Các định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Bản full sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ lưu trú trong các khách sạn 3 sao ở huế ( nghiên cứu trường hợp khách sạn duy tân huế và khách sạn heritage huế) (Trang 83)

3.1.3.1. Định hướng phát triển thị trường

- Thị trường châu Âu, tập trung các nước: Pháp, Đức, Anh, Nga... - Thị trường Bắc Mỹ, tập trung các nước: Mỹ, Canada.

- Thị trường Đông Bắc Á, tập trung các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,.. - Thị trường ASEAN, tập trung các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Thị trường khách du lịch nội địa:

Tập trung khai thác các tỉnh, thành phố lớn trong nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

3.1.3.2. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

- Du lịch văn hoá; - Du lịch nghỉ dưỡng; - Du lịch biển;

- Du lịch vui chơi giải trí; - Du lịch hội nghị, hội thảo.

3.1.3.3. Định hướng về hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch:

Xây dựng hình ảnh điểm đến.

Định hướng chính

- Điểm đến nổi bật với các giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể (di sản văn hoá thế giới: cố đô Huế và nhã nhạc cung đình);

- Môi trường sinh thái trong lành;

- Điểm đến an toàn thân thiện đối với mọi du khách.

Phương thức thực hiện

- Thuê tư vấn nước ngoài xây dựng và thực hiện chiến lược marketing cho Thừa Thiên Huế.

Nguồn kinh phí

- Ngân sách Trung ương từ Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch; - Ngân sách địa phương dành cho hỗ trợ phát triển du lịch; - Từ ngân sách đóng góp của các doanh nghiệp;

- Từ các nguồn vốn tài trợ. Xúc tiến quảng bá du lịch.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều giai đoạn cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

- Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á….

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các báo, tạp chí du lịch nước ngoài.

- Đối với thị trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du lịch, các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi ở các phòng chờ ga hàng không, phòng bán vé tàu, vé xe.

3.1.3.4. Định hướng phát triển không gian du lịch

Cụm du lịch:

- Cụm du lịch thành phố Huế – dải ven biển và phụ cận: bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thuỷ, Hương Trà và Phú Vang.

- Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân: Trải dài trong một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh. Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai...

- Cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh: Với tính chất là khu vực tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái.

Đô thị du lịch: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế

Khu du lịch:

- Khu du lịch địa phương: Khu dịch vụ tổng hợp Sơn Chà; Khu du lịch tổng hợp Bạch Mã; Khu dịch vụ tổng hợp Tây Nam Thành phố Huế.

Điểm du lịch.

- Điểm du lịch quốc gia: Cố đô Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, Bãi tắm Lăng Cô, Đèo Hải Vân.

- Điểm du lịch địa phương: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương - Hàm Rồng, Khu nước nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, Bãi biển Thuận An, Bãi biển Điền Hải - Điền Hoà, Các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông, ALưới.

Tuyến du lịch.

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế; Thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai; Thành phố Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh; Thành phố Huế - Nam Đông; Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Thành phố Huế - Bạch Mã - Hồ Truồi; Thành phố Huế - Làng cổ Phước Tích – Khu nước nóng Thanh Tân;...

- Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An; Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng Bình - Huế - Quảng Nam); Tuyến du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế - Quảng Trị - Quảng Bình.

- Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao Bảo - Lào - Thái Lan; Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan; Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông; Tuyến du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài.

- Tuyến du lịch biển:Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối đưa đón khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển.

3.1.3.5. Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

- Tập trung vào đào tạo tại chỗ và đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo tại các trung tâm lớn trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh du lịch và nhu cầu xã hội. Đảm bảo đến: Năm 2015 phải đào tạo thêm 72.817 lao động, trong đó: 19.396 lao động trực tiếp và 53.485 gián tiếp; Năm 2020 phải đào tạo thêm 72.817 lao động, trong đó: 22.954 lao động trực tiếp và 57.387 gián tiếp;

- Đến năm 2015, 100% nhân viên phục vụ dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo 1.000 hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tàu biển.

Giáo dục cộng đồng: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục cộng đồng với nhiều hình thức cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trên từng địa bàn dân cư đảm bảo phù hợp với trình độ văn hóa và độ tuổi.

Một phần của tài liệu Bản full sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ lưu trú trong các khách sạn 3 sao ở huế ( nghiên cứu trường hợp khách sạn duy tân huế và khách sạn heritage huế) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)