau tạo thành góc ở phía dưới.
Mặt vỏ màu nâu đen, đỉnh vỏ màu trắng, vùng sau lưng rộng màu đen tím, đường bên nổi rõ. Các đường sinh trưởng thưa, không đều ở những con lớn, các đường này không phân biệt rõ ở phận đuôi và cạnh bụng. Xà cừ màu tím ở những con nhỏ, màu trắng xanh ở những con trưởng thành. Răng
chủ giữa hẹp, ngắn, chia đôi. Răng bên trước ngắn, nửa dưới vát mỏng và hơi cong.
Hến xuất hiện quanh năm nhưng mùa xuất hiện nhiều nhất từ thàng 3 đến tháng 8 hàng năm. Hến sinh sản bằng cách thả ấu trùng đã nở bên trong vỏ vào các vùng nước quanh nơi sinh sống. Sự thụ tinh xẩy ra bên trong vỏ.
+ Trai sông:
Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành thân mềm
(Mollusca), lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi. Hệ thống phân loại: Ngành Thân mềm Mollusca Lớp Hai mảnh vỏ Bivalvia Họ Unionidae Giống Sinohyriopsis
Loài Sinohyriopsis cumingii
Đặc điểm:
Trai có vỏ dài, đuôi cụt, cánh sau rộng bản với cạnh sau lõm, chủy ngắn. Kích cỡ lớn, vỏ mỏng ở các cá thể khi còn nhỏ, càng lớn vỏ càng dày lên, lòng vỏ nông. Vùng đỉnh vỏ thấp, đỉnh vỏ thường nằm ở khoảng 1/6 chiều dài đầu từ đầu vỏ. Cạnh trước tròn đều, cạnh bụng thẳng ngang lõm vào
ở khoảng giữa; cạnh sau tạo thành góc hai lần, phần đuôi cụt. Cánh sau lớn, rộng bản, cạnh sau lõm vào ở cá thể nhỏ, gần thẳng ở cá thể lớn. Chủy ngắn, không phát triển ở con trưởng thành.
Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng; vỏ gồm lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Mặt ngoài của vỏ ở con nhỏ có nhiều đường phóng xạ mà xanh lục, ở con trưởng thành có màu nâu đen. Vùng đỉnh có những nếp nhăn đồng tâm. Đường gờ bên vùng sau lưng nổi rõ. Trên mặt vỏ còn có thể thấy vết của các nếp nhăn phóng xạ. Lớp xà cừ màu trắn hồng hoặc màu đồng, phần cánh và đuôi có ánh vàng. Vỏ trái có răng chủ giả gồm một mấu trước lớn, mấu sau nhỏ, hốc giữa nông. Hai răng bên hình bản dài, hơi cong xuống. Vỏ phải có răng chủ giả gồm một mấu trong nhọn đầu và một gờ phụ ngoài, khe giữa sâu. Một răng bên sau hình bản mỏng lớn.
Cấu tạo vỏ gồm lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi. Mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên. Ở trung tâm cơ thê: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai. Cấu tạo cơ thể trai gồm cơ khép vỏ trước, vỏ, chỗ bám cơ khép vỏ sau, ống thoát, ống hút, mang, chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng, áo trai.
Di chuyển:
Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 - 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn. Trai di chuyển và dinh dưỡng bằng ống hút nước, ống thoát nước.
Sinh sản:
Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ
trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.
+ Ốc đá:
Ốc là nhóm động vật thân mềm thuộc nhóm Chân bụng sống ở các thủy vực nội địa, ở nước ngọt, nước lợ. Vỏ ốc thực chất là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng lại quanh một trục tạo nên các vòng xoắn, khởi đầu từ đỉnh vỏ và kết thúc ở miệng vỏ. Hệ thống phân loại: Ngành Thân mềm Mollusca Lớp Chân bụng Gastropoda Họ Viviparidae Giống Sinotaia
Sinotaia reevei Sinotaia quadrata
Đặc điểm một số loài phổ biến
- Loài Sinotaia reevei:
Ốc có kích cỡ trung bình, vỏ dày có khoảng 6 vòng xoắn. Chiều cao tháp ốc gấp rưỡi lỗ miệng vỏ làm cho vỏ ốc có dạng dài. Các vòng xoắn trên ít phồng, rãnh xoắn nông, không nhìn rõ. Vòng xoắn cuối dẹp tạo thành gờ ở phần dưới làm cho đường viền bên gần như thẳng.
Mặt vỏ màu nâu thẫm hay xanh vàng, có khía dọc. Lỗ miệng vỏ hình tim, vành miệng dày liên tục. Lỗ rốn hẹp nhỏ, lớp sứ bờ trụ trắng đục.
Lưỡi gai: gai rìa có hình tấm vuông, có 13 răng; gai trung gian có trụ giữa hình vòm nhỏ, bên trái 5 răng, bên phải 3 răng nhọn đầu; gai bên có trụ giữa hình gò cao, mỗi bên có 4 răng tròn đầu; gai giữa có trụ giữa hình núm, mỗi bên có 4 răng nhọn đầu.
- Loài Sinotaia quadrata:
Mặt vỏ rất bóng, nhẵn, lỗ rốn rất phát triển, dạng rãnh cong, sâu. Ốc có kích cỡ nhỏ, đỉnh nhọn, có khoảng 6 vòng xoắn. Chiều cao tháp ốc xấp xỉ bằng lỗ miệng vỏ làm cho vỏ ốc có dáng thấp, ngắn. Các vòng xoắn ít gồ cao, rãnh xoắn nông, có viền tơ mản. Vỏ mảng và mặt vỏ rất bóng, nhẵn, màu xanh vàng hoặc nâu.
Lỗ miệng vỏ hình bầu dục, vành miệng sắc, hơi cong vào mép dưới thành góc. Lớp sứ có bờ trụ mỏng. Lỗ rốn rất phát triển, cong và sâu.
Lưỡi gai: gai rìa có hình tâm vuông. Gai trung gian có trụ giữa hình mấu lồi nhọn, bên trái có 4 răng thấp, bên phải 5 răng cao. Gai bên có trụ giữa phẳng, gai giữa bình thường có trụ giữa hình cung, mỗi bên có 5 răng thấp.
Các loài này có phân bố ở các ao, ruộng ở vùng đồng bằng, trung du.