Chẩn đoán huyết thanh học

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 25)

2.6.2.1 Phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên sống (MAT)

MAT là phản ứng huyết thanh học chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn có ý nghĩa, MAT cho kết quả nhanh chóng nên được sử dụng nhiều trong chẩn đoán Leptospirosis. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh có sự xuất hiện ngay từ đầu bệnh loại kháng thể IgM có tính không đặc hiệu, gây ngưng kết rộng cho nhiều chủng Leptospira, do đó có thể làm sai lệch kết quả thí nghiệm nếu lấy máu ngay từ đầu bệnh. Kháng thể IgG sẽ xuất hiện từ ngày thứ 6 hoặc muộn hơn. Trong khi tiến hành phản ứng cũng cần lưu ý lịch sử sử dụng vaccine của đàn gia súc, vì việc tiêm phòng vaccine sẽ sản sinh kháng thể kháng lại các serovar có trong vaccine.

Kháng nguyên sử dụng trong phản ứng là các chủng được nuôi cấy trong môi trường thích hợp (ví dụ: Tween 80 BSA) ở nhiệt độ 29 ± 1o

C trong khoảng thời gian từ 4 - 8 ngày; sự nhân lên của xoắn khuẩn yêu cầu đạt 60 - 70% được xác định bằng máy đo quang phổ (spectrophotometer) có độ lọc 400nm (Phạm Sỹ Lăng, 2012). Kháng nguyên được bảo quản bằng cách cấy truyền 7 - 15 ngày 1 lần vào môi trường mới và tiêm truyền cho chuột lang non 3 tháng 1 lần.

Kháng thể là huyết thanh của con vật bị bệnh trên 5 ngày hoặc nghi bị bệnh. Nếu huyết thanh dùng trong thí nghiệm được vận chuyển đi xa thì nên thêm 1 - 2 giọt dung dịch axid afenic 5% vào 1ml huyết thanh để tránh làm hỏng huyết thanh, cũng có thể cho huyết thanh vào bình trữ lạnh để bảo quản. Nếu trong huyết thanh có kháng thể thì khi thực hiện phản ứng với kháng nguyên sẽ có hiện tượng ngưng kết “hình mạng nhện” hoặc “cụm hình sao”.

Với phản ứng này, theo G. R Carter (1984) đánh giá kết quả như sau: ở chó, heo, trâu bò hiệu giá 1/200 trở lên là dương tính nếu chưa được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh. Nếu con vật đã được tiêm phòng thì hiệu giá ngưng kết 1/1600 trở lên là dương tính. Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới qui định mức dương tính ở hiệu giá thấp hơn như 1/100 ở Nga (1979), 1/100 - 1/200 ở Mỹ (B. Strotts, 1976).

2.6.2.2 Phản ứng ELISA

Phản ứng được sử dụng để phát hiện kháng thể với các kháng nguyên chuẩn đã có. Thông thường, phản ứng có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu với các serovar thấp hơn so với phản ứng vi ngưng kết (MAT). Đặc biệt, sử dụng phản ứng ELISA xác định được IgG và IgM có trong huyết thanh của chó kháng nhiều loại serovar khác nhau. IgM kháng Leptospira có thể phát hiện

16

sớm trong vòng 1 tuần sau khi nhiễm, khi mà kháng thể ngưng kết chưa hình thành; trong khi đó IgG được phát hiện sau khi chó bị nhiễm 2 tuần và kéo dài trong một thời gian dài.

Phản ứng ELISA cũng được sử dụng để xác định kháng thể kháng serovar L. hardjo có trong sữa của từng cá thể bò hoặc trong sữa bò. Kết quả giúp xác định được đang bò bị bệnh với serovar này, tuy nhiên hạn chế ở đây là phản ứng không phân biệt được kháng thể do mắc bệnh tự nhiên hay do tiêm phòng vaccine, nhất là ở những đàn bò có sử dụng vaccine.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 25)