vực đăng ký và quản lý hộ tịch
Sau đây là một số phương hướng hoàn thiện trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tich
Cần có một văn bản riêng biệt quy định tập trung các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Nhằm giúp người dân tham gia hoạt động đăng ký hộ tịch đúng với quy định của pháp luật đồng thời tao điều kiện thuận lợi cho cán bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng, tránh sai sót.
Phải quy định một cách cụ thể và rõ ràng các hành vi vi phạm, dựa trên tính chất và mức độ của hành vi vi phạm từ đó đưa ra hình thức xử phạt phù hợp nhất. Tránh tình trạng một mức xử phạt áp dụng chung cho nhiều hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cần phân biệt từng loại hành vi vi phạm đối với từng lĩnh vực khác nhau và phải được quy định tương ứng với một chương của văn bản. Chẳng hạn như, đối với đối với hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh, khai tử thì quy định chương riêng, hành vi vi phạm về đăng ký kết hôn thì chương riêng. Đặt biệt cần quy định một chương riêng đối với hành vi vi phạm của các dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.
Nhằm đáp ứng với tình hình thực trạng hiện nay, đối với một số trường hợp không đăng ký hộ tịch mà hiện tại pháp luật chưa đề cập đến như: hành vi nam nữ sống chung như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn, hành vi không đăng ký nuôi con nuôi,…Cần có một hình thức xử phạt thích hợp đối với hai hành vi trên nhằm đảm bảo trật tự xã hội, kỷ cương pháp luật mà cũng không ảnh hưởng đến truyền thống, văn hóa của dân tộc.
Cần bổ sung một số quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch cho một số cơ quan và cá nhân trực tiếp giải quyết những vấn đế liên quan đến đăng ký và quản lý hộ tịch. Cụ thể là nên quy định thẩm quyền của cán bộ tư pháp – hộ tịch trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Vì trên thực tế hầu hết các hoạt động đăng ký hộ tịch điều do cán bộ tư pháp thực hiện. Nên họ là người nắm rõ nhất tình hình và thực trạng vi phạm của người dân. Tuy nhiên lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những lĩnh vực khá rộng và phức tạp nên khi trao thẩm quyền cho cán bộ tư pháp – hộ tịch cũng nên trao ở một mức độ nhất định, chẳng hạn như phạt cảnh cáo, phạt tiền ở mức thấp.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện một số quy định về hình thức xử lý kỷ luật cũng như biện pháp xử lý đối với cán bộ, công chức có trách nhiệm trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Bên cạnh hình thức tuyên truyền phổ biến trên thông tin đại chúng, cần có hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn chẳng hạn như tổ chức những buổi tuyên truyền để người dân có thể trực tiếp hỏi những thắc mắc của mình đồng thời để người dân và cán bộ tư pháp gặp trao đổi một số biện pháp khắc phục tình trạng vi phạm xảy ra.
Tăng cường giải pháp hoàn thiện nâng cao đội ngũ cán bộ tư pháp – hộ tịch. Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức của các cơ quan tư pháp, nâng cao hoạt động của cán bộ tư pháp – hộ tịch, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá và trình độ pháp lý cho đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch, việc tạo nguồn để đảm bảo có cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách,... là những biện pháp hết sức cần thiết trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao công tác quản lý và đăng ký hộ tịch là việc thực hiện nghiêm chỉnh và tuân thủ theo những quy định hiện hành của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch của người dân cũng như cán bộ, công chức. Đó là biện pháp nhằm hạn chế những hành vi vi phạm đồng thời thể hiện sự chấp hành kỷ cương pháp luật.
KẾT LUẬN
Quản lý và đăng ký hộ tịch là công việc của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới tư pháp - hộ tịch cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đào tạo đối với đội ngũ cán bộ công chức quản lý hộ tịch xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách quản lý hộ tịch trong xu thế phát triển, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu cũng như quy định của các văn bản pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, cho thấy công tác xử phạt vi phạm hành chính mặc dù đã được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước và vấn đề ý thức của người dân, tình hình vi phạm vẫn còn tồn tại đặt ra cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Để thực hiện tốt các phương hướng nêu trên, đòi hỏi các cơ quan chức năng có liên quan như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan chuyên ngành phải phối hợp xây dựng các văn bản pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật một cách tích cực hơn nữa, nhằm xây dựng mặt bằng trí thức pháp luật chung cho xã hội.
Tôi hy vọng với những nghiên cứu và kiến nghị của mình, sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho bản thân nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước sớm xây dựng được bộ máy quản lý hiệu quả, giải quyết được những khó khăn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và quản lý hộ tịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật dân sự năm 2005.
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
4. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
5. Nghị định số 764/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/5/1956 ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch.
6. Nghị định số 4/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 16/01/1961 ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch.
7. Nghị định 49/CP của Chính phủ ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
8. Nghị định 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.
9. Nghị định 87/2001/ NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
10.Nghị định số 76/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
11.Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
12.Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. 13.Nghị định 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các
Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
14.Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Sách, báo, tạp chí
1. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân - Danh từ tài liệu dân Luật và Hiến Luật, Tủ sách đại học Sài gòn, 1968.
2. Ths. Lê Hải Yến, Một số vấn đề về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 2003.
3. Ts. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Phần II – Phương cách quản lý nhà nước, Cần thơ năm 2009, tr.30.
1. Trường chính trị Yên Bái, Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch cuả Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn,
http://truongchinhtriyenbai.gov.vn/files/DK,%20QLy%20ho%20tich.doc, [truy cập ngày 15/10/2014].
2. Quốc hội Việt Nam, Trao đổi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/1679 /Trao_%C4%91o%CC%82%CC%89i_ve%CC%82%CC%80_va%CC%82%C C%81n_%C4%91e%CC%82%CC%80_xu%CC%9B%CC%89_pha%CC%A3 t_vi_pha%CC%A3m_ha%CC%80nh_chi%CC%81nh_trong_li%CC%83nh_vu %CC%9B%CC%A3c_ho%CC%82n_nha%CC%82n_va%CC%80_gia_%C4% 91i%CC%80nh.doc, [truy cập ngày 25/10/2014].
a. Tài liệu khác
1. Báo cáo của Viện KHPL - Bộ Tư Pháp về việc kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị 01 tại Cao Bằng, 14/6/2003.
2. Báo cáo 15/BC-BTP năm 2014 tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành.