Các phương pháp ghép tủy trong LXMKDH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, phân loại và kết quả điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt (Trang 40)

1.9.2.1. Ghép tuỷ đồng loại

Trước khi phát hiện ra các thuốc điều trị nhắm đích trong LXMKDH,

ghép tủy đồng loại vẫn được coi là phương pháp duy nhất có khả năng giúp điều trị khỏi bệnh LXMKDH. Ghép tuỷ đồng loại là phương pháp điều trị đặc

hiệu đầu tiên đối với bệnh LXMKDH dựa trên các hiểu biết về cơ chế bệnh

sinh của bệnh. Trong ghép tuỷ đồng loại, người ta sử dụng hoá chất liều cao

được ghép tuỷ của người cho phù hợp HLA. Ghép tuỷ đồng loại trong giai đoạn mạn tính có thể giúp đạt tỷ lệ sống thêm không tái phát trên năm năm đối với 50 – 80% BN, dài hơn so với phương pháp hoá trị liệu kinh điển. Tỷ

lệ tái phát trên các BN ghép tuỷ trong giai đoạn mạn tính 10 đến 20 %. Theo đa số tác giả, ghép tuỷ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi bệnh

chuyển sang giai đoạn cấp tính, ghép tuỷ sẽ gặp khó khăn hơn và tỷ lệ thất bại cao hơn [28], [29].

Chỉ định ghép tủy đồng loại trong LXMKDH

Những năm 1980 và 1990, ghép tế bào gốc được coi là cơ hội duy nhất để điều trị khỏi bệnh LXMKDH. Tuy nhiên hiện nay chỉ định này không còn rộng rãi như trước nhờ sự ra đời của các thuốc điều trị mới. Ghép tủy đồng

loại có thể được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân LXMKDH đủ điều kiện. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân thường rất kém nếu tiến hành ghép tủy ở giai đoạn tăng tốc hoặc chuyển cấp [28], [29].

Lựa chọn người cho trong ghép tủy đồng loại

Trên thực tế chỉ có 10 -15% bệnh nhân LXMKDH có người cho là anh em phù hợp HLA. Tình trạng thiếu người cho dẫn tới việc cân nhắc khả năng

lựa chọn người cho không phù hợp hoàn toàn về HLA. Nhiều nghiên cứu cho

thấy nếu người cho và bệnh nhân không hòa hợp về antigen hệ HLA (-A hoặc

–B hoặc –DR) thì kết quả ghép tủy không chênh lệch nhiều so với ghép phù hợp HLA hoàn toàn. Tuy nhiên nếu mức độ không hòa hợp HLA từ 2 antigen

trở lên thì tiên lượng bệnh nhân ghép tủy xấu đi rõ rệt.

1.9.2.2. Ghép tủy tự thân trong LXMKDH

Ghép tủy đồng loại cho kết quả tốt và có thể chữa khỏi thêm một số

già và không có người cho phù hợp HLA. Các nghiên cứu về tế bào di truyền

và sinh học phân tử cho thấy trong tủy xương và máu ngoại vi của các bệnh

nhân LXMKDH vẫn còn các tế bào tạo máu bình thường (NST Ph1 âm tính

hoặc gen bcr-abl âm tính). Phát hiện này đặt ra khả năng ghép tủy hoặc tế bào gốc máu ngoại vi tự thân trong điều trị LXMKDH.

Các mục đích để tiến hành ghép tủy tự thân bao gồm: làm giảm số lượng tế bào ác tính do đó có thể trì hoãn sự chuyển cấp, diệt tủy đầy đủ sẽ

giảm đáng kể tế bào ác tính còn sót lại, tự ghép có thể phục hồi sự tạo máu

với tế bào Ph1 âm tính trong giai đoạn mạn tính sau hóa trị liệu liều cao hoặc

interferon – α.

Tế bào gốc tạo máu bình thường được thu hoạch từ tủy xương hoặc

máu ngoại vi trong giai đoạn mạn tính và sau đó truyền cho bệnh nhân. Kết

quả bước đầu cho thấy ghép tự thân phối hợp với hóa trị liệu có thể kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân lâu hơn hóa trị liệu đơn thuần [28], [29].

1.9.2.3. Ghép tế bào gốc máu cuống rốn

Ghép tế bào máu cuống rốn có thuận lợi như hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành nên đòi hỏi về phù hợp HLA ít hơn, nguồn tế bào tương đối có

sẵn trong ngân hàng nên rút ngắn thời gian tìm kiếm. Khó khăn của phương

pháp này là số lượng tế bào nguồn thấp có thể gây thất bại [28], [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, phân loại và kết quả điều trị tấn công lơxêmi cấp chuyển từ lơxêmi kinh dòng hạt (Trang 40)