Phương pháp lây nhiễm PRSV bằng tiếp xúc cơ học

Một phần của tài liệu xác định virus hại cây họ bầu bí tại tỉnh hòa bình, thử nghiệm phòng chống bệnh bằng một số thuốc hóa học (Trang 40)

* Giá thể gieo cây thí nghiệm:

Đất gieo trồng cây thí nghiệm được ủ trong formol 5 ngày để tiêu diệt các nguồn bệnh có trong đất thí nghiệm, có che phủ nilông, sau đó bỏ nilông ra cho

đất thoáng, sau 2 ngày có thể sử dụng. Đất sau khi ủ trong formol được bổ sung phân bón vi sinh và vỏ trấu hun trước khi gieo cây thí nghiệm, theo tỷ lệ 1:1:5

* Cây lây (được trồng cách ly trong nhà lưới): Cây bầu bí giai đoạn ra lá thật (khoảng 7-10 ngày sau gieo), cây đu đủ giai đoạn có 2 -3 lá thật (sau gieo khoảng 20 ngày), cây lây nhiễm còn đủ hai lá mầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

* Cách lây

- Thí nghiệm được tiến hành vào buổi chiều, cây bầu bí được để trong bóng tối một ngày trước khi lây nhiễm.

- Chọn lá bệnh có triệu chứng điển hình (loại lá bánh tẻ), nghiền mẫu lá bệnh (bằng chày cối sứ đã được khử trùng) trong dung dịch đệm phosphate 0.01M, pH 7, với tỷ lệ 1 g lá bệnh/5 ml dung dịch đệm. Sau đó, thêm vào bột carborandum 600 Mesh vào hỗn hợp dịch nghiền.

- Dùng tăm bông chấm vào dịch hỗn hợp có chứa virus trên rồi sát nhẹ lên lá cây theo chiều từ cuống lá đến chóp lá, trên toàn bộ diện tích lá. Sau thời gian lây nhiễm 30 phút, dùng bình xịt có chứa nước cất rửa dịch chiết và bột carborandum 600 Mesh bám trên bề mặt lá để thuận lợi cho việc quan sát triệu chứng bệnh sau này được rõ ràng.

- Cây thí nghiệm được trồng, chăm sóc và theo dõi triệu chứng biểu hiện của bệnh. Theo dõi 1 tuần/lần trên từng cây. Các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính kháng gồm (i) thời gian xuất hiện triệu chứng và (ii) mức độ biểu hiện triệu chứng theo thang phân cấp thứ tự 5 cấp, David and Ying (2004):

- Cấp 0: Không có triệu chứng khảm.

- Cấp 1: Triệu chứng khảm nhẹ (đốm biến vàng, khảm trên một phần tán lá non)

- Cấp 2: Triệu chứng khảm trung bình (khảm trên toàn bộ tán lá, quả có vết đốm vòng, không biến dạng)

- Cấp 3: Triệu chứng khảm nặng (khảm toàn bộ tán lá, biến dạng lá non (nốt phồng, mất thùy, co quắp)

- Cấp 4: Triệu chứng rất khảm nặng (toàn bộ tán lá bị biến dạng) - Cấp 5: Triệu chứng khảm dữ dội (lá rụng, chết).

Một phần của tài liệu xác định virus hại cây họ bầu bí tại tỉnh hòa bình, thử nghiệm phòng chống bệnh bằng một số thuốc hóa học (Trang 40)