TẠI VIỆT NAM
Hiện nay tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về LXMKDH đã có rất nhiều. Các tác giả chủ yếu tập trung mô tả triệu chứng bệnh, dịch tễ, các
nghiên cứu này đều cho thấy rằng ở nước ta, LXMKDH là một bệnh thường gặp
nhất trong số các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tuỷ ác tính. Theo tác giả Bạch
Quốc Tuyên, từ năm 1982 - 1986 đã gặp 77 bệnh nhân LXMKDH trong số 187
bệnh nhân LXM tại bệnh viện Bạch mai. Trần Văn Bé thấy rằng LXMKDH
chiếm tỷ lệ 5,73% trong tổng số các bệnh máu và 82,63% trong các bệnh thuộc
hội chứng tăng sinh tuỷ ác tính [30]. Theo tác giả Lê Quế và Nguyễn Anh Trí,
LXMKDH chiếm tỷ lệ 9,84% các bệnh hệ tạo máu [31]. Theo Nguyễn Thị Minh
An, LXMKDH chiếm tỷ lệ 23,91% trong các bệnh LXM và 5,36% các bệnh hệ
tạo máu [1]. Theo Trần Thị Minh Hương, LXMKDH chiếm 71,4% trong các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tuỷ ác tính [32].
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của LXMKDH giai đoạn mạn cũng được mô tả trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Nguyễn Thị Minh An (1990) đã tổng kết các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cho thấy các triệu chứng điển hình là lách to, gan to, thiếu máu, tắc mạch [33]. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
mô tả chi tiết biểu hiện tắc tĩnh mạch dương vật trên 2 bệnh nhân LXMKDH giai đoạn mạn tính [34]. Theo Phạm Quang Vinh, khoảng 90-98% bệnh nhân LXMKDH có NST Ph1 dương tính [35], [36]. Đa số BN có gen BCR/ABL, trong đó đột biến hay gặp là kiểu b3a2 [35], [37]. Theo Nguyễn Hà Thanh, có 92,5% bệnh nhân có NST Ph1 dương tính. Sau điều trị bằng Hydroxyurea đơn
thuần không có sự thay đổi sự có mặt NST Ph1 [38], [39], [40].
Việc sử dụng thuốc điều trị nhắm đích phân tử đã được áp dụng tại Việt
Nam trong những năm gần đây. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2010) trên 146 bệnh nhân LXMKDH giai đoạn mạn có NST Ph dương tính sử dụng
Imatinib cho kết quả sau 48 tháng đáp ứng hoàn toàn huyết học là 96%, đáp ứng
Quang Hưng theo dõi đáp ứng điều trị trên 40 BN LXMKDH giai đoạn mạn
tính tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương. Kết quả điều trị cho thấy đáp ứng huyết học hoàn toàn sau 3 tháng là 97,5%, đáp ứng tế bào di truyền
sau 6 tháng có 10% lui bệnh hoàn toàn, 75% lui bệnh một phần, 15% lui bệnh
ít. Sau 12 tháng có 50% lui bệnh hoàn toàn, 40% lui bệnh một phần, 10% lui
bệnh ít. Sau 18 tháng có 55% lui bệnh hoàn toàn, 35% lui bệnh một phần,
10% lui bệnh ít [42]. Nguyễn Thị Thảo nghiên cứu mức độ lui bệnh và phát hiện bệnh tồn dư tối thiểu ở 109 BN LXMKDH được điều trị bằng imatinib
cho thấy 100% lui bệnh huyết học hoàn toàn, 64,2% đạt lui bệnh hoàn toàn về di truyền tế bào và 46,8% LBHT về sinh học phân tử [43]. Năm 2014,
Cồ Nguyễn Phương Dung đánh giá đáp ứng điều trị thuốc imatinib mesylat trên 118 BN LXMKDH sau 5 năm thấy 100% đáp ứng huyết học hoàn
toàn, 85,7% đáp ứng hoàn toàn về di truyền tế bào và 57,1 % đáp ứng hoàn toàn về sinh học phân tử [44]. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số tác
dụng phụ hay gặp khi điều trị bằng imatinib [45].
Chuyển biến thành LXM cấp là một quy luật tất yếu của LXMKDH, là
giai đoạn rất khó khăn trong điều trị. Nghiên cứu về vấn đề chuyển thành LXM cấp chuyển từ LXMKDH tại Việt Nam hiện nay còn rất ít hoặc nghiên cứu từ rất lâu. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu điều trị và hiệu quả điều trị về giai đoạn này. Nguyễn Anh Trí theo dõi 13 bệnh nhân LXMKDH
(từ 1985-1992) thấy có 8 bệnh nhân chuyển thành LXM cấp (61,54%), trong đó thể M1 là 6 bệnh nhân và thể M2 là 2 bệnh nhân [46]. Nguyễn Thị Minh
An nghiên cứu 41 bệnh nhân giai đoạn LXM cấp thấy 39 bệnh nhân LXM cấp
dòng tuỷ và 2 bệnh nhân dòng lympho [26]. Nguyễn Hà Thanh nghiên cứu 34 bệnh nhân và kết luận rằng đa số bệnh nhân chuyển cấp dòng tuỷ (86,7%),
một tỷ lệ ít chuyển cấp dòng lympho (13,3%) [40]. Nguyễn Thị Mỹ Hòa theo dõi 14 BN LXMKDH giai đoạn tăng tốc tại bệnh viện Truyền máu Huyết học
thành phố Hồ Chí Minh được điều trị bằng imatinib đạt kết quả đáp ứng hoàn toàn huyết học 57%, đáp ứng hoàn toàn di truyền tế bào là 7% [47].
Hiện nay, việc sử dụng đa hóa trị liệu phối hợp thuốc điều trị nhắm đích chưa được sử dụng rộng rãi do giá thành quá cao và hiệu quả chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy, đa hóa trị liệu vẫn là phác đồ được
sử dụng rộng rãi.