Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 36)

Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giống

Giống chó Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương Tỷ lệ (%)

Chó ta 81 15 18,52

Chó ngoại 54 12 22,22

Tổng 135 27 20,00

Qua bảng 3, cho ta thấy trong 135 con chó được khảo sát thì có 27 mẫu huyết thanh chó dương tính với Leptospira, chiếm tỷ lệ 20,00%.

So sánh kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Khải Hoàng (1994), tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại thành phố Cần Thơ là 20,00%. Đây là một nghiên cứu cách đây hơn 10 năm và so với nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Thành phố Cần Thơ không khác nhau nhiều.

Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Trần Mạnh Lâm và ctv (2002) tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại ĐakLak là 19,8%. Viện thú y trung ương năm 1978 tỷ lệ dương tính với Leptospira là 17,3%, nhưng lại thấp hơn so với kết quả điều tra của Đào Trọng Đạt vào năm 1967 (theo Đoàn Thị Băng Tâm, 1987), tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó là 26,47%, Lý Thị Liên Khai (2012), tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó là 40,46%. Từ đó nói lên sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó là do vị trí địa lý và thời gian nghiên cứu của mỗi thí nghiệm khác nhau.

So sánh với kết quả nghiên cứu của một số nước trên thế giới thì tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó ở nước ta có khác hơn.

Bằng phản ứng vi ngưng kết (MAT), tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Thành phố Cần Thơ cao hơn các kết quả nghiên cứu ở Thái Lan là 10,9% (Meeyam et al., 2004) nhưng lại thấp hơn so với các nước khác, chẳng hạn như ở Nga là 30,6% (Stoyanova et al., 2004); ở Ý là 29,4% (Scanziani et al.,

2002); ở Úc là 40% (Andrew et al., 2007); ở Thổ Nhĩ Kỳ là 43,96% (Ozkan

et al., 2005). Theo Rautureu (2003), từ khi ra đời của khối thị trường chung Châu Âu thì sự lây bệnh càng dễ dàng bởi việc vận chuyển thú và trao đổi

27

thương mại. Tuy nhiên, tuỳ theo quốc gia mà tỷ lệ nhiễm Leptospira trên gia súc có khác nhau. Mặc dù, tất cả các thành viên của tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) có báo cáo về tình trạng sức khoẻ gia súc liên quan đến Leptospira, nhưng hầu hết các nước không cung cấp chính xác các số liệu về dịch tễ và không thực hiện đầy đủ một kế hoạch giám sát dịch tễ. Chính sách phòng bệnh và khống chế bệnh ở các quốc gia khác nhau khi giao thương với các quốc gia khác. Chẳng hạn như ở Pháp, bệnh được đánh giá thấp, ít được quan tâm và không khai báo, trong khi ở Bồ Đào Nha và ở Anh bắt buộc phải khai báo và việc tiêm phòng vaccine được xem là biện pháp khống chế.

Khi so sánh tỷ lên nhiễm Leptospira theo giống ta thấy ở giống chó ta tỷ lệ nhiễm Leptospira là 18,52% tương đương giống chó ngoại là 22,22%. Theo nhận định của Sandra et al., (2006) thì không có bằng chứng nào nói rằng bệnh Leptospirosis trên chó ảnh hưởng bởi giống mà giống chó và giới tính là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh Leptospirosis.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)