ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ TÍCH LŨY CÁC KIM LOẠI Zn,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cd, pb, cu, zn trong một số loài nhuyễn thể ở vùng sông lam tỉnh nghệ an (Trang 73)

Pb, Cu TRONG CÁC LOÀI NHUYỄN THỂ NGHIÊN CỨU

0.124 0.07 0.0004 0.014 0.12 0.03 0.0004 0.015 0.191 0.075 0.0004 0.015 0.189 0.079 0.0005 0.017 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2 Cu Zn Cd Pb Cu Zn Cd Pb H àm lư ợng (m g/ l) Đợt 1 Đợt 2 Cầu Nam Đàn Đợt 1 Đợt 2 Cầu Bến Thủy

- Có thể kết luận nước sông Lam ở hai khu vực lấy mẫu đều không bị ô nhiễm các kim loại Cd, Pb, Zn và Cu.

Kết quả nghiên sự tích lũy các Cd, Pb, Cu và Zn trong các mẫu: hến ốc và trai ở hai vùng trên sông Lam cho thấy:

Các loài nhuyễn thể nghiên cứu đều có khả năng tích lũy các kim loại Cd, Pb, Cu và Zn với hàm lượng khá cao. Sự tích lũy Cu cao nhất ở mẫu hến, Pb và Zn ở mẫu ốc. Trong đó, một số mẫu có hàm lượng Cu, Zn và Pb trong mô vượt quá giới hạn cho phép về an toàn thực phẩm theo [1]. Hầu hết các trường hợp khác hàm lượng Zn, Cu, Cd, Pb trong các mẫu nhuyễn thể đều nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng Cu, Zn, Cd, Pb trong các loài nhuyễn thể khác nhau là khác nhau. Điều này được giải thích trên cơ sở đời sống sinh lý từng loài, tính phàm ăn và khả năng lọc nước của chúng. Các kết quả thu được cho thấy hàm lượng Zn có sự tích lũy cao ở các loài hến. Loài ốc có khả năng tích lũy cao các kim loại Zn và Pb.

Hàm lượng các kim loại Cu, Zn, Cd, Pb trong cùng một loài nhuyễn thể ở hai địa điểm khác nhau và ở hai thời gian lấy mẫu khác nhau, nhưng cùng kích thước có sự khác nhau không đáng kể.

Từ những kết quả thu được qua việc phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu nhuyễn thể và mẫu nước, ta thấy được:

Hàm lượng Cu, Zn, Pb và Cd trong mẫu nước nằm trong giới hạn cho phép đối với nước mặt, không có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng.

Hàm lượng Cu, Zn trong các loài nhuyễn thể khá cao, trong khi đó hàm lượng Zn trong mẫu nước phân tích lại thấp. Điều này cho thấy khả năng tích lũy Zn rất tốt ở 3 loài nhuyễn thể này.

Hàm lượng Cu, Zn trong mẫu nước ở vùng càu Bến Thủy cao hơn ở vùng cầu Nam Đàn nhưng hàm lượng Cu, Zn tích lũy trong mô của các loài nhuyễn thể nghiên cứu ở hai vùng này có sự khác nhau không nhiều. Cho thấy ảnh hưởng của môi trường nước đến sự tích lũy các kim loại Cu, Zn trong mô

nhuyễn thể trong trường hợp này chưa rõ ràng. Tuy nhiên để khẳng định nhận xét này cần phải có sự nghiên cứu trên số lượng mẫu lớn hơn.

Kết quả nghiên cứu chưa đủ để rút ra kết luận về tương quan sự tích lũy kim loại nặng trong các mẫu nhuyễn thể nghiên cứu với môi trường sống của chúng. Cần có các nghiên cứu có tính hệ thống trên các loài ở các địa điểm khác nhau, các mẫu nước, mẫu bùn tương ứng.

KẾT LUẬN

1. Đã lựa chọn và thu thập được các mẫu nhuyễn thể (hến, trai và ốc) và mẫu nước ở hai vùng của Sông Lam- Nghệ An.

2. Đã xử lý mẫu nhuyễn thể và mẫu nước bằng phương pháp ướt.

3. Đã xác định được hàm lượng Zn, Cu, Cd, Pb trong một số mẫu nhuyễn thể và mẫu nước một số vùng sông Lam bằng phương pháp AAS. Kết quả cho thấy trong mô các mẫu nhuyễn thể nghiên cứu đều chứa các kim loại Zn, Cu, Cd và Pb với hàm lượng khá cao. Hàm lượng Cu trong mẫu hến, Zn và Pb trong mẫu ốc cao vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm [1]. Các loài nhuyễn thể này là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng Cu, Zn rất tốt, nhưng không nên sử dụng quá nhiều.

4. Hàm lượng các kim loại Cu, Pb, Cd và Zn trong các mẫu nước sông Lam đều nằm trong giới hạn cho phép theo (loại A2- QCVN 08: 2008/BTNMT). 5. Đã rút ra một số nhận xét về sự tích lũy các kim loại Zn, Cd, Pb, Cu trong các loài nhuyễn thể nghiên cứu.

Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên chúng tôi mới chỉ thu được các kết quả ban đầu sự tích lũy kim loại nặng trong các nhuyển thể là: hến, ốc và trai được lấy trong môi trường tự nhiên của một số vùng ở Nam Đàn và Cầu Bến Thủy của Sông Lam. Kết quả nghiên cứu chưa cho thấy có mối liên hệ rõ ràng về sự tích lũy các kim loại nghiên cứu với môi trường nước sinh sống của chúng.

Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển hướng nghiên cứu khảo sát hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm nói chung cũng như trong mô của các loài nhuyễn thể nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Bộ Y Tế, Qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, Ban hành kèm quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19

tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hoàng Minh Châu (2001), Hóa học phân tích, NXB Giáo dục.

4. Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Dũng (2006), “Quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải ô nhiễm trên lưu vực hệ

thống sông Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển KH -CN, tập 9, Môi trường và

Tài nguyên (2006).

5. Nguyễn Văn Khánh - Phạm Văn Hiệp (2009), “Nghiên cứu sự tích lũy

kim loại nặng Cadimi (Cd) và chì (Pb) của loài hến vùng cửa sông ở Đà Nẵng”, Tạp chí KH - CN, Đại học Đà Nẵng, số 1 (30).

6. Nguyễn Văn Khánh, Dương Công Vinh, Lê Trọng Nghĩa, Võ Thị Tố Như, Tích lũy As, Pb ở loài hến và hầu sông tại cửa sông Cu Đê, Thành

phố Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

7. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị

sinh học môi trường, NXB Giáo dục.

8. Lê Thị Mùi (2008), “Sự tích tụ chì và đồng trong một số loài nhuyễn thể

hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng”, Tạp chí KH - CN, Đại học Đà

Nẵng, số 4 (27).

9. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ - tập hai, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Nhâm (2006), Hóa học vô cơ - tập ba, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011), Nghiên cứu xác định hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd và Pb trong một số loài ốc ở tỉnh Tiền Giang,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

12. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam, NXB KH&KT Hà Nội. 13. Đoàn Thị Thắm, Lê Thị Mùi (2007),” Sự tích tụ chì, đồng và kẽm trong

một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng”, Tạp chí

Khoa học Công nghệ - Đại Học Đà Nẵng, số 3 (20).2007.

14. Lê Ngọc Tú (2006), Độc tố và an toàn thực phẩm, NXB KH&KT.

15. Vũ Trung Tạng (1992), Các hệ sinh thái ở nước và quản lý nguồn lợi sinh vật và các dạng tài nguyên khác của chúng, Khoa Sinh học, Trường

ĐHTH Hà Nội, 108 trang.

16. Trần Tuất, Trần Thanh Xuân, Nguyễn Đức Nhật (1987), Địa lý thủy văn

sông ngòi Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội, 107 trang.

17. R.A.LINDIN, V.A.MOLSCO, L.L.ANDREEVA - Lê Kim Long dịch (2001), Tính chất hóa lí các chất vô cơ, NXB KH&KT Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

18. A.T. Townsend and I. Snape (2008), “Multiple Pb sources in marine

sediments near the Australian Antarctic Station, Casey”, Science of The Total Environment, Volume 389, Issues 2-3, Pages 466-474.

19. Arias Sari (2003), Trace metal concentrations in blu musels Mytilus edulis in byjorden and the coastal areas of Bergen, Institute for Fisheries

and Marine Biology University of Bergen.

20. Goku M.Z.L, Akar M, Cevik F, Findik O. (2003), Bioacumulation of some heavy metal (Cd, Fe, Zn, Cu) in two Bivalvia Species, Faculy of Fisheries, Cukurova University, Adana, Turkey, 89 - 93.

21. Hamed, M. A. and A. M. Emara. (2006). Marine molluscs as biomonitors for heavy metals in the Gulf of Suez, Red Sea. J. Mar. Syst.

60:220–234

22. Sidoumou, Z., M. Gnassia-Barelli, Y. Siau, V. Morton and M. Roméo. (2006). Heavy metal concentrations in molluscs from the Senegal coast.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cd, pb, cu, zn trong một số loài nhuyễn thể ở vùng sông lam tỉnh nghệ an (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)