Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 37)

Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo nhóm tuổi

Tuổi (năm) Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

<1 19 3 15,79

1 - 6 91 18 19,78

>6 25 6 24,00

Tổng 135 27 20,00

Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo các lứa tuổi

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00

<1 năm 1-6 năm >6 năm

Năm Tỷ l % <1 năm 1-6 năm >6 năm

28

Qua bảng 4, cho ta thấy sự phân chia theo lứa tuổi có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Leptospira, cao nhất ở nhóm chó >6 năm tuổi (24%), tiếp theo là chó từ 1 - 6 năm tuổi (19,78%) và thấp nhất ở chó <1 năm tuổi (15,79%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,857). Điều này cho thấy, bệnh Leptospira có thể gây bệnh cho chó ở mọi lứa tuổi, giống như đặc điểm dịch tễ của bệnh là Leptospira có thể gây bệnh cho con vật ở mọi lứa tuổi. Trong khảo sát kết quả của chúng tôi thì chó 1 - 6 năm tuổi nhiễm (19,78%) và chó >6 năm tuổi nhiễm cao nhất (24,00%), kết quả này phù hợp với nhận định của Warrt et al., (2004) đã báo cáo là những chó từ 4 - 9 năm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những chó dưới 1 năm tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospirosis tăng theo lứa tuổi do chó càng lớn tuổi thì thời gian tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh càng cao hoặc do sức đề kháng của chó ngày càng giảm nên khả năng mắc bệnh cao hơn.

Chó ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh Leptospira và cao nhất là ở chó trưởng thành từ 1 - 6 năm tuổi. Những nguyên nhân làm tăng bệnh

Leptospirosis trên chó thì không được biết rõ, các chủng huyết thanh

L. canicola L. icterohaemorrhagiae đã được khống chế bằng vaccine từ rất sớm, nhưng không bảo vệ được sự nhiễm từ các chủng huyết thanh khác, tỷ lệ bệnh Leptospirosis gia tăng từ thành thị đến nông thôn là do cơ hội tiếp xúc giữa chó và động vật hoang dã, chó và động vật nuôi nhiều hơn (http://cpvh.com/leptospirosis-canine).

4.3 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi

Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi

Phương thức nuôi Số mẫu xét

nghiệm Số mẫu dương Tỷ lệ% P Nuôi thả 58 18 31,03a 0,024 Nuôi nhốt 77 9 11,69b Tổng 135 27 20,00

29

Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi

Qua bảng 5, cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira ở phương thức chó nuôi thả (31,03%) cao hơn chó nuôi nhốt (11,69%) và khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,024). Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Huỳnh Thị Khải Hoàng về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Cần Thơ (1994) là chó nuôi thả có 37,22% nhiễm Leptospira cao hơn chó nuôi nhốt (9,14%) và kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Adesiyn et al., (2006) là chó nuôi thả tỷ lệ nhiễm cao hơn (25,50%) chó nuôi nhốt (8,10%) và theo báo cáo của Everard (1992), cho thấy tỷ lệ nhiễm trên chó nuôi thả ở các nước nhiệt đới, Châu Phi từ 23% đến 55%.

Trong quá trình chúng tôi khảo sát thì phần lớn là chó nuôi thả cho nên tỷ lệ nhiễm Leptospira ở chó nuôi thả cao hơn chó nuôi nhốt.

So với nghiên cứu của Scanziani et al., (2002), ở Ý chó nuôi thả dương tính với Leptospira chiếm tỷ lệ 30,30%, mặc dù chó được nuôi trong các điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng khác nhau nhưng tỷ lệ nhiễm Leptospira vẫn cao là do chó nuôi thả có nhiều cơ hội nhiễm Leptospira từ môi trường hơn.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm leptospira trên chó tại thành phố cần thơ (Trang 37)