XÁC ĐỊNH NẤM SCLEROTIUM SP

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (houttuynia cordata thunb) (Trang 35)

3.2.1. Triệu chứng bệnh ngoài đồng

Nấm gây bệnh cả trên thân và lá, tạo nhiều tơ nấm màu trắng bao quanh rất dễ qua sát trong buổi sáng sớm (Hình 3.5 A). Nấm tấn công từ thân lên lá, ban đầu mô bệnh nhũn nƣớc làm thân bị thối và lá rất dễ rách, sau đó vết bệnh khô lại chuyển sang màu nâu, có sự xuất hiện của nhiều hạch nấm (Hình 3.5 B).

3.2.2. Đặc điểm nấm

Nấm đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng PDA bằng hạch nấm hoặc sợi nấm ở nhiệt độ phòng, quan sát dƣới kính hiển vi cho thấy sợi nấm không màu, phân nhánh, có vách ngăn, có các mấu liên kết tại vị trí vách ngăn (Hình 3.6), đƣờng kính sợi nấm từ 7,5 – 12,5 µm, trung bình 10,3 µm.

A

Hình 3.5: Triệu chứng bệnh do nấm Sclerotium sp. trong điều kiện ngoài đồng (A): Triệu chứng trên thân, có nhiều tơ nấm

(B): Cây chết hoàn toàn và có sự xuất hiện của nhiều hạch nấm

Quan sát 3 NSKC nấm phát triển rất nhanh, mạnh và dày. Tản nấm hình tròn, chia ra làm hai phần, phần phía ngoài sợi nấm mọc nhô lên và dày, phần phía trong gần hạch nấm hoặc tại vị trí cấy thì mọc thƣa và sát môi trƣờng (Hình 3.7 A và B). Đến thời điểm 4 NSKC nấm phát triển chạm đến mép đĩa và có khả năng mọc lên thành đĩa. Nấm tạo hạch vào thời điểm 18 NSKC (Hình 3.7 C). Hạch nấm có dạng hình cầu, bề mặt trơn láng, rắn chắc, ban đầu hạch nấm có màu trắng sau chuyển sang màu vàng và cuối cùng là màu nâu đỏ (Hình 3.7 D). Kích thƣớc đƣờng kính hạch nấm 1,18 – 1,40 x 1,23 – 1,55 mm, trung bình 1,31 x 1,41 mm.

So sánh các đặc điểm mô tả trên với tài liệu của Barnett và Hunter (1998), Watanabe (2002), Agrios (2005) và Lê Thị Thùy (2013) thì đây là nấm Sclerotium

sp.

A B

3.2.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo

Thời điểm 2 NSKLB, hạch nấm bắt đầu nảy mầm, vết bệnh xuất hiện trên thân và có nhiều tơ nấm màu trắng (Hình 3.8 A).

Thời điểm 4 NSKLB, vết bệnh xuất hiện cả trên thân và lá của cây (Hình 3.8 B). Giữa mô bệnh và mô khỏe trên lá có đƣờng viền rõ ràng, ban đầu lá bị bệnh có màu vàng chuyển sang màu nâu khi bệnh phát triển nặng.

Thời điểm 8 NSKLB, có nhiều tơ nấm xuất hiện cả trên thân và lá, làm lá và thân bị thối (Hình 3.8 C).

Thời điểm 12 NSKLB, thân và lá cây bệnh bị thối hoàn toàn với sự xuất hiện của nhiều hạch nấm (Hình 3.8 D).

Hình 3.8: Triệu chứng bệnh do nấm Sclerotium sp. sau khi lây bệnh nhân tạo

A B

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (houttuynia cordata thunb) (Trang 35)