Phương pháp phân tích tướng trầm tích

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 50)

a. Phương pháp phân tích tướng trầm tích

Phân tích tướng là một hệ phương pháp tổng hợp nhất của khoa học trầm tích luận. Trên cơ sở nghiên cứu thạch học, khoáng vật, các tham số trầm tích định lượng như: So, Md, Ro, Sf, Sk và các chỉ tiêu địa hoá môi trường như pH, Eh, Kt, Fe2+S/Chc và các dạng cấu tạo trầm tích cho phép luận giải điều kiện lắng đọng trầm tích trong một thời điểm của lịch sử tiến hoá địa chất nhất định.

43

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP CHÂU THỔ NGẦM SÔNG HẬU TRONG PLEISTOCEN MUỘN - HOLOCEN

Nghiên cứu đặc điểm địa tầng phân tập Pleistocen muộn - Holocen khu vực châu thổ ngầm sông Hậu trên cơ sở minh giải các tài liệu địa chấn nông phân giải cao và phân tích các mặt cắt lỗ khoan có ý nghĩa rất quan trọng đó là góp phần khôi phục lịch sử tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông Hậu trong mối tương tác giữa tốc độ cung cấp trầm tích với dao động mực nước biển tương đối nhằm định hướng cho công tác quy hoạch lãnh thổ trong bối cảnh dâng cao mực nước biển toàn cầu.

Dựa trên nguồn tài liệu thu thập từ các nghiên cứu trước đây và các số liệu thực địa của Đề tài KC09-13/11-15 do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện, luận văn đã tiến hành phân tích 03 tuyến địa chấn nông phân giải cao tiêu biểu (01 tuyến thuộc địa phận tỉnh Trà Vinh (T4) và 02 tuyến thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng (T5, T6)) để làm rõ đặc điểm địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập khu vực châu thổ ngầm sông Hậu trong Pleistocen muộn - Holocen (hình 3.1). Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu của 05 lỗ khoan bãi triều (trong đó có 02 lỗ khoan được thực hiện trong Đề tài KC09 [3] và 03 lỗ khoan được thực hiện trong dự án Sóc Trăng [5]) để liên kết, đối sánh với các tài liệu địa chấn nông phân giải cao phục vụ việc xác định ranh giới trầm tích giữa các tập trong vùng nghiên cứu.

Trên cơ sở đặc điểm các trường sóng địa chấn và các tài liệu khoan đối sánh, luận văn đã phân định được bốn bề mặt ranh giới và bốn tập địa chấn trong Pleistocen muộn - Holocen làm cơ sở để xác định tập (sequence) cuối cùng trong Đệ tứ gồm ba miền hệ thống trầm tích. Sự phân chia này tương đối phù hợp với các công bố quốc tế ở vùng biển lân cận cũng như các các châu thổ ngầm khác trên thế giới.

44

Hình 3. 1. Vị trí các lỗ khoan và tuyến địa chấn nông phân giải cao trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)