xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Các tiêu bản máu sau khi xét nghiệm thấy có đơn bào đường máu ký sinh, chúng tôi tiến hành phân loại theo căn cứ vào hình thái, kích thước, của các loại đơn bào đã phát hiện được theo khóa định loại của Levine N. D. (1985).
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh Leucocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại các xã và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo địa hình
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tháng trong năm - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo điều kiện vệ sinh thú y - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo loại gà
3.4.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà tại
3.4.3.1. Thử nghiệm một số phác đồđiều trị bệnh Leucocytozoon cho gà
Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3
Số gà thí nghiệm 5 5 5 Phác đồ sử dụng và liều lượng - Daimentol Soda (1 - 2 g/ 1lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) - Sutrim - NT (1 g/1lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) - T - coryzin (1,5 - 2g/ lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) Nghiên cứu độ an toàn của 3 phác đồ thử nghiệm điều trị bệnh
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.5.1.1. Bố trí thu thập mẫu
- Bố trí lấy mẫu máu gà theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.
- Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên: chọn 4 xã, mỗi xã lấy 4 thôn, mỗi thôn lấy 5 hộ, mỗi hộ lấy 4 - 5 mẫu, mỗi gà làm 3 tiêu bản máu.
- Trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: lấy 80 mẫu, mỗi gà làm 3 tiêu bản máu.
3.5.1.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên * Phương pháp thu thập mẫu
Mẫu máu được thu thập ngẫu nhiên từ gà nuôi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gà ở các xã của huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Chuẩn bị những phiến kính mới đã được tẩy mỡ bằng cách ngâm và rửa xà phòng trong một ngày, sau đó ngâm trong cồn 960 trong 3 giờ rồi lau khô bằng khăn mềm không có xơ. Đồng thời, chọn những lamen kích thước 2 x 2 cm, rìa thật phẳng và nhẵn.
Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, quan sát kỹ các biểu hiện lâm sàng của gà. Dùng kim lấy 1 giọt máu tươi của gà tại tĩnh mạch cánh, đặt lên phiến kính, cách bờ phiến kính khoảng 1 cm. Đặt cạnh của một lamen lên giọt máu, nghiêng 450 với phiến kính. Khi giọt máu đã tràn ra khắp cạnh của lamen thì đẩy lamen về phía trước, làm cho máu được dàn thành một lớp mỏng và đều trên phiến kính. Cố định tiêu bản bằng cồn methanol. Làm 3 tiêu bản máu/ gà. Tiêu bản được ghi số thứ tự bằng bút chì mỡ. Ghi nhật ký thí nghiệm các thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, các biểu hiện lâm sàng (nếu có).
* Chuẩn bị thuốc nhuộm giemsa cơ bản
- Giemsa bột: 3,8 gam
- Cồn etylic tuyệt đối: 375 ml - Glycerin: 125 ml
Dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ rồi để vào tủ ấm 37oC với thời gian 48 h, sau đó lọc qua giấy lọc, bỏ cặn và bảo quản trong lọ thủy tinh màu trung tính, có nút kín.
* Phương pháp nhuộm giemsa
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)[8] cho biết: Nhuộm tiêu bản máu bằng thuốc nhuộm giemsa gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Pha thuốc nhuộm giemsa + Giemsa cơ bản: 1 phần
+ Nước cất trung tính (pH = 7,2): 9 phần
Nước cất để sẵn trong 1 cốc nhỏ có mỏ (100 ml), lấy dung dịch giemsa cơ bản bằng 1 pipet, nhỏ chậm giemsa vào cốc nước, không được lắc cốc.
- Bước 2: Đổ chậm dung dịch nhuộm vào hộp nhuộm cho ngập các tiêu bản, đậy nắp hộp nhuộm để tránh bụi
Thời gian nhuộm 45 - 50 phút - Bước 3: lấy tiêu bản
Dùng 1 pince kẹp, cặp lần lượt từng tiêu bản và để nghiêng dưới vòi nước cất chảy nhẹ (pH = 7,2) cho trôi hết thuốc nhuộm dư thừa. Sau đó dựng nghiêng tiêu bản vào cạnh 1 cái hộp, để khô tự nhiên.
* Phương pháp kiểm tra tìm Leucocytozoon trên tiêu bản máu nhuộm giemsa
Nhỏ 1 giọt dầu bạch dương lên tiêu bản, kiểm tra tiêu bản dưới kính hiển vi vật kính dầu, độ phóng đại 10 x 90 hoặc 10 x 100 để tìm Leucocytozoon.
Những mẫu máu tìm thấy đơn bào Leucocytozoon được xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
Cường độ nhiễm được xác định bằng tỷ lệ % số hồng cầu có đơn bào ký sinh và quy định các mức cường độ nhiễm: nhẹ, trung bình và nặng.
≤ 5% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm nhẹ (+)
> 5% - 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm trung bình (++) > 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm nặng (+++)
3.5.2. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tháng trong năm
3.5.2.1. Bố trí lấy mẫu
Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo tháng trong thời gian nghiên cứu gồm:
- Tháng 6 - Tháng 7 - Tháng 8 - Tháng 9 - Tháng 10
3.5.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tháng trong năm
Tiến hành thu thập mẫu máu gà, phết kính, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon trong máu gà ở các tháng khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.1.2
3.5.3. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi gà
3.5.3.1. Bố trí lấy mẫu
Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo 4 lứa tuổi như sau:
≤ 2 tháng tuổi > 2 - 4 tháng tuổi > 4 - 6 tháng tuổi > 6 tháng tuổi
3.5.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo các lứa tuổi
Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các lứa tuổi khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.1.2
3.5.4. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi
3.5.4.1. Bố trí lấy mẫu
Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 phương thức chăn nuôi như sau:
- Phương thức nuôi nuôi công nghiệp - Phương thức nuôi bán công nghiệp - Phương thức nuôi truyền thống
3.5.4.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi
Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các phương thức chăn nuôi khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.1.2
3.5.5. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tình trạng vệ sinh thú y
3.5.5.1. Bố trí lấy mẫu
Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 mức tình trạng vệ sinh thú y (VSTY) như sau:
- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.
- VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi còn có những vũng nước đọng, không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ, không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.
- VSTY kém: Chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều bụi cây rậm rạp, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.
3.5.5.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng VSTY
Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các tình trạng VSTY khác nhau theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.1.2
3.5.6. Bố trí theo dõi và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo loại gà
3.5.6.1. Bố trí lấy mẫu
Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 loại gà: gà ngoại, gà địa phương, gà lai.
3.5.6.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo loại gà
Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo từng loại gà theo phương pháp như đã trình bày ở mục 3.5.1.2
3.5.7. Phương pháp đánh giá hiệu lực và độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon trên gà thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm sử dụng 3 phác đồ điều trị cho những gà có kết quả xét nghiệm máu là nhiễm Leucocytozoon với cường độ nhiễm nặng theo sơ đồ sau:
Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3
Số gà thí nghiệm 5 5 5 Phác đồ sử dụng và liều lượng - Daimentol Soda (1 - 2 g/ 1lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) - Sutrim - NT (1 g/1lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) - T - coryzin (1,5 - 2g/ lít nước) - Biomunliquid (0,5 - 1ml/1lít nước) Liệu trình (ngày) 15 15 15
* Thành phần các thuốc có trong phác đồ như sau:
- Daimentol Soda: Sulfamonomethoxine Sodium 100% - Sutrim - NT:
Madribon (N1-(2,6- Dimethoxypyrimdin - 4-yl) Sulphanilamide) 50 gam Ormethoprim 30 gam - T - coryzyl: Sulfamonomethoxine 99% - Biomunliquid: Cerevíiae 10% Lactic acid 2% Formic acid 5% Citric acid 3% Tá dược vừa đủ 100 ml * Phương pháp xác định hiệu lực
Sử dụng 3 phác đồ điều trị cho những gà bị bệnh Leucocytozoon. Sau khi cho gà uống thuốc, hàng ngày lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp dàn tiêu bản máu, nhuộm Giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định hiệu quả của từng phác đồ điều trị. Tiếp tục theo dõi như vậy đến ngày thứ 16 sau dùng thuốc, nếu không tìm thấy đơn bào Leucocytozoon trong máu thì đánh giá thuốc có hiệu lực triệt để đối với Leucocytozoon, nếu vẫn tìm thấy
Leucocytozoon trong máu nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì đánh giá thuốc có hiệu lực với Leucocytozoon nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng
Leucocytozoon trong máu không giảm hoặc giảm không đáng kể so với trước khi dùng thuốc thì đánh giá thuốc không có hiệu lực với Leucocytozoon.
* Phương pháp xác định độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà.
Xác định độ an toàn của thuốc bằng cách theo dõi trạng thái cơ thể và các phản ứng của gà trước và sau khi dùng thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi chủ yếu gồm: ăn uống, vận động, màu sắc mào yếm và các phản ứng khác để xác định thuốc có an toàn hay không.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008) và trên phần mềm Minitap 14.0.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài đơn bào Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Các tiêu bản máu nhiễm Leucocytozoon được chúng tôi giữ lại và tiến hành định loài đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà tại huyện Phú Bình. Kết quả định loài được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần loài Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên
Địa điểm Địa phương (xã) Loài Leucocytozoon Tổng số loài gà bị nhiễm Leucocytozoon caulleryi Leucocytozoon smithi H. Phú Bình Nhã Lộng + + 2 Xuân Phương + - 1 Thượng Đình + + 2 Điềm Thụy + + 2
Trường ĐH Nông Lâm TN + - 1
Tần suất xuất hiện (%) 100 60
Ghi chú: (+) Xuất hiện
(-) Không xuất hiện Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:
Đã phát hiện được hai loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon gây bệnh cho gà tại huyện Phú Bình và tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên là Leucocytozoon caulleryi và Leucocytozoon smithi. Loài Leucocytozoon caulleryi phân bố phổ biến và rộng rãi hơn loài Leucocytozoon
smithi. Loài Leucocytozoon caulleryi xuất hiện 100% ở các địa điểm tiến hành nghiên cứu, còn loài Leucocytozoon smithi xuất hiện 60% ở các địa điểm nghiên cứu.
Loài Leucocytozoon caulleryi là những đơn bào có dạng hơi tròn, đường kính từ 15 - 15,5 µm. Khi ký sinh trong tế bào vật chủ, đơn bào này làm cho tế bào vật chủ có hình tròn.
Loài Leucocytozoon smithi: đơn bào có hình hơi tròn, khi đơn bào này ký
sinh trong tế bào vật chủ làm cho là cho tế bào vật chủ có hình tròn, và nhân tế bào chia ra làm 2 - 4 mảnh.
Mô tả trên là hoàn toàn phù hợp với mô tả của Levine N. D. (1985) [28].
4.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà tại các địa điểm nghiên cứu là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình và mức độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của đàn gà trong huyện. Từ đó giúp người chăn nuôi có phương hướng phòng trị bệnh hiệu quả cho đàn gà.
Chúng tôi thu thập và xét nghiệm mẫu máu của 447 gà tại 4 xã thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: bệnh do đơn bào Leucocytozoon có ở tất cả các địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh của gà ở mỗi địa điểm là khác nhau. Cụ thể:
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và trại gà tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
Địa phương Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm
(% hồng cầu bịđơn bào ký sinh)
≤ 5% > 5% - 10% > 10% n % n % n % H. Phú Bình 367 79 21,53 56 70,89 14 17,72 9 11,39 Xã Thượng Đình 89 24 26,97 16 66,67 5 20,83 3 12,50 Xã Nhã Lộng 93 24 25,81 17 70,83 4 16,67 3 12,50 Xã Điềm