Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo phương thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, trại gà tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh (Trang 56)

Để xác định phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà, chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu gà tại 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và tại trại gà trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 phương thức nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi Địa điểm Phương thức nuôi Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm

(% hồng cầu bịđơn bào ký sinh)

≤ 5% > 5% - 10% > 10% n % n % n % Huyện Phú Bình Công nghiệp 72 7 9,72 6 85,71 1 14,29 0 0 Bán công nghiệp 208 38 18,27 29 76,32 6 15,79 3 7,89 Truyền thống 87 34 39,08 21 61,76 7 20,59 6 17,65 Tính chung 367 79 21,53 56 70,89 14 17,72 9 11,39 Trường ĐHNLTN Công nghiệp 80 29 36,25 19 65,52 6 20,69 4 13,79

* Tại huyện Phú Bình:

Bảng 4.5 cho thấy: Gà được nuôi theo các phương thức chăn nuôi khác nhau đều nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm ở các phương thức chăn nuôi là khác nhau.

- Về tỷ lệ nhiễm: Gà được nuôi theo phương thức truyền thống có tỷ lệ nhiễm bệnh Leucocytozoon cao nhất (39,08%), cao hơn 20,81% so với gà được nuôi theo phương thức bán công nghiệp. Thấp nhất là gà được nuôi theo phương thức công nghiệp (9,72%), thấp hơn 29,36% so với phương thức chăn nuôi truyền thống.

- Về cường độ nhiễm: Ở các phương thức chăn nuôi khác nhau, gà nhiễm Leucocytozoon với tỷ lệ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

+ Ở cường độ nhiễm nhẹ: Tỷ lệ cường độ nhiễm nhẹ của các phương thức chăn nuôi trung bình là 70,89%. Trong đó, ít nhiễm ở cường độ nhẹ nhất là gà được nuôi theo phương thức truyền thống, tỷ lệ nhiễm là 61,76%. Tiếp theo là gà được nuôi theo phương thức bán công nghiệp, nhiễm nhẹ chiếm 76,32%. Cao nhất là gà được nuôi theo phương thức công nghiệp (85,75%), cao hơn 23,99% so với phương thức chăn nuôi truyền thống và 9,43% so với phương thức bán công nghiệp.

+ Ở cường độ nhiễm trung bình: các phương thức chăn nuôi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, biến động từ 14,29% - 20,59%. Cao nhất là ở phương thức chăn nuôi truyền thống và thấp nhất là ở phương thức chăn nuôi công nghiệp.

+ Ở cường độ nhiễm nặng: tỷ lệ nhiễm nặng biến động từ 0% - 17,67%. Nhiễm nặng nhiều nhất là gà nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống (17,67%) và thấp nhất là gà được nuôi theo phương thức công nghiệp (0%).

Hình 4. 6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà giữa các phương thức chăn nuôi khác nhau

Sự cao thấp của các cột trong biểu đồ hình 4.6 biểu thị sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà nuôi theo 3 phương thức, trong đó cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở phương thức nuôi truyền thống là cao nhất, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi công nghiệp.

Như vậy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của gà.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các phương thức chăn nuôi khác nhau tác động đến gà khác nhau. Ở phương thức nuôi công nghiệp, gà được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, điều kiện vệ sinh thú y tốt hơn, công tác tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt các loại côn trùng ở chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi đã ít nhiều được thực hiện, gà ít tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh hơn, do vậy gà ít có điều kiện để tiếp xúc với véc tơ truyền bệnh. Ngược lại, ở các phương thức chăn nuôi khác, gà có nhiều điều kiện tiếp xúc với véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là ở phương thức chăn nuôi truyền thống. Do đó, gà nuôi ở phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cao và nặng nhất.

* Tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Có tỷ lệ nhiễm cao mặc dù trại gà tiến hành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Nguyên nhân do đàn gà được nuôi trong các dẫy chuồng

với hệ thống chuồng hở xung quanh trại có môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dĩn véctơ truyền bệnh Leucocytozoon cho gà. Chính vì vậy dẫn tới tình trạng trại gà có tỉ lệ nhiễm cao.

Khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trên gà theo phương thức chuồng nuôi tại Vĩnh Long Nguyễn Hữu Hưng (2011) [4] cho biết: gà được nuôi ở chuồng hở có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu cao hơn rõ rệt so với gà được nuôi trong chuồng kín có dàn lạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, trại gà tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)