Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 74)

B é T S M

3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên

nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và NCKH; làm cho đội ngũ sư phạm nhà trường có sự phát triển về chất theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Vì vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng nhằm:

- Tạo điều kiện cho GV tự hoàn thiện về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để phù hợp với

nền kinh tế tri thức, với xu thế đổi mới toàn diện, tự khẳng định mình, tránh nguy cơ tụt hậu.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV còn giúp cho nhà trường có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Để đánh giá chất lượng đội ngũ GV chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đối với GV thì phẩm chất và tri thức khoa học là công cụ quan trọng nhất. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, do đó những gì GV học được, trang bị được sẽ nhanh chóng lạc hậu. Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV không phải một lần là đủ mà nhà trường cần thường xuyên có kế hoạch và tạo điều kiện giúp GV đào tạo cặp nhất kiến thức mới. Từ đó GV mới có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ thiết yếu mang tính chiến lược của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV cần có chính sách và định hướng để đảm bảo các mặt: về số lượng, chất lượng đội ngũ (gắn với chuẩn năng lực), cơ cấu đồng bộ. Do vậy, cần thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:

- Bồi dưỡng chuẩn hoá: Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV trên cơ sở các quy định của Bộ LĐTB&XH về chuẩn năng lực của đội ngũ GV. Phòng tổ chức nhà trường cần thông báo đến tất cả Cán bộ, GV của nhà trường nhằm đảm bảo cân đối giữa các ngành đào tạo, các nội dung đào tạo; tránh tỷ lệ HSSV/GV quá cao, thiếu đội ngũ kế cận và mất cân đối giữa các ngành; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng GV có học vị cao, nhất là đối với các khoa có nhiều SV vào học nhưng thiếu GV.

- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng thường xuyên phong phú, đa dạng cần được quan tâm đúng mức và xác định đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên bồi dưỡng về các vấn đề:

- Bồi dưỡng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng chính trị của Đảng trong từng giai đoạn.

- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV.

- Xây dựng quy định GV tham gia NCKH nhất là đội ngũ trung tuổi và trẻ tuổi nhằm nâng cao trình độ. Khuyến khích, tạo cơ hội cho họ nhanh chóng vươn lên bằng cách đề cử tham gia học chính trị cao cấp, chủ trì các đề tài NCKH; tìm hiểu thực tế, vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến từ thực tiễn vào công tác giảng dạy, tham gia nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình môn học; tham gia tìm hiểu và áp dụng những lý luận và thực tiễn sư phạm, các công nghệ dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy của mình; chủ trì các hội thảo về đổi mới phương pháp GD, phương tiện dạy học; tham gia viết giáo trình, trao đổi, học tập ở nước ngoài.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Thực hiện tốt việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng là góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức chỉ đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi theo kế hoạch đã xây dựng, chủ yếu tập trung các khâu sau:

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc thực hiện chỉ đạo triển khai kế hoạch một cách cụ thể.

- Phân công GV tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại chức với nội dung, hình thức phù hợp. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải được thể hiện bằng chương trình, kế hoạch cụ thể, có tính khả thi cao.

- Tạo các điều kiện thuận lợi để GV đã giảng dạy lâu năm có cơ hội cập nhật những kiến thức mới mang tính hiện đại, những GV mới ra trường tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và từ các đồng nghiệp.

- Bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua các hoạt động NCKH được tổ chức hằng năm.

Điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện biện pháp đào tạo bồi dưỡng nâng chất cho đội ngũ GV là:

- Hình thành nhu cầu và nâng cao nhận thức về học tập nâng cao trình độ trong đội ngũ GV.

- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm, tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ, tin học cho GV trẻ, đội ngũ kế cận và đội ngũ GV đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí về chuẩn năng lực để họ sẵn sàng thay thế và có khả năng đảm đương, thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng về tinh thần và vật chất, tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm khuyến khích, động viên cho đội ngũ GV tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tạo động lực phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ GV, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

- Tạo điều kiện thuận lợi để GV trẻ tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất chính trị, học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trở thành người vừa “hồng” vừa “chuyên” kế thừa sự nghiệp của lớp người đi trước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w