- Tinh thần trách nhiệm (Responsiveness): Thái độ phục vụ tận tình có trách nhiệm, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và phục vụ nhanh chóng kịp thời,…
BAN GIÁM ĐỐC
2.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những nhân tố để đánh giá sự tăng trưởng cũng như tiềm năng phát triển của ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy rằng, tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm về giá trị tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng của năm 2009 bị giảm đi so với năm 2008 nhưng xu hướng tăng là rất tích cực. Cụ thể, tổng tài sản và nguồn vốn ngân hàng từ 135.332,09 triệu đồng năm 2007 tăng lên 193.331,56 triệu đồng năm 2008
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng Đông Á qua 3 năm 2007 - 2009
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Giá trị Giá trị Giá trị I. Tài sản 135.332.092 193.331.560 241.664.450 1. Tiền mặt tại quỹ 22.487.560 30.343.450 37.525.830 2. Tiền gửi tại NHNN&TCTD khác 5.685.000 7.313.050 8.192.080 3. Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân 80.689.480 115.387.840 123.364.650 4. Dự phòng rủi ro tín dụng -329.000 -466.000 -820.350 5. Tài sản cố định 20.891.500 24.356.300 26.037.250 6. Tài sản có khác 5.907.552 16.396.920 47.364.990
II. Tài sản nợ và vốn 135.332.092 193.331.560 241.664.4501.Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 112.487.900 167.686.350 213.132.040 1.Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 112.487.900 167.686.350 213.132.040 2. Phát hành giấy tờ có giá 18.956.300 20.487.800 22.365.720 3. Tài sản nợ khác 3.668.500 4.831.700 5.584.650
4. Vốn và các quỹ 219.392 325.710 582.040
(Nguồn:Phòng hành chính kế toán NHTM CP Đông Á chi nhánh Huế)
(tương ứng tăng 42,86%) và 241.664,45 triệu đồng năm 2009 (tức tăng 25%). Đây là kết quả của một loạt các chính sách và bước đi quan trọng đúng hướng với mục tiêu xây dựng ngân hàng DAB Huế phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, là một dấu hiệu tốt chứng tỏ tiềm lực tài chính cũng như uy tín của DAB trên thị trường ngày càng lớn mạnh. Trong đó, sự biến động cụ thể của các khoản mục như sau:
Về tình hình tài sản
Chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân (59,62% tổng tài sản năm 2007, 59,68% năm 2008 và 51,05% năm 2009) nhưng so với các ngân hàng khác trên thị trường hiện nay thì tỷ trọng này của DAB vẫn còn thấp.
Trong các giai đoạn trước, tuy mới thành lập nhưng doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2007 con số này là 80.689,48 triệu và đến năm 2008 đạt được mức 115.387,84 triệu, tương ứng tốc độ tăng trưởng lần lượt là 43%. Đạt được kết quả này là do những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc phân tích tình hình, nắm bắt thời cơ để đưa ra được những chính sách định hướng đúng đắn, kịp thời và đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đặc biệt là chính
sách tín dụng luôn luôn bám sát diễn biến của nền kinh tế, linh hoạt phù hợp; ngoài ra, còn do nền kinh tế địa phương với những chủ trương cải cách đúng hướng, đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế đáng kể, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trong năm 2009 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng, cụ thể là 123.364,65 triệu, tăng 7.976,81 triệu về số tuyệt đối, tương ứng tăng 43%. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới lẫn trong nước đều gặp khó khăn, nhưng DAB vẫn đã giữ vững được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về “điều hành chính sách thắt chặt tiền tệ” nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự). Đó chính là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Tuy nhiên, ngược lại, vào những tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, từ cuối tháng 7/2008, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VNĐ rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. Tuy đây là một động thái tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cá nhân đẩy mạnh vay vốn nhưng vẫn không thể đẩy được doanh số cho vay tăng nhanh tăng mạnh như năm trước. Bên cạnh đó, trong năm 2009 các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng là những nghiệp vụ chính bị siết chặt trong năm 2009. Ngân hàng
DAB Huế lẫn nền kinh tế Huế chịu tác động mạnh mẽ của vòng xoáy đó, và dù doanh số cho vay những tháng cuối năm đã có dấu hiệu khả quan hơn nhưng vẫn không thể đẩy tổng cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân năm 2009 tăng cao. Dù vậy, so với tình hình chung thì mức tăng 43% của Ngân hàng DAB Huế là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn tồn tại là biểu phí cho vay của Ngân hàng vẫn còn tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, vì vậy, Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng của mình.
Khoản mục đáng chú ý nữa là khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2007 ngân hàng chỉ dành 329 triệu cho dự phòng thì đến năm 2008 khoản mục này là 466 triệu và đến năm 2009 ngân hàng dành đến 820,35 triệu. Việc ngân hàng tăng khoản mục này thêm 41,64% năm 2008 là hoàn toàn hợp lý khi doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Đặc biệt, dù doanh số cho vay năm 2009 tăng nhưng khoản mục dự phòng lại tăng 76,04% cũng là hết sức phù hợp và đúng đắn trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng và khó khăn, hoạt động của đại đa số ngân hàng đều trong xu hướng gia tăng của nợ xấu. Bên cạnh đó, sự suy giảm mạnh của thị trường bất động sản và chứng khoán cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Các khoản mục khác như tiền gửi tại NHNN&TCTD khác, tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định,... đều có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối qua các năm. Lý giải cho điều này, một phần do sự tăng lên về tiềm lực của chính Ngân hàng cũng như do nhiều yếu tố bên ngoài như sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước hay nhu cầu rút tiền gởi bất thường gia tăng theo sự bất ổn của nền kinh tế trong thời gian qua,...
Tổng tài sản của Ngân hàng tăng dần qua các năm thể hiện được tiềm lực phát triển của Ngân hàng là khá tốt. Ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn của mình bằng cách cho vay, đầu tư, kí gởi hay trích lập dự phòng cho những khoản rủi ro có thế xảy ra một cách thận trọng, đúng đắn, nhằm đạt hiệu quả cao.
Về tình hình nguồn vốn
Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khoản mục tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân. Trong các năm trước, khoản mục này luôn chiếm trên 80% (năm 2007 là
83,12% và năm 2008 là 86,74%). Đây là điều hết sức bình thường trong hoạt động ngân hàng, bởi lẽ ngân hàng kinh doanh bằng cách mua quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội, sau đó bán quyền sử dụng vốn cho khách hàng có nhu cầu về vốn, hay nói cách khác, hoạt động ngân hàng mang tính chất “đi vay để cho vay”. Năm 2007, Ngân hàng đã huy động được 112.487,9 triệu, và đến năm 2008, con số này là 167.686,35 triệu đồng, tăng 49,07%. Đạt được điều này là do mục tiêu của Ngân hàng là “Huy động vốn để cho vay” do đó công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Từ đó, Ngân hàng đã cố gắng nỗ lực không ngừng, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mang tính cạnh tranh lãi suất. Năm 2009, tuy về giá trị tuyệt đối, tổng mức huy động tăng 213.432,04 triệu nhưng tốc độ tăng chỉ đạt mức 27,28% so với mức tăng năm 2008 là 49,07%. Lý giải cho điều này, đó là do cuộc chạy đua lãi suất trong khoảng cuối năm 2009 tranh giành tính thanh khoản giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác,...
Đáng chú ý trong nguồn vốn của Ngân hàng là khoản mục vốn và các quỹ khác. Khoản mục này gia tăng một cách liên tục và mạnh mẽ qua các năm. Năm 2007, Ngân hàng có 219,39 triệu vốn và các quỹ, đến năm 2008, khoản mục này là 325,71 triệu, tăng 106,32 triệu tức tăng 48,46%. Năm 2009, không dừng lại với mức tăng trưởng đó, vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt giá trị là 582,04 triệu, tăng thêm 78,7% tương ứng tăng 256,33 triệu so với năm 2007. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn từ bên trong lẫn bên ngoài nhưng Ngân hàng vẫn làm ăn hiệu quả, bởi lẽ khoản mục vốn và các quỹ khác thể hiện phần lãi chưa phân phối của Ngân hàng.