KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA 4 CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS ĐỐ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (houttuynia cordata thunb) (Trang 38)

VỚI NẤM CHOANEPHORA SP.

Kết quả đánh giá bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của các chủng vi khuẩn AG-B1 (Bacillus sp.), AG-B4 (Bacillus pumilus), AG-B17 (Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus megaterium) đối với nấm Choanephora sp. đƣợc trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy các nghiệm thức vi khuẩn cho bán kính vành khăn vô khuẩn có sự khác nhau và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng ở mức 5%. Qua đó cho thấy:

Thời điểm 12 GSKC, chủng vi khuẩn AG-B27 cho BKVKVK cao nhất, khác biệt ý so với các chủng vi khuẩn còn lại và đạt 5,0 mm. Tiếp đến là hai chủng vi khuẩn AG-B4 và AG-B17 cho BKVKVK không khác biệt nhau và đạt lần lƣợt là 3,0 mm và 3,8 mm. Chủng vi khuẩn AG-B1 cho BKVKVK thấp nhất là 2,0 mm.

Bốn chủng vi khuẩn cho BKVKVK có sự khác biệt rõ rệt vào thời điểm 18 GSKC. Theo đó, chủng vi khuẩn AG-B27 cho BKVKVK cao nhất và đạt 4,6 mm, tiếp đến là chủng vi khuẩn AG-B17 (3,4 mm) và AG-B4 (2,4 mm), chủng vi khuẩn AG-B1 cho BKVKVK thấp nhất (1,6 mm).

Đến thời điểm 24 GSKC, chủng vi khuẩn AG-B27 vẫn cho BKVKVK cao nhất (4,2 mm), tiếp đến là chủng vi khuẩn AG-B17 (3,4 mm), hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 cho BKVKVK thấp nhất, không khác biệt nhau và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn còn lại, đạt lần lƣợt là 1,4 mm và 1,6 mm.

Bảng 3.1: Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG- B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Choanephora sp.

Nghiệm thức Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) 12 GSKC 18 GSKC 24 GSKC AG-B1 2,0 c 1,6 d 1,4 c AG-B4 3,0 b 2,4 c 1,6 c AG-B17 3,8 b 3,4 b 3,4 b AG-B27 5,0 a 4,6 a 4,2 a Đối chứng 0,0 d 0,0 e 0,0 d

Mức ý nghĩa * * * CV (%) 24,0 20,4 22,1

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có các ký tự giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Kết quả đánh giá hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn AG-B1 (Bacillus sp.), AB-G4 (Bacillus pumilus), AG-B17 (Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus megaterium) đối với nấm Choanephora sp. đƣợc trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy hiệu suất đối kháng của bốn nghiệm thức vi khuẩn đối kháng khác biệt nhau và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng ở mức 5%. Cụ thể:

Vào thời điểm 12 GSKC, chủng vi khuẩn AG-B17 cho hiệu suất đối kháng đạt 36,5% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với chủng vi khuẩn AG-B1 nhƣng không khác biệt so với chủng vi khuẩn AG-B4, chủng vi khuẩn AG-B27 cho hiệu suất đối kháng thấp nhất (21,3%) và khác biệt ý nghĩa so với ba chủng vi khuẩn còn lại. Theo thang đánh giá của Soytong (1988), hiệu suất đối kháng của cả bốn chủng vi khuẩn chỉ đạt ở mức đối kháng yếu (thấp hơn 50%) vào thời điểm này.

Thời điểm 18 GSKC, hai chủng vi khuẩn AG-B17 và AGB27 cho HSĐK tăng mạnh so với thời điểm 12 GSKC, không khác biệt nhau và đạt lần lƣợt là 60,0%; 56,8%; nhƣng cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG- B1 (41,8%) và AG-B4 (45,1%). Hai chủng vi khuẩn AG-B17 và AG-B27 cho HSĐK tăng mạnh và đạt mức đối kháng trung bình (50 – 60%), trong khi hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 vẫn đạt mức đối kháng yếu.

Tƣơng tự, đến thời điểm 24 GSKC (Hình 3.9), hai chủng vi khuẩn AG-B17 và AG-B27 vẫn cho HSĐK cao nhất, không khác biệt nhau và đạt lần lƣợt là 77,6%; 73,6%; cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG-B1 (56,0%) và AG-B4 (56,8%). Hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 đạt mức đối kháng trung bình với HSĐK trên 50%, chủng vi khuẩn AG-B27 đạt mức đối kháng cao (60 - 75%), còn chủng vi khuẩn AG-B17 cho HSĐK đạt ở mức rất cao (>75%).

Bảng 3.2: Hiệu suất đối kháng (%) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Choanephora sp.

Nghiệm thức Hiệu suất đối kháng (%)

12 GSKC 18 GSKC 24 GSKC

AG-B1 31,8 b 41,8 b 56,0 b

AG-B4 33,4 ab 45,1 b 56,8 b

AG-B27 21,3 c 56,8 a 73,6 a

Đối chứng 0,0 d 0,0 c 0,0 c

Mức ý nghĩa * * *

CV (%) 13,2 17,3 11,4

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có các ký tự giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Qua kết quả khảo sát BKVKVK và HSĐK cho thấy 4 chủng vi khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng đối với nấm Choanephora sp. Chủng vi khuẩn AG- B27 vừa cho BKVKVK cao nhất vào tất cả các thời điểm khảo sát và HSĐK cao vào 24 GSKC, chủng vi khuẩn AG-B17 cho BKVKVK thấp hơn so với AG-B27 qua các thời điểm và HSĐK đạt mức rất cao vào 24 GSKC. Hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 cho BKVKVK thấp nhất và HSĐK chỉ đạt ở mức trung bình vào 24 GSKC.

3.4. KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA 4 CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS ĐỐI VỚI NẤM SCLEROTIUM SP. VỚI NẤM SCLEROTIUM SP.

Từ Bảng 3.3 trình bày về bán kính vành khăn vô khuẩn của bốn chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp. cho thấy cả bốn chủng vi khuẩn đều cho bán kính vành khăn vô khuẩn khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng ở mức ý nghĩa 5% qua các thời điểm khảo sát. Theo đó:

Hình 3.9: Khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn đối với nấm Choanephora sp. vào 24 GSKC

(A): Khả năng đối kháng của AG-B1 và AG-B4 (C): Khả năng đối kháng của AG-B17 và AG-B27

A B

AG-B4 AG-B1 AG-B27 AG-B17

Nghiệm thức AG-B1 cho BKVKVK đạt 4,2 mm thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với ba nghiệm thức vi khuẩn còn lại vào thời điểm 2 NSKC. Trong đó, ba nghiệm thức AG-B4, AG-B17 và AG-B27 cho BKVKVK không khác biệt nhau, đạt lần lƣợt là 5,2 mm; 5,0 mm và 5,0 mm.

Thời điểm 3 NSKC, chủng vi khuẩn AG-B4 cho BKVKVK đạt 4,6 mm, cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với chủng vi khuẩn AG-B1 (3,8 mm) nhƣng không khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG-B17 (4,4 mm) và AG-B27 (4,4 mm).

Thời điểm 4 NSKC, chủng vi khuẩn AG-B4 cho BKVKVK cao nhất, đạt 4,2 mm, cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với ba chủng vi khuẩn còn lại là AG-B1 (3,0 mm), AG-B17 (3,4 mm) và AG-B27 (3,6 mm); trong đó, nghiệm thức AG-B27 cho BKVKVK cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức AG-B1 nhƣng không khác biệt so với nghiệm thức AG-B17.

Đến thời điểm 5 NSKC, hai chủng vi khuẩn AG-B4 và AG-B27 cho BKVKVK lần lƣợt là 3,4 mm và 3,6 mm, cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG-B1 (2,6 mm) và AG-B17 (2,6 mm).

Bốn chủng vi khuẩn cho BKVKVK không khác biệt ý nghĩa vào thời điểm 6 NSKC và đạt lần lƣợt là 2,4 mm; 2,8mm; 2,2 mm và 2,8 mm.

Bảng 3.3: Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG- B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp.

Nghiệm

thức Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm)

2 NSKC 3 NSKC 4 NSKC 5 NSKC 6 NSKC AG-B1 4,2 b 3,8 b 3,0 c 2,6 b 2,4 a AG-B4 5,2 a 4,6 a 4,2 a 3,4 a 2,8 a AG-B17 5,0 a 4,4 ab 3,4 bc 2,6 b 2,2 a AG-B27 5,0 a 4,4 ab 3,6 b 3,6 a 2,8 a Đối chứng 0,0 c 0,0 c 0,0 d 0,0 c 0,0 b Mức ý nghĩa * * * * * CV (%) 13,6 13,6 14,1 20,1 20,8

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có các ký tự giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Kết quả đánh giá hiệu suất đối kháng của bốn chủng vi khuẩn AG-B1, AG- B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp. đƣợc trình bày ở Bảng 3.4, cho thấy các nghiệm thức vi khuẩn đối kháng đều cho hiệu suất đối kháng khác biệt ý

nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua tất cả các thời điểm khảo sát. Qua đó cho thấy:

Thời điểm 2 NSKC, hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 HSĐK cao nhất, không khác biệt nhau, đạt lần lƣợt là 42,2% và 42,8%, cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG-B17 (35,3%) và AG-B27 (36,8%). Thời điểm này cả bốn chủng vi khuẩn đều cho HSĐK ở mức yếu (thấp hơn 50%) theo thang đánh giá của Soytong (1988).

Bốn chủng vi khuẩn cho HSĐK có khác biệt so với đối chứng nhƣng không khác biệt ý nghĩa với nhau, đạt lần lƣợt là 45,5%; 48,2%; 44,0%; 43,7% và vẫn ở mức đối kháng yếu theo thang đánh giá của Soytong (1988) vào thời điểm 3 NSKC. Đến thời điểm 4 NSKC, ba chủng vi khuẩn AG-B4, AG-B17 và AG-B27 cho HSĐK không khác biệt nhau , đạt lần lƣợt là 49,5%; 49,5% và 50,1%; nhƣng thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với chủng vi khuẩn AG-B1 (55,0%). Theo thang đánh giá của Soytong (1988), có hai chủng vi khuẩn là AG-B1 và AG-B27 cho HSĐK đạt mức trung bình (50-60%), hai chủng vi khuẩn AG-B4 và AG-B17 hiệu suất đối kháng vẫn ở mức yếu (thấp hơn 50%).

Tƣơng tự, thời điểm 5 NSKC (Hình 3.10 A và C) chủng vi khuẩn AG-B1 cho HSĐK cao nhất, đạt 58,2% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với ba chủng vi khuẩn còn lại AG-B4 (53,5%), AG-B17 (51,7%) và AG-B27 (51,5%). Thời điểm này cả bốn chủng vi khuẩn đều cho HSĐK đạt mức đối kháng trung bình (50-60%) theo thang đánh giá của Soytong (1988).

Đến thời điểm 6 NSKC (Hình 3.10 B và D), chủng vi khuẩn AG-B27 cho HSĐK đạt 54,7% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với hai chủng vi khuẩn AG-B1 (60,2%) và AG-B4 (59,6%), nhƣng không khác biệt so với chủng vi khuẩn AG-B17 (56,5%). Chủng vi khuẩn AG-B1 cho HSĐK ở mức đối kháng cao (lớn hơn 60%); trong khi đó, ba chủng vi khuẩn còn lại là AG-B4, AG-B17 và AG-B27 vẫn cho HSĐK ở mức trung bình (50-60%) theo thang đánh giá của Soytong (1988).

Bảng 3.4: Hiệu suất đối kháng (%) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp.

Nghiệm thức

Hiệu suất đối kháng (%)

2 NSKC 3 NSKC 4 NSKC 5 NSKC 6 NSKC AG-B1 42,2 a 45,5 a 55,0 a 58,2 a 60,2 a AG-B4 42,8 a 48,2 a 49,5 b 53,5 b 59,6 a AG-B17 35,3 b 44,0 a 49,5 b 51,7 b 56,5 ab AG-B27 36,8 b 43,7 a 50,1 b 51,5 b 54,7 b Đối chứng 0,0 c 0,0 b 0,0 c 0,0 c 0,0 c

Mức ý nghĩa

* * * * *

CV (%) 7,4 11,6 7,4 6,0 6,2

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có các ký tự giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Qua kết quả khảo sát BKVKVK và HSĐK cho thấy 4 chủng vi khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng đối với nấm Sclerotium sp. Chủng vi khuẩn AG-B4 cho BKVKVK cao và HSĐK đạt ở mức trung bình vào 5 NSKC. Hai chủng vi khuẩn AG-B17 và AG-B27 cho BKVKVK ít khác biệt nhau nhƣng chủng AG-B27 cho HSĐK ở mức trung bình vào 4 NSKC, còn AG-B17 đạt mức trung bình vào 5 NSKC. Chủng vi khuẩn AG-B1 cho BKVKVK thấp qua các thời điểm nhƣng có HSĐK đạt mức trung bình vào 4 NSKC và đạt mức cao vào 6 NSKC.

Hình 3.10: Khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn đối với Sclerotium sp.

(A): Khả năng đối kháng của AG-B1 và AG-B4 vào 5 NSKC

A B

C D

AG-B1

AG-B17

AG-B4 AG-B4 AG-B1

AG-B27 AG-B27 AG-B17

ĐC

ĐC ĐC

Nhƣ vậy, qua kết quả đánh giá hiệu suất đối kháng và bán kính vô khuẩn cho thấy cả bốn chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đều có khả năng đối kháng với hai chủng nấm gây bệnh trên cây rau diếp cá là Sclerotium sp. và

Choanephora sp. ở các mức độ đối kháng khác nhau.

Kết quả này tƣơng đối phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Văn Sang (2014) về khả năng đối kháng của vi khuẩn vùng rễ đối với một số loài nấm gây hại trên hạt lúa, cho thấy ba chủng vi khuẩn AG-B4, AG-B17 và AG-B27 cho hiệu quả đối kháng tốt với hiệu suất đối kháng trung bình dao động từ 48,0 – 52,8% đối với nấm

Curvularia lunata và 47,2 – 51,0% đối với nấm Pinatubo oryzae.

Điều này cho thấy chi vi khuẩn Bacillus có tiềm lực tốt trong việc ức chế nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có các nấm bệnh gây hại trên rau diếp cá.

Nhìn chung, các chủng vi khuẩn cho hiệu suất đối kháng theo xu hƣớng tăng dần trong khi bán kính vô khuẩn giảm dần qua các thời điểm khảo sát. Điều này có thể là do các chủng vi khuẩn phát triển và nhân mật số nhanh trong môi trƣờng nuôi cấy; vì thế có khả năng cạnh tranh không gian sống và dinh dƣỡng với nấm gây bệnh khi chúng phát triển trong cùng điều kiện môi trƣờng. Đồng thời, đối với trƣờng hợp thí nghiệm đối kháng với nấm Choanephora sp. do đặt vi khuẩn trƣớc 24 giờ so với thời điểm đặt nấm nên vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển hơn so với nấm gây bệnh.

Xét về mức độ đối kháng cho thấy, vào thời điểm đầu khảo sát bốn chủng vi khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng yếu đối với cả hai chủng nấm Sclerotium sp. và Choanephora sp.; đạt mức đối kháng trung bình vào thời điểm 4 NSKC đối với nấm Sclerotium sp. và 18 GSKC đối với nấm Choanephora sp.; đạt mức đối kháng cao vào thời điểm khảo sát cuối.

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Quá trình định danh tác nhân gây bệnh đã xác định đƣợc hai loại nấm gây bệnh trên rau diếp cá là Choanephora sp. và Sclerotium sp.

Bốn chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đều thể hiện khả năng đối kháng với hai dòng nấm Choanephora sp. và Sclerotium sp. gây hại trên rau diếp cá. Đối với nấm Choanephora sp., chủng vi khuẩn AG-B17 cho mức đối kháng rất cao, kế đến là chủng vi khuẩn AG-B27 cho mức đối kháng cao, thấp nhất là hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 cho mức đối kháng trung bình. Đối với nấm Sclerotium sp., chủng vi khuẩn AG-B1 cho mức đối kháng cao, ba chủng vi khuẩn còn lại là AG-B4, AG-B17 và AG-B27 cho mức đối kháng trung bình.

4.2. ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục xác định loài của nấm Choanephora sp. và nấm Sclerotium sp. gây hại trên rau diếp cá.

Tiếp tục đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn AG-B1, AG- B4, AG-B17 và AG-B27 đối với hai dòng nấm Choanephora sp. và Sclerotium sp. trên rau diếp cá trong điều kiện nhà lƣới để làm cơ sở thực nghiệm cho áp dụng phòng trị bệnh ngoài đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần Tiếng Việt

Đƣờng Hồng Dật. 2003. Kỹ thuật trồng rau ăn lá rau ăn hoa và rau gia vị. Nhà xuất lao động và xã hội.

Dƣơng Văn Điệu. 1989. Sƣu tập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm

Rhizoctonia solani. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Thƣ viện khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Lê Thị Thùy. 2013. Giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên củ cà rốt (Daucus carota L.). Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hồng Đào. 2011. Bƣớc đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bệnh thán thƣ trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra bằng vi khuẩn vùng rễ nhóm Bacillus spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Nga. 2003. Khảo sát đặc tính sinh học, khả năng đối kháng của vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn và tìm môi trƣờng nhân nuôi vi khuẩn này. Luận án Thạc sĩ khoa học Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.

Phạm Thị Hoàng Lan. 2009. Đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm gây bệnh héo dây trên dƣa hấu (Fusarium oxysporum f,sp. nivenum) và nghiên cứu biện pháp phòng trị sinh học bằng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (houttuynia cordata thunb) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)