3.1.1 Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới là một đặc tính cơ ản và quan trọng có liên quan đến tính chất lý học của đất nhƣ: dung trọng, độ chặt, độ xốp, khả năng giữ nƣớc,… Có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề sử dụng và quản lý đất (Trần Công Tấu, 2005).
Ngoài ra, thành phần cơ giới liên quan đến nguồn gốc hình thành đất và độ phì nhiêu đất. Đất có hàm lƣợng sét cao thì có khả năng giữ chất dinh dƣỡng cao. Nếu hàm lƣợng sét cao, hàm lƣợng chất hữu cơ thấp và thời gian canh tác lâu thì tình trạng nén dẽ của đất càng dễ xảy ra. Mặt khác, khi thành phần cơ giới của đất quá nhiều sét thì gây trở ngại cho quản lý và sử dụng đất.
Kết quả phân tích thành phần cơ giới đƣợc trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1 Thành phần cơ giới của đất canh tác lúa tại Bình Minh – Vĩnh Long
Ghi chú: OA: Rơm ủ, BS: Rơm vùi, CF: Tưới ngập liên tục, AWD: Tưới khô ngập luân phiên1, AWD’: Tưới khô ngập luân phiên.
Nghiệm thức
Độ sâu (cm)
% Cát % Thịt % Sét Phân loại USDA
BS 0 - 10 3.20 47.85 48.95 Sét pha thịt 10 - 20 0.90 48.38 50.71 Sét pha thịt 20 - 30 1.09 47.35 51.57 Sét pha thịt OA 0 - 10 2.13 43.82 54.04 Sét pha thịt 10 - 20 1.58 52.80 45.62 Sét pha thịt 20 - 30 2.94 51.26 45.80 Sét pha thịt CF 0 - 10 2.13 52.07 45.80 Sét pha thịt 10 - 20 1.83 44.25 53.92 Sét pha thịt 20 - 30 3.01 44.94 52.05 Sét pha thịt AWD 0 - 10 2.16 45.02 52.82 Sét pha thịt 10 - 20 1.99 47.62 50.39 Sét pha thịt 20 - 30 1.70 46.25 52.05 Sét pha thịt AWD' 0 - 10 1.87 40.94 57.19 Sét pha thịt 10 - 20 2.30 41.67 56.04 Sét pha thịt 20 - 30 2.71 46.45 50.85 Sét pha thịt
32 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 - 10cm 10 - 20cm 20 - 30cm D ung t rọ ng g /c m 3 BS OA CF AWD AWD'
Kết quả phân tích cho thấy, đất ở vùng thí nghiệm có thành phần sét cao và sa cấu là sét pha thịt (phân cấp của USDA/Taxonomy) ở cả 3 tầng. Nhƣ vậy, kỹ thuật tƣới khô ngập luân phiên và bón rơm không ảnh hƣởng tới sa cấu đất. Giải thích cho điều này là do thí nghiệm đƣợc bố trí trên một ruộng nên sa cấu đất canh tác giống nhau và trong quá trình phân tích sa cấu các chất hữu cơ đã ị loại bỏ hoàn toàn ở giai đoạn công phá mẫu đất nên ón vùi rơm rạ không ảnh hƣởng đến sa cấu đất. Mặt khác, biện pháp tƣới khô ngập luân phiên giảm đƣợc sự rò rỉ và trực di (Trần Quang
Giàu 2011) nên sa cấu không thay đổi khi áp dụng kỹ thuật tƣới khô ngập luân phiên.
3.1.2 Dung trọng
Kết quả phân tích dung trọng đƣợc trình bày ở hình 3.1
ns:mức ý nghĩa 5%
Ghi chú: OA: Rơm ủ, BS: Rơm vùi, CF: Tưới ngập liên tục, AWD: Tưới khô ngập luân phiên1, AWD’: Tưới khô ngập luân phiên.
Hình 3.1 Dung trọng của đất canh tác lúa tại Bình Minh – Vĩnh Long
Kết quả phân tích cho thấy dung trọng tầng mặt của nghiệm thức khô ngập luân phiên (AWD, AWD’) trung bình là 1,07g/cm3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (CF) có dung trọng trung bình là 1,08g/cm3. Hai nghiệm thức bón rơm (BS, OA) có dung trọng trung bình là 1,05g/cm3 và 0,97g/cm3 không khác biệt thống kê 5%, dung trọng đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới, độ chặt và kết cấu đất (Trần Văn Chính 2000). Về thành phần cơ giới nhƣ đã trình ày ở phần trên đất tại vùng thí nghiệm có cùng loại đất là đất sét pha thịt và vùng thí
33
nghiệm có truyền thống canh tác lúa nƣớc lâu dài nên độ chặt của đất tăng theo độ sâu. Về kết cấu đất do nghiệm thức ón rơm rạ (BS, OA) mới chỉ bón trong một vụ nên lƣợng hữu cơ phân hủy không hoàn toàn dẫn đến ảnh hƣởng không đáng kể đến dung trọng đất.
Còn ở độ sâu 10 – 20cm hai nghiệm thức tƣới khô ngập luân phiên có hình thức canh tác gần giống nhau so với nghiệm thức đối chứng (CF) nên dung trọng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các nghiệm thức bón rơm lƣợng hữu cơ tuy có nhiều hơn nghiệm thức CF nhƣng không đáng kể. Dung trọng ở nghiệm thức bón rơm là 1,35g/cm3 và 1,27g/cm3 so với 1,32g/cm3 của dung trọng đối chứng là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Ở độ sâu 20 – 30cm các nghiệm thức thí nghiệm đều bị ngập liên tục và lƣợng hữu cơ rất thấp nên dung trọng đất khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Nhƣ vậy, kỹ thuật tƣới khô ngập luân phiên và bón rơm không ảnh hƣởng đến dung trọng của đất.