Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giới tính

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 39)

Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giới tính

Giới tính Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

Đực 67 16 23,88 Cái 68 11 16,18 Tổng 135 27 20,00 Tỷ lệ (%) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Nuôi Thả Nuôi Nhốt Tỷ l ( % ) Nuôi Thả Nuôi Nhốt

30

Qua bảng 6, cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira ở chó đực (23,88%) cao hơn chó cái (16,18%). Điều này cho thấy, bệnh Leptospira có thể gây bệnh cho chó đực và chó cái là như nhau. Mặc khác, có thể là do chó tiếp xúc với các loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột có mang Leptospira. Kết quả của chúng tôi tương tự như nhận định của Hunter (2001) là bệnh Leptospira trên chó đực và chó cái đều có thể mắc bệnh như nhau.

31

4.5 Tỷ lệ các serovar Leptospira trong số mẫu dương tính và hiệu giá kháng thể Leptospira của chó

Bảng 7: Tỷ lệ các serovar Leptospira trong số mẫu dương tính và hiệu giá kháng thể Leptospira của chó TT Tên chủng Leptospira Số lượt ngưng kết (n) Tỷ lệ ngưng kết (%) 1:200 1:400 1:800 n % n % n % 1 L. australis 2 7,14 2:2 100 - - - - 2 L. autumnalis - - - - 3 L. bataviae 1 3,70 1:1 100 - - - - 4 L. canicola 1 3,70 1:1 100 - - - - 5 L. castellonis 2 7,41 2:2 100 - - - - 6 L. copenhageni 4 14,81 4:4 100 - - - - 7 L. pyrogenes 2 7,41 1:2 50 1:2 50 - - 8 L. tonkini 2 7,41 2:2 100 - - - - 9 L. icterohaemorrhagiae 7 25,93 5:7 71 2:7 29 - - 10 L. cynopterie 2 7,41 2:2 100 - - - - 11 L. gryppotyphosa 4 14,81 2:4 50 2:4 50 - - 12 L. hardjo - - - - 13 L. hebdomadis 1 3,70 1:1 100 - - - - 14 L. javanica 2 7,41 - - 1:2 50 1:2 50 15 L. panama 1 3,70 - - 1:1 100 - - 16 L. patoc - - - - 17 L. pomona - - - - 18 L. arassovi - - - - 19 L. vughia - - - - 20 L. hardjo 1 3,70 1:1 100 - - - - 21 L. saxkoebing 1 3,70 1:1 100 - - - - 22 L. canicola 2 7,41 - - - - 23 L. louisiana 3 11,11 3:3 100 - - - - 24 L. hustbridge 11 40,74 7:11 64 4:11 36 - - n: Số lượt ngưng kết

32

Với bộ kháng nguyên gồm 24 chủng Leptospira do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, qua chẩn đoán huyết thanh học, chúng tôi phát hiện được 18 chủng Leptospira interrogans dương tính với hiệu giá kháng thể 1:200 trở lên. Trong 18 chủng được phát hiện thì chủng Leptospira nhiễm cao nhất là L. hustbridgem (40,74%), L. icterohaemorrhagiae (25,93%), L. copenhageni (14,84%), L. gryppotyphosa (14,84%), thấp nhất là L. bataviae, L. canicola, L. hebdomadis, L. panama, L. hardjo L. saxkoebing (3,70%). Còn 6 chủng L. autumnalis, L. hardjo, L. vughia, L. pomona, L. arassovi L. patoc tuy có hiện diện nhưng ở hiệu giá ngưng kết kháng thể thấp <1/200. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Mạnh Lâm và ctv, (2002) đã phát hiện được 6 chủng Leptospira, trong đó chủng Leptospira chiếm tỷ lệ cao nhất là L. pyrogenes (35,19%) và chủng Leptospira thấp nhất là L. icterohaemorrhagiae

(7,41%). Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Khải Hoàng (1994), chủng

Leptospira chiếm tỷ lệ cao là L. canicola (35,29%) và thấp nhất là L. hebdomadis (5,88%).

Tùy vào mỗi vùng, mỗi khu vực và thời điểm khảo sát mà số chủng

Leptospira gây nhiễm sẽ khác nhau và chủng Leptospira nào gây nhiễm chính. Thật vậy, khi so sánh với kết quả nghiên cứu trước như của Hoàng Mạnh Lâm (2002), có 3 chủng Leptospira mới được phát hiện là L. pyrogenes, L. mini

L. javanica, chủng Leptospira gây nhiễm chính là L. pyrogenes. Huỳnh Thị Khải Hoàng (1994), chủng Leptospira gây nhiễm chính là L. canicola và không phát hiện được chủng Leptospira mới.

So với kết quả nghiên cứu của một số nước trong khu vực như Thái Lan tỷ lệ nhiễm cao nhất là L. bataviae (5,2%) và thấp nhất là L. balltan (0,5%) (Meeyam et al., 2004); ở Iran, chủng huyết thanh chiếm tỷ lệ cao là L. canicola (9%) và L. icterohaemorrhagiae (5,7%) (Rad et al., 2004); theo Richard et al., (2006) chủng Leptospira chiếm tỷ lệ cao nhất là L. gryppotyphosa (38,2%) và thấp nhất là L. canicola (1,8%). Ở Michigan, kết quả dương tính cao nhất là L. canicola 26,2%. Ở Pennsylvania, L. canicola

từ 22 - 24,8% và L. icterohaemorrhagiae từ 6 - 8,5%. Ở California, L. canicola chiếm 26% (Packer & Smith); Adesiyun et al., (2006) phát hiện được 9 chủng Leptospira, cao nhất là chủng Leptospira L. mankarso

(47,5%), L. autumnal là(41%), L. icterohaemorrhagiae (32,8%) và thấp nhất là L. copenhageni (16,4%). Ở Anh, chó nhiễm hầu hết là L. australis (80%) và thấp nhất là L. hardjoL. copenhageni (Miller et al., 2007). Ward (2002), nhận định tỷ lệ nhiễm L. icterohaemorrhagiae, L. canicola vẫn còn cao do chúng được duy trì bởi chó và chuột.

33

4.6 Kết quả tỷ lệ nhiễm ghép giữa các chủng Leptospira trên chó Bảng 8: Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các chủng Leptospira trên 1 cá thể chó Bảng 8: Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các chủng Leptospira trên 1 cá thể chó

Số chủng Leptospira

nhiễm ghép Số mẫu dương tính Tỷ lệ dương tính (%)

2 4 14,81 3 3 11,11 4 1 3,70 5 1 3,70 6 1 3,70 Tổng 10 37,04

Trong tổng số 27 mẫu dương tính với Leptospira có 4 mẫu nhiễm ghép 2 chủng Leptospira chiếm tỷ lệ 14,81%, 3 mẫu nhiễm ghép 3 chủng Leptospira

chiếm tỷ lệ 11,11%, 1 mẫu nhiễm ghép 4 chủng Leptospira chiếm tỷ lệ 3,7%, 1 mẫu nhiễm ghép 5 chủng Leptospira chiếm tỷ lệ 3,7% và 1 mẫu nhiễm ghép 6 chủng Leptospira chiếm tỷ lệ 3,7%. Nhìn chung thì chó nhiễm phổ biến nhất là từ 2 - 3 chủng Leptospira và chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào nhiễm từ 7 chủng Leptospira trở lên trên một cá thể. Tỷ lệ nhiễm giảm dần theo sự tăng số chủng Leptospira trên một cá thể. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Khải Hoàng (1994) chó nhiễm phổ biến từ 1 - 3 chủng Leptospira trên một cá thể và sự khác biệt về số chủng

Leptospira trên một cá thể chó có ý nghĩa về mặt dịch tễ.

4.7 Phân bố mẫu huyết thanh dương tính theo hiệu giá kháng thể

Bảng 9: Phân bố mẫu huyết thanh dương tính theo hiệu giá kháng thể

Mức hiệu giá Số mẫu dương Tỷ lệ (%)

1/200 18 66,67

1/400 8 29,63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1/800 1 3,70

Tổng 27 100,00

Qua kết quả trình bày ở bảng 9, chúng tôi nhận thấy mức hiệu giá kháng thể 1/200 chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%) và tỷ lệ thấp nhất ở 1/800 (3,70%). Hiệu giá kháng thể ngưng kết chủ yếu tập chung ở mức 1/200 đến 1/400. Hiệu

34

giá kháng thể phản ánh hàm lượng kháng thể có trong máu chó, hiệu giá càng cao chứng tỏ mức độ nhiễm xoắn khuẩn càng cao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Khải Hoàng (1994), tỷ lệ dương tính với Leptospira trên chó tại thành phố Cần Thơ ở hiệu giá kháng thể 1/200 và 1/800 là 8,82% và 1/400 là 5,88% nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bé Mười (2008) tỷ lệ dương tính trên chó ở hiệu giá ngưng kết kháng thể 1/800 là 11,83%.

So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn nghiên cứu của Ward et al., (2004) ở hiệu giá ngưng kết kháng thể từ 1/800, tỷ lệ dương tính là 59% và tương đương với kết quả nghiên cứu của Miller et al., (2007) với hiệu giá ngưng kết kháng thể >1/200, tỷ lệ dương tính với Leptospira chiếm 45%.

35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua xét nghiệm huyết thanh học bằng phản ứng vi ngưng kết trên phiến kính với kháng nguyên sống (MAT), chúng tôi đã ghi nhận kết quả như sau:

Tỷ lệ nhiễm bệnh Leptospira trên chó tại khu vực Thành phố Cần Thơ là 20,00%.

Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giống và lứa tuổi không có sự khác biệt.

Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi thả cao hơn chó nuôi nhốt khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Chó tại khu vực Thành phố Cần Thơ nhiễm 18 chủng Leptospira (L. austalis, L. bataviae, L. canicola, L. castellonis, L. copenhageni, L. pyrogenes,

L. tonkini, L. icterohaemorrhagiae, L. cynopterire, L. gryppotyphosa, L. hebdomadis, L. javanica, L. panama, L. hardjo, L. saxkoebing, L. canicola, L. Louisiana, L. hustbridge) trong đó chủng gây nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất là L. hustbridge (40,74%), thấp nhất là L. bataviae, L. canicola, L. hebdomadis, L. panama, L. hardjo L. saxkoebing (3,70%).

Chó tại Thành phố Cần Thơ dương tính với Leptospira ở mức hiệu giá cao nhất là 1/800.

5.2 Đề nghị

Cần phổ biến mạng lưới thú y, tuyên truyền giải thích rõ về bệnh do

Leptospira và sự nguy hiểm của bệnh để có biện pháp phòng bệnh.

Nghiên cứu bệnh Leptospira trên các loài động vật cảm nhiễm khác và những người có nguy cơ mắc bệnh cao… để hiểu rõ hơn về dịch tể học của bệnh Leptospira tại khu vực thành Phố Cần Thơ.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng anh

1. Alvarez Leonardo, Calderon Alfonso, Rodriguez Virginia and Arrieta, 2011. Seroprevalence of canine Leptospirosis in a rural community in the municipality of Cienaga De Oro, Cordoba (Colombia), 14 (2): 75-81. ISSN 0123-4226.

2. Dhiwayo Solomon, Matope Gift, Marabini Lisa, Dutlow Keith and Pfukenyi Davis M, 2012. Seroprevalence of Leptospirosis in dogs in urban Harare and selected rural communities in Zimbabwe. Onderstepoort J Vet Res, Dec 6; 79(1): E1-6.

3. Jo E. B. Halliday, Darryn L. Knobel, Kathryn J. Allan, B. Mark de C. Bronsvoort, Ian Handel, Bernard Agwanda, Sally J. Cutler, Beatrice Olack, Ahmed Ahmed, Rudy A. Hartskeerl, M. Kariuki Njenga, Sarah Cleaveland and Robert F. Breiman, 2013. Urban Leptospirosis in Africa: A Cross- Sectional Survey of Leptospira Infection in Rodents in the Kibera Urban Settlement, Nairobi, Kenya; 89(6), 2013, 1095-1102.

4. Koizumi N , Muto MM , Akachi S , S Okano , Yamamoto S , Horikawa K , S Harada , Funatsumaru S and M Ohnishi, 2013. Molecular and serological investigation of Leptospira and leptospirosis in dogs in Japan. J Med Microbiol, Apr; 62(4): 630-636.

5. Alfonso Calderón, Virginia Rodríguez, Salim Máttar and Germán Arrieta, 2014. Leptospirosis in pigs, dogs, rodents, humans and water in an area of the Colombian tropics, Febrary 2014; 46(2): 427-432.

Tiếng việt

1. Lê Thanh Hải và ctv (1988). Bệnh Leptospirosis ở chó, Tạp chí KHKT số 6, trang 15 - 19.

2. Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Diện và Phạm Quân (1989). Những serotype Leptospira nhiễm ở đàn chó nghiệp vụ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu KHKT Thú Y, (1985 - 1989), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 72 - 74. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Vũ Đạt và Lê Huỳnh Thanh Phương (1999). Tình hình nhiễm Leptospira ở chó vùng phụ cận Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trang 74 - 77.

4. Hoàng Mạnh Lâm, Đào Xuân Vinh và Đậu Ngọc Hào (2001). Nghiên cứu xác định một số serovar Leptospira trên bò và lợn tại Đaklak, Tạp chí KHKTTY, số 4 tập VIII, trang 67 - 70.

5. Hoàng Mạnh Lâm, Đậu Ngọc Hào và Đoàn Xuân Vinh (2002). Xác định một số serovar Leptospira ở chó, chuột và người tại ĐakLak, Tạp chí KHKTTY, số 1 tập IX.

37

6. Võ Thành Thìn, Đào Huy Hưng, Đặng Văn Tuấn, Phạm Trung Hiếu và Lê Thắng (2012). Tình hình nhiễm Leptospira trên lợn nái tại Khánh Hòa, Tạp chí KHKTTY, số 5 XIX.

7. Lý Thị Liên Khai (2012). Điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn Leptospira trên đàn bò sữa, chó và chuột tại Công ty cổ phần thủy sản sông Hậu, Tạp chí KHKTTY, trang 87 - 96.

8. Nguyễn Thị Bé Mười (2013). Bệnh do Leptospira trên chó tại Thành phố Cần Thơ, Tạp chí KHKTTY, số 8 tập XX, trang 25 - 29.

9. Trần Chí Hiếu, 2001. Tình hình nhiễm Leptospira trên heo ở hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ. Luận văn tốt ngiệp kỹ sư Chăn nuôi - Thú Y, Đại học Cần Thơ.

10. Nguyễn Thị Thu Sương, 2008. Khảo sát tình hình nhiễm Leptospira và ký sinh trùng đường máu (Anaplasma, Babesia) tại một số hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Hóc Môn và Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú Y, Đại học Cần Thơ.

11. Võ Bảo Toàn, 2007. Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú Y, Đại học Cần Thơ.

12. Đinh Văn Hân, 2005. Tình hình nhiễm Leptospira trên bò tại tỉnh Bình Dương và thực nghiệm một số phác đồ điều trị. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Vĩnh Phước, 1978, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, trang 119 - 127.

14. Hồ Thị Việt Thu, 2012, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc gia cầm, NXB Đại học Cần Thơ, trang 61 - 66.

Internet

1. http://channuoithuybg.com/vn/kinh-nghiem/p150/BENH-XOAN- KHUAN-%28Leptospirosis%29.

2. http://cpvh.com/leptospirosis-canine

38

PHỤ CHƯƠNG

Kết quả xử lý thống kê bằng chương trình MINITAB.

1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giống

Chi-Square Test: Chó ta, Chó ngoại

Chó ta Chó ngoại Total 1 81 15 96 80.00 16.00 0.013 0.063 2 54 12 66 55.00 11.00 0.018 0.091 Total 135 27 162 Chi-Sq = 0.184, DF = 1, P-Value = 0.668

2. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo nhóm tuổi

Chi-Square Test: <1 năm, 1 - 6 năm, >6 năm

<1 năm 1 - 6 năm >6 năm Total 1 19 91 25 135 18.33 90.83 25.83 0.024 0.000 0.027 2 3 18 6 27 3.67 18.17 5.17 0.121 0.002 0.134 Total 22 109 31 162 Chi-Sq = 0.309, DF = 2, P-Value = 0.857

Chi-Square Test: <1 năm, 1 - 6 năm

<1 năm 1 - 6 năm Total 1 19 3 22 18.47 3.53 0.015 0.079 2 91 18 109 91.53 17.47 0.003 0.016 Total 110 21 131 Chi-Sq = 0.113, DF = 1, P-Value = 0.737

Chi-Square Test: <1 năm, >6 năm

<1 năm >6 năm Total 1 19 3 22 18.26 3.74 0.030 0.145 2 25 6 31 25.74 5.26 0.021 0.103 Total 44 9 53 Chi-Sq = 0.298, DF = 1, P-Value = 0.585

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi-Square Test: 1 - 6 năm, >6 năm

1 - 6 năm >6 năm Total 1 91 18 109 90.31 18.69 0.005 0.025 2 25 6 31 25.69 5.31 0.018 0.088 Total 116 24 140 Chi-Sq = 0.137, DF = 1, P-Value = 0.711

3.Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi

Chi-Square Test: Nuôi thả, Nuôi nhốt

Nuôi thả Nuôi nhốt Total 1 58 18 76 63.33 12.67 0.449 2.246 2 77 9 86 71.67 14.33 0.397 1.984 Total 135 27 162 Chi-Sq = 5.076, DF = 1, P-Value = 0.024

4. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giới tính

Chi-Square Test: Đực, Cái

Đực Cái Total 1 67 16 83 69.17 13.83 0.068 0.339 2 68 11 79 65.83 13.17 0.071 0.357 Total 135 27 162 Chi-Sq = 0.835, DF = 1, P-Value = 0.361

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 39)