Để nghiên cứu mức độ nhiễm kí sinh trùng đường máu do Leucocytozoon gây ra theo loại gà nuôi tại huyện Phú Bình và trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu theo ba loại là gà địa phương, gà lai và gà ngoại. Với tổng số mẫu là 447 mẫu trên địa bàn tiến hành nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo loại gà
Địa điểm Loại gà Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm
(% hồng cầu bịđơn bào ký sinh)
≤ 5% > 5% - 10% > 10% n % n % n % Huyện Phú Bình Địa phương 119 36 30,25 24 66,67 7 19,44 5 13,89 Lai 126 30 23,81 22 73,33 5 16,67 3 10,00 Ngoại 122 13 10,66 10 76,92 2 15,38 1 7,69 Tính chung 367 79 21,53 56 70,89 14 17,72 9 11,39 Trường ĐHNLTN Ngoại 80 29 36,25 19 65,52 6 20,69 4 13,79 Qua bảng 4.7 cho ta thấy: tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon có sự chệnh lệch giữa các loại gà tại huyện Phú Bình cụ thể như sau.
+ Gà địa phương có tỷ lệ nhiễm là 30,25%. Trong đó, cường độ nhiễm nhẹ chiếm 66,67%, cường độ trung bình chiếm 19,44%, cường độ nặng chiếm 13,89%.
+ Gà lại có tỷ lệ nhiễm là 23,81%. Trong đó cường độ nhiễm nhẹ chiếm 73,33%, cường độ nhiễm trung bình chiếm 16,67%, cường độ nặng chiếm 10,00%.
+ Gà ngoại có tỷ lệ nhiễm là 10,66%. Trong đó cường độ nhiễm nhẹ chiếm 76,92%, cường độ nhiễm trung bình chiếm 15,38%, cường độ nặng chiếm 7,69%.
Như vậy các loại gà tại huyên Phú Bình có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm khác nhau khá rõ ràng nhất là giữa giống gà địa phường và giống gà ngoại (sự chênh lệch lên tới 19,59%). Nguyên nhân là do gà ngoại thường được chăn nuôi tập chung ở quy mô công nghiệp và bán công nghiệp. Vì vậy, gà nuôi được đảm bảo vệ sinh thú y, truồng trại khô ráo thoáng mát đủ ánh sáng cũng như các quy trình phòng bệnh. Làm giảm khả năng tiếp xúc của gà với dĩn véctơ truyền bệnh Leucocytozoon cho gà. Trong khi đó các giống gà địa phương ( gà nội ) lại chủ yếu được chăn nuôi ở hình thức chăn thả tự do hoặc nuôi thả vươn có điều kiên vệ sinh kém, quy trình phòng bệnh nói chung còn yếu không đầy dủ. Vì vậy, dẫn tới gà có tỷ lệ bị bệnh Leucocytozoon cao.
Gà ngoại nuôi tại trại gà trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao tới 36,25% trong đó cường độ nhiễm nhẹ chiếm 65,52%, cường độ nhiễm trung bình chiếm 20,69% và cường độ nặng chiếm 13,79%. Là do điều kiện tự nhiên xung quanh trại gà thuận lợi cho dĩn véctơ truyền bệnh
Leucocytozoon cho gà phát triển khiến cho tỉ lệ gà nhiễm bệnh tăng cao nhưng chỉ tập chung mạnh vào tháng 7. Khi trại gà áp dụng mạnh các biện pháp phòng trống bệnh Leucocytozoon vào các tháng sau đó thì tỉ lệ đã giảm xuống nhanh.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Đức Quyết và cs (2009) [18] cho biết: tỷ lệ lưu hành đơn bào Leucocytozoon ở gà địa phương cao hơn nhiều so với gà nhập nội.