Tình hìn hô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cd, pb, cu, zn trong một số loài nhuyễn thể ở vùng sông lam tỉnh nghệ an (Trang 35)

1.1.7.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới [2,4]

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm Pb, Cd, Zn, Cu cũng như các kim loại nặng khác diễn ra ở nhiều nơi, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, tuy nhiên mức độ trầm trọng thường xảy ra cục bộ tại một số khu vực. Hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, giao thông, từ tự nhiên … đã đưa vào môi trường một lượng lớn kim loại nặng.

Linfen (Trung Quốc) - Đây là thành phố của đồng. Mức độ ô nhiễm

bầu khí quyển do khí thải máy bay, khí đioxit của lưu huỳnh, và chì là rất nặng nề. Vấn dề nghiêm trọng đặt ra ở Linfen là các bệnh về hô hấp xảy ra nhiều ở trẻ em và người cao tuổi.

Tại Thiên Tân (Trung Quốc), nơi sản xuất hơn một nửa lượng chì cho

Trung Quốc, do công nghệ thấp và quản lý kém nên một lượng lớn chì và các kim loại nặng độc hại khác từ mỏ và quá trình khai thác chế biến đã thoát ra môi trường, sau đó nhiễm vào máu của trẻ em. Lượng chì tìm thấy trong lúa mì ở đây cao gấp 24 lần tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng cho khoảng 140 nghìn người

Marilao (Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan

ở Philipines là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại vịnh Manille.

Tại tỉnh Creuse (Pháp) từ năm 1905 - 1955 hoạt động khai thác vàng

đã thải ra 550.000 tấn xianua và thuỷ ngân gây ô nhiễm nặng cho một vùng rộng lớn và nước sông Tardes.

Ở Irắc, đất bị ô nhiễm metyl thuỷ ngân từ thuốc bảo vệ thực vật đã làm

Ở Nhật Bản trong những năm 1950 - 1960, một mỏ Zn - Pb tại vùng Valley thuộc tỉnh Toyama đã gây ô nhiễm nặng nước sông và đất ruộng làm cho hàm lượng Cd trong gạo lên đến 0,7mg/kg cao gấp 10 lần cho phép. Sự kiện ngộ độc hàng loạt ở vịnh Manimata (Nhật Bản) năm 1953, là một minh chứng rất rõ về quá trình nhiễm thuỷ ngân từ công nghiệp vào thức ăn của con người.

Tại Thái Lan, theo báo cáo của Viện Quốc tế Quản lý Nước (IWMI)

(2004) thì ruộng lúa thuộc tỉnh Tak đã bị nhiễm Cd cao gấp 94 lần tiêu chuẩn, hàm lượng Cd trong gạo, tỏi, đậu nành sản xuất tại đây cao hơn khoảng từ 16 - 126 lần tiêu chuẩn cho phép.

Ở thành phố Laoraya của Peru, 99% số trẻ em có hàm lượng chì

nhiễm vào trong máu vượt quá mức cho phép, theo khảo sát năm 1999, hàm lượng Pb, Cu, Zn ở đây cao gấp 3 lần so với giới hạn cho phép và chúng sẽ tồn tại trong đất của thành phố này hàng thế kỷ nữa. [theo thống kê năm 2006 của tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế Viện Blacksmith] [5].

1.1.7.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP/năm. Quá trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, nhất là ở các trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn. Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một nguy cơ đe doạ đối với sức khoẻ người dân và môi trường sinh thái.

Hình 1.7. Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm 11km sông Thị Vải

(Nguồn: pda.vietbao.vn ngày 11-12-2009)

Hình 1.8. Công ty Tungkuang (Cẩm Giàng - Hải Dương) xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra môi trường

(Nguồn bee.net.vn ngày 3-6-2010)

Ô nhiễm As tại Việt Nam thường phân bố rộng và là một trong những quốc gia ô nhiễm As cao trên thế giới. Từ năm 1995 - 2000, nhiều nghiên cứu

đã cho thấy nồng độ As trong các mẫu nước khảo sát ở thượng lưu sông Mã, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hoá,… Đều vượt tiêu chuẩn cho phép nước sinh hoạt quốc tế và Việt Nam. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng Cd và Pb cũng gia tăng nhanh chóng, mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất vẫn là các thành phố lớn, các khu dân cư, khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống… Tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng mà nhất là As trong nước ngầm đã xảy ra, vùng có khả năng ô nhiễm cao nhất là phường Bạch Hạc [4].

Các mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ), mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ thiếc xã Hà Thượng và mỏ than núi Hồng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, với hàm lượng asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm chí có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Bên cạnh đó, mỏ kẽm, chì làng Hích cũng có hàm lượng chì gấp 186 lần tiêu chuẩn và 49 lần đối với kẽm.

Theo Lê Huy Bá [2] tại huyện Tân Trụ (Long An), hàm lượng Cd trong nước từ 2 - 8 mg/l gấp 40 - 60 lần tiêu chuẩn cho phép, Pb từ 0,7 - 2,7 mg/l gấp 7-27 lần tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng khai thác thiếc ồ ạt ở Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An cùng đã làm ô nhiễm nguồn nước do nhiễm độc kim loại nặng. Hậu quả làm cho cá chết hàng loạt, hơn 100 con trâu, bò, ngựa ở xã Châu Cường cũng đã chết do uống nước nhiễm độc. Nhiều người dân địa phương bị mắc bệnh tâm thần, viêm da, tay chân tê cứng, nhức mỏi khớp xương.

Đất ở khu vực xung quanh nhà máy Pin Văn Điển và nhà máy phân lân Văn Điển (Hà Nội) có hàm lượng kim loại nặng là: Pb 17,44 - 2047 ppm; Cu 12,85 - 49,69 ppm; Mn 172,78 - 2018,05 ppm; Zn 25,190 - 243,477 pmm.

Theo kết quả điều tra của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Bộ TN&MT) trong chuyên đề “Đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long”, với tốc độ xả thải như hiện nay, mỗi năm Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long phải hứng chịu khoảng 9.000 tấn chất hữu cơ lơ lửng, khoảng 135.000 tấn kim loại nặng và khoảng 777.500 tấn chất rắn lơ lửng hàng năm từ nguồn thải ven biển đổ vào vịnh.

Một số khu vực biển đã có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, Theo số liệu năm 2000 của các trạm quan trắc biển, các trầm tích chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như: asen, cadimi, đồng, kẽm và thủy ngân.

Bảng 1.10. Tải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông

Hệ thống sông Thông số (đơn vị tấn/năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cu Pb Zn As Hg Cd Thái Bình 4101 154 3352 120 17 164 Hồng 2817 730 2015 448 11 18 Hàn 37 15 79 Thu Bồn 62 16 192 Sài Gòn - Đồng Nai 102 2921 26 Mê Kông 1825 190 12775 982 13 128 Cả nước 14184 2063 21739 2407 133 1082

(Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp nhà nước KT.03.07)

Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm là vấn đề cần được quan tâm vì kim loại nặng chủ yếu xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường tích luỹ sinh học. Theo kết quả phân tích vào tháng 4 năm 2004 tại thôn Bằng B, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội qua các mẫu rau dùng

để phân tích như: mồng tơi, hành, cải xanh, muống cạn, ngải cứu, muống nước thì hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, As là cao so với tiêu chuẩn của WHO. Ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều hệ thống kênh rạch, ao mương đã phải hứng chịu một cách lâu dài các chất thải độc hại từ hàng ngàn nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Điển hình như năm 2008, Nhà máy bột ngọt Vedan đã bị phát hiện việc đổ nước thải chưa xử lí ra sông Thị Vải đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và thiệt hại nặng nề cho người dân trong khu vực đã bị cơ quan nhà nước xử lý.

Những công trình nghiên cứu gần đây của một số nhà khoa học cho thấy rau bán ở các chợ trong thành phố Hồ Chí Minh, nhiều loại nhiễm kim loại nặng đặc biệt chì có hàm lượng cao hơn mức cho phép 30 lần. Theo nghiên cứu của Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Cách Tuyến (Đại học Nông Lâm TP.HCM) hàm lượng kẽm trong các mẫu rau muống ở quận Bình Chánh cao gấp 30 lần mức cho phép.

Các dẫn liệu trên cho thấy tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của con người. Mặc dù tình trạng ô nhiễm kim loại nặng ở nước ta tuy chưa ở mức phổ biến và trầm trọng, song một số vùng nhất là các vùng gần khu công nghiệp đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng cục bộ. Vì vậy việc nghiên cứu công cụ nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá ô nhiễm kim loại nặng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm quan trắc và kiểm soát các ảnh hưởng của nó đến đời sống con người và môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cd, pb, cu, zn trong một số loài nhuyễn thể ở vùng sông lam tỉnh nghệ an (Trang 35)